Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho bổn Đạo Mới - Bài số: 064

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ:   064

 ĐỀ TÀI :   TÌM GẶP CHÚA ĐỂ ĐƯỢC BAN ƠN CỨU ĐỘ.

          Thứ sáu , ngày 01 / NOV / 2019

I. GIÁO LÝ HÔN NHÂN:
 
ĐỀ TÀI:   GIÁO DỤC CON CÁI  / (PHẦN II).
 
1. Bổn phận của bậc cha mẹ có đạo là gì ? Ngoài lãnh vực giáo dục nhân bản để giúp cho con cái nên người, Cha mẹ còn phải lo cho con cái có được một nền giáo dục công giáo / nghĩa là ngay từ còn bé cha mẹ phải lo dạy con cho biết cách mến Chúa, yêu người/ biết tuân giữ 10 giới răn, biết tham dự các lễ nghi đạo đức, biết siêng năng lãnh nhận các bí tích. Nhờ đó con cái sau này sẽ trở nên một Kitô hữu đích thực, nghĩa là một người có Đức Kitô trong cuộc sống, nghĩa là phải có đức tin và sống đức tin.
2. Công đồng Vaticano II nói gì về lãnh vực này?  Cha mẹ phải chăm lo chu toàn bổn phận giáo dục đức tin cho con cái, nhất là ở lãnh vực tôn giáo. Cha mẹ phải lo cho những người con đã được rửa tội, hiểu rõ sâu xa về mầu nhiệm cứu rỗi, giúp con cái hiểu rõ hơn về hồng ân đức tin, biết cách tôn thờ Chúa trong tinh thần và chân lý, biết sống đạo cách công bình và thánh thiện . Nhờ đó con cái sẽ đạt được sự toàn thiện góp phần làm cho nhiệm thể Chúa Kyto luôn được tăng trưởng.
3. Vấn đề giáo lý, cha mẹ nên quan tâm thế nào? Khi con mình đến tuổi phải học giáo lý, cha mẹ phải tìm hiểu hệ thống giáo lý trong giáo xứ. Nếu cần cha mẹ cũng nên tham gia giảng dạy theo một cách nào đó. Bởi vì trách nhiệm của cha mẹ là phải nâng cao nhận thức về giáo lý của mình, và phải tự mình trang bị khả năng đào tạo đức tin cho con cái / chúng ta thường có thói quen phó thác hoàn toàn các con của mình cho các anh chị giáo lý viên.
4. Các thành phần giáo lý viên phải như thế nào? Lẽ dương nhiên những anh chị em giáo lý viên đa số là độc thân, nhờ thế họ mới rảnh việc để lo cho con em mình / nhưng cũng có chút bất cập, bởi lẽ các giáo lý viên độc thân đa số là còn rất trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm sống / tốt hơn hết phải là những người đã lập gia đình, có chút kinh nghiệm để truyền đạt, để diễn giải, nhờ đó các em nhỏ sẽ dễ hiểu giáo lý hơn. Vì thế giáo hội rất ước mong các đôi bạn trẻ đã lập gia đình, sẽ quảng đại hơn trong công tác giáo dục đức tin cho các em nhỏ.
5. Bổn phận cha mẹ phải như thế nào trong lãnh vực giáo dục đức tin cho con em mình? Cha mẹ phải nhất trí trong đường lối và phương pháp giáo dục cho con cái / tìm hiểu tính tình, năng khiếu của mỗi đứa, rồi tìm ra phương pháp thích hợp để giúp chúng hiểu biết hơn về Chúa / muốn được như vậy thì cha mẹ phải hòa hợp, phải đồng lòng, cùng nhau bàn định và nhất là phải hết sức ân cần trong việc giáo dục chúng. Ngoài ra họ cần phải biết cộng tác với các thầy, các sơ, các anh chị giáo lý viên.
6. Tại sao cha mẹ phải làm gương sáng? Kể từ lễ thành hôn, cha mẹ chỉ có thời gian khoảng hơn một năm để trở thành thầy cô giáo dạy cho con mình. Vì vậy họ phải cương quyết sống gương mẫu để lấy kinh nghiệm hầu truyền đạt điều tốt nhất cho con cái. Nếu cha mẹ sống thăng tiến, có nhân cách tốt, một tinh thần đạo đức lành mạnh và các khả năng khác, lúc đó con cái sẽ an tâm noi theo / cha nào con nấy là như vậy.
 
7. Con cái thường gặp những nguy hiểm nào? Con cái khi còn nhỏ, trí óc chưa khôn, như mảnh đất tốt, thứ gì rơi vào đó cũng mọc lên. Con mình cũng vậy, đầu óc chúng ngây thơ, chưa biết phân biệt phải trái, tốt xấu. Cho nên chúng chỉ bắt chước những điều chúng thấy hằng ngày / người lớn làm thế nào, nói thế nào, chúng sẽ rập khuôn y như vậy. Vì thế cha mẹ làm gương sáng cho con cái là điều tối cần. Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo là như vậy. Cho nên cha mẹ thánh thiện thì con cái cũng dễ dàng nên thánh.
8. Bầu khí gia đình phải thế nào? Chúng ta cần tạo một bầu khí gia đình lành mạnh, cởi mở, thân thiện, hòa thuận, lạc quan và hết sức tín nhiệm nhau. Công đồng Vaticanô II dạy rằng: Cha mẹ cần tạo một bầu khí thắm nhuần tình yêu và lòng thành kính đối với Thiên Chúa và tha nhân để giúp cho con cái cách giao tiếp trong xã hội trở nên dễ dàng hơn. Do đó gia đình phải là trường học đầu tiên dạy đức tính xã hội và những điều cần thiết cho mọi người trong các đoàn thể.**
9. Hội đồng giám mục Việt Nam 1980 đã dạy thế nào? Gia đình công giáo phải trở nên một trường học đức tin, dạy môn cầu nguyện, dạy cách sống bác ái yêu thương, rèn luyện tinh thần tông đồ để sau này trở thành những chứng nhân cho Chúa.
10. Trách nhiệm của cha mẹ với con cái ra sao? Giữa các thế hệ trong gia đình đều có những khoản cách, cha mẹ không tìm hiểu con cái thì việc giáo dục chúng sẽ không đạt được kết quả / còn gây thêm sự hiểu lầm, bực bội, oán trách. Cha mẹ với con cái luôn có một bức tường chắn ngang vì già trẻ có sự khác biệt. Từ đó nó mới phát sinh di biệt, rồi sinh ra những bất đồng.
11. Muốn giáo dục hữu hiệu, cha mẹ phải thế nào? Giáo dục là hướng dẫn, uốn nắn cho con mình sống tốt đẹp hơn. Cho nên cha mẹ cần tìm hiểu con cái, phải biết rõ nó nghĩ gì, muốn gì, nói gì và thích làm gì / có như thế việc giáo dục mới mang lại kết quả tốt / những điều tốt nơi con cái, ta phải biết duy trì, cổ võ để giúp nó phát triển liên tục / cái gì xấu nên tế nhị, nhắc bảo, sửa sai bằng thứ tình cảm chân thực đầy yêu thương / muốn dạy chúng ,ta cần cảm thông, xích lại gần và cố gắng lấp đầy những hố ngăn cách trong gia đình, ngoài xã hội / Đừng cố tạo nên những mối bất bình sâu xa giữa cha mẹ với con cái.
12. Tại sao giáo dục cần phải kiên nhẫn? Uốn cây, phải kiên nhẫn, phải từ từ kẻo nó gãy / ta phải hiểu câu: Dục tốc bất đạt, vội vã thì khó thành / con trẻ ham chơi nên rất mau quên, ta cần nhắc lại để lời khuyên thấm dần vào óc chúng. Việc dạy con, ta đừng thất vọng, nản chí / Vì đây là thiên chức, cũng là ơn gọi cao cả mà Thiên Chúa dành cho chúng ta, cho những ai đang làm cha làm mẹ.
13. Điều cần nhất trong việc giáo dục là gì? Chúng ta là những người đang làm việc cho Chúa, ta đang cộng tác với Chúa để vun trồng sự sống. Chúng ta có bổn phận trong việc truyền sinh và giáo dục. Bí tích hôn phối là giúp cho hai vợ chồng sống thánh, đón nhận con cái và giáo dục chúng theo thánh ý Chúa. Vì thế nếu muốn dạy con cho thật tốt, ta cần chạy đến với Chúa, đến để xin ơn soi sáng, hướng dẫn cách thức dạy dỗ, luôn cầu nguyện cho chúng, nhất là trong gian đoạn phát triển khó khăn của chúng / Chúa Giêsu luôn mời gọi: Hãy học cùng Ta …., Ngài sẽ ban Thánh Thần để hướng dẫn ta, để ta học được sự hiền lành khiêm nhường cần có cho việc giáo dục con cái .**R
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN (31) XXXI  TN / C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 19, 1-10
Con Người đến để tìm và cứu những gì đã hư mất.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
 
1 Sau khi vào Giê-ri-khô, Đức Giê-su đi ngang qua thành phố ấy. 2 Ở đó có một người tên là Da-kêu; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có. 3 Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giê-su là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. 4 Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giê-su, vì Người sắp đi qua đó. 5 Khi Đức Giê-su tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: "Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông! " 6 Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. 7 Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: "Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ! " 8 Ông Da-kêu đứng đó thưa với Chúa rằng: "Thưa Ngài, tôi xin lấy phân nửa tài sản của tôi mà cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn." 9 Đức Giê-su mới nói về ông ta rằng: "Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. 10 Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất."
 
 Đó là lời Chúa.
 
 
ĐỀ TÀI:   TÌM GẶP CHÚA ĐỂ ĐƯỢC BAN ƠN CỨU ĐỘ.
 
1. Đại ý của bài Tin Mừng hôm nay là gì? Ông Giakêu, thủ lãnh của nhóm, người thu thuế ở Giêrikho / do thành tâm tìm kiếm nên ông đã gặp được Đức Giêsu, nhờ gặp được Chúa nên ông đã được ban ơn hoán cải. Điều nầy minh chứng rằng: Chúa Giêsu là đấng Thiên sai với sứ mệnh: Tìm và cứu chữa những gì đã hư mất. Chúa Giêsu đã ưu ái đến trọ nhà ông. Điều này thể hiện tình thương của Chúa đối với ông, khiến ông quyết tâm hoán cải / sau đó ông đã thể hiện lòng sám hối của mình bằng việc đền bù thiệt hại cho những ai mà ông đã lỡ gây ra trước đây.
2. Giêrikho là địa danh nào? Là thành phố cuối cùng trước khi bước vào lãnh địa Giêrusalem, nơi đây có nhiều tư tế, các thầy Lêvi cũng như có nhiều quan chức lưu trú / thành nầy cách Giêrusalem 37 km / nơi đây Chúa Giêsu đã gặp 2 người, một người là anh mù và hôm nay là ông Giakêu, cả hai đều được Thiên Chúa ban ơn cứu chữa, nhờ sự trung gian giúp đỡ của Đức Giêsu.
3. Giakêu là người như thế nào? Nền hành chánh của Roma có nhiều loại thuế : Thuế thổ trạch, thuế động sản, thuế gián thu, thuế nhập cảng muối / các quan chức thuế thường được giao cho nhiệm vụ thu khoán thuế / vì thế họ thường có mặt tại trạm thuế ở Giêrikho. Vì nghề nghiệp này nên họ phải thường xuyên tiếp xúc với mọi hạng người, kể cả người ngoại giáo, nên họ bị cho là hạng người ô uế. Mức thuế mà họ thu là mức thuế khoán, muốn thu bao nhiêu tùy thích, nên họ thường bị dân chúng khinh bỉ, và bị ghép chung vào với hạng người tội lỗi công khai / hạng người ngoại đạo, hạng trộm cướp. Vì thế một người Do Thái được xem là đạo đức, luôn tuân giữ lề luật thì chẳng có lý do gì để giao dịch với người thu thuế. Giakêu là thủ lãnh thu thuế, thì ông lại càng bị gạt bỏ ra bên lề của cộng đồng Do Thái , là phải rồi.
4. Vì sao Giakêu lại đi tìm Chúa? Giakêu có địa vị cao, lại giàu có, nhưng trong lòng ông vẫn thấy thiếu vắng một điều gì thật quan trọng / cho nên ông không thấy thỏa mãn, nên ông đã đi tìm Chúa. Với ước mong ở nơi con người của Đức Kitô sẽ không cho ông một cảm giác thất vọng như ông đã từng đụng phải các thái độ lãnh đạm thù nghịch, giả dối của giới lãnh đạo Do Thái.
5. Vì sao Chúa Giêsu phải trọ lại nhà ông Giakêu? Bởi vì đây chính là điều mà Giakêu đang ước ao, ta thử nghĩ xem: Gia kêu là người cực giàu, vậy lý do gì khiến ông phải vất vả để leo lên một cây sung với chủ đích nhìn cho được con người của Đức Giêsu / hành động nầy có phải chỉ dành cho những cậu bé choai choai, lêu lổng, hiếu kỳ, lại nghịch ngợm ? Hơn nữa Chúa Giê-su là Đấng Thiên Sai, Chúa đến chỉ để cứu những gì đã hư mất, lại chẳng phải là việc ghé thăm này đều nằm trong chương trình và ý muốn của Thiên Chúa hay sao ? Và đây cũng chính là sứ mạng của Chúa Giê-su .
6. Vì sao Gia-kêu mừng rỡ ? Việc Gia-kêu mừng rỡ cũng giống như niềm vui của gia dình Giacari-a , niềm vui của bà Isave và Gioan Tẩy Giả. Đây là niềm vui do chính Đấng Messia mang đến.
7. Nhà người tội lỗi ,nói lên điều gì? Luật Do Thái hay luật luân lý cấm người đạo đức vào nhà kẻ tội lỗi. Nhưng Chúa Giê-su vào nhà vì Chúa muốn cứu độ ông.
 
8. Luật đền bù tài sản do gây thiệt hại là như thế nào? Mức bồi thường mà Gia-kêu đưa ra vượt mức bồi thường mà luật đòi hỏi (Xh 21,27). Chỉ cần đền bù món tài sản đã lấy cộng với 1/5 giá trị của món đồ đó coi như khoản tiền đền bù.
9. Vì sao người thu thuế thường bị ghét bỏ? Xã hội thường gán cho các quan chức thu thuế là những người tham lam và thường đối xử không công bình. Cho nên Gia-kêu cũng bị ghét bỏ và khinh bỉ. Do đó, Gia-kêu thuộc loại phải đứng bên lề của cộng đồng / Tuy ông giàu có và ở địa vị cao, nhưng ông không được những người có thế giá trong xã hội thời đó tôn trọng /
10. Thái độ của Chúa Giê-su tỏ ra như thế nào ? Trong khi những người khác nhìn Gia-kêu bằng một cặp mắt khinh bỉ, lẫn chút khôi hài, thì Chúa Giê-su lại dành cho ông một thái độ rất người. Khi đi tới chỗ ấy, Chúa liền nhìn lên và nói với ông. Cử chỉ này cho chúng ta thấy đây không phải là một cuộc thăm viếng bình thường theo kiểu xả giao. Nhưng là một cuộc thăm viếng nhằm thực thi thánh ý Thiên Chúa / nằm trong sứ mạng của Đức Giêsu. Sứ mạng này Chúa luôn quan tâm đến những người nghèo và những kẻ tội lỗi.
11. Ông Gia-kêu đã cảm thấy thế nào ? Nỗi băn khoăn, lo lắng cộng với một chút xấu hổ đã được biến thành một niềm vui. Không chỉ là niềm vui ngoài thể lý, mà còn là niềm hạnh phúc do Chúa cứu thế mang đến. Nhờ cuộc gặp này, ông đã được giải thoát khỏi những mặc cảm tội lỗi, hoang mang. Giờ đây lòng ông được chan hòa niềm vui và hạnh phúc. Cho dù ai có thể bị mọi người chê trách nhưng Chúa Giê-su minh chứng một cách rõ ràng rằng: không ai có thể bị loại ra khỏi ơn cứu độ mà Thiên Chúa muốn ban. Chúa cũng muốn nhấn mạnh rằng: Người luôn từ chối những đánh giá khiếm khuyết của người đời về những con người bị cho là hạng tội lỗi.
12. Qua bữa tiệc tại nhà Gia-kêu, chúng ta nhận ra điều gì ? Bữa tiệc vui mừng tại nhà ông lại trở thành một nghi thức thống hối. Gia- kêu giờ đây đã hiểu rằng: Ông được kêu gọi vào sự hiệp thông với Thiên Chúa. Bởi vì Đức Giê-su đã chấp nhận tấm lòng chân thật của ông. Và ông cũng được mời gọi, ông cũng đang ước muốn được sống tốt như thế. Ông không tránh né những lỗi lầm trong dĩ vãng của ông, trái lại ông đã đón tiếp Chúa về nhà mình và khẳng định lập trường đổi mới cuộc đời tội lỗi của ông bắt đầu từ hôm nay.
13. Chúng ta thường thắc mắc điều gì ? Người ta đã hỏi Chúa: Thế thì ai có thể được cứu. Chính Chúa cũng từng nói : Người giàu có thì khó vào nước Thiên Chúa biết bao. Ông Gia-kêu giàu có, nhưng ông đã nhận được ơn cứu độ qua trung gian Đức Giê-su. Bởi vì không chỉ mừng vui khi được thấy Đức Giê-su, mà ông còn chứng tỏ lòng mừng vui khi ông thực thi ý muốn của Thiên Chúa nữa.
14. Hôm nay, Gia- kêu đã cảm nghiệm được điều gì ? Ông đã nhận ra một sự biến đổi lạ lùng trong chính con người của mình. Điều này rất phù hợp với câu tuyên bố của Đức Giê-su : Hôm nay, ơn cứu độ đã đến với nhà này, bởi người này cũng là con cháu của Abraham. Khi tuyên bố như thế, Chúa Giê-su đã chính thức bác bỏ cách nhận định sai trái của người đời : Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ. Đám đông có thái độ quá cứng rắn dẫn đến sự loại trừ. Còn Chúa Giê-su đối với Gia-kêu là một thái độ nhẫn nại, quảng đại và thấu hiểu / hoàn toàn khác với sự nhận định của đám đông. Hành động này giúp ta hiểu thêm câu nói : Ta đến chỉ để cứu kẻ có tội. Cho nên bất cứ ai lầm lạc, hoặc đang đi trong ngõ cụt, hãy tìm đến để được Chúa dẫn ra ! **R
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / KINH THÁNH EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 866
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  6
 Hôm nay:  3876
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11430141
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top