Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 10 TN A - LỄ KÍNH MÌNH MÁU CHÚA KI-TÔ / GiuseLuca

CHÚA NHẬT 10 TN A

ĐỀ TÀI: LỄ KÍNH MÌNH MÁU CHÚA KITÔ

 

Tung hô Tin Mừng:   Ga 6,51

Haleluia. Haleluia. Chúa nói: Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Ga 6, 51-58

"Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống."

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an.

51 Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do Thái rằng: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống." 52 Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?" 53 Đức Giê-su nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. 54 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, 55 vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. 56 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. 57 Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. 58 Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời."

Đó là lời Chúa.

 

 NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Người Ki-tô hữu được Chúa Giê-su ban cho mấy thứ của ăn?

2/ Chúa nuôi dưỡng đám đông bằng lời Ngài như thế nào?

3/ Tác dụng của Lời Chúa như thế nào?

4/ Lời Chúa đánh động tâm hồn ra sao?

5/ Lời nào giúp cho thánh Têrêxa nhỏ nên thánh?

6/ Giáo hội dạy người Ki-tô hữu nên làm gì?

7/ Chúa Giê-su còn nuôi sống chúng ta bằng thứ lương thực nào nữa?

8/ Những ơn ích nào từ việc rước Chúa?

9/ Hiệu quả lớn nhất từ việc rước Chúa  là gì?

10/ Làm sao bánh miến có thể trở thành  mình thánh Chúa  Ki-tô?

11/ Làm sao Chúa  có thể ẩn thân trong hình bánh?

12/ Làm sao Chúa Giê-su có thể hiện diện ở nhiều thánh lễ trên khắp thế giới?

13/ Những điều minh chứng trên đây sẽ giúp gì cho chúng ta?

14/ Chúng ta cần có thái độ nào khi đi tham dự thánh lễ?

15/ Linh hồn chúng ta phải ở trong tình trạng nào?

16/ Chúa Giêsu đã đối xử với chúng ta thế nào ?

17/ Tại sao Chúa Giêsu lại lập phép Thánh Thể ?

18/ Ý nghĩa của việc rước Chúa là gì ?

19/ Kiểu hiện diện này có gì mới lạ ?

20/ Ngoài nhà tạm, Thiên Chúa còn hiện diện ở đâu nữa ?

=>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: ĐIỀU KHÓ TIN NHƯNG CÓ THẬT

1/ Làm sao một miếng bánh nhỏ có thể trở thành mình máu Chúa Ki-Tô? Đương nhiên là được, vì khi chúng ta ăn cơm, cơ thể chúng ta có thể biến cơm thành máu thịt nuôi cơ thể chúng ta, thế thì sao Chúa Giê-su lại không biến tấm bánh nhỏ trở thành máu thịt của Chúa được ?

2/ Làm sao Đức Ki- Tô có thân mình to lớn, lại có thể ẩn mình trong tấm bánh nhỏ xíu ấy được? Trời cho con người có 2 con mắt, chúng ta nhìn trời, nhìn núi đồi và các thôn làng, thành phố/ Trời thì rộng bao la, núi thì cao lớn, hùng vĩ/ Thôn làng, phố xá thì rộng rãi, thế mà con mắt nhỏ xíu của chúng ta lại chứa đựng được hết/ Nếu con mắt của chúng ta làm được chuyện này, thì tại sao Thiên Chúa có thể làm được mọi sự, lại không thể làm cho miếng bánh nhỏ xíu chứa đựng được Đức Ki-Tô ?

3/ Làm sao cùng một lúc có thể cử hành nhiều Thánh Lễ ở nhiều nơi trên Thế giới mà mỗi Thánh Lễ lại đều có mình máu Chúa Ki-Tô được? Thiên Chúa quyền năng nên việc gì Ngài làm cũng được; Chúng ta thử làm một chứng minh cụ thể: Hãy thảy một tấm gương xuống đất, nó sẽ vỡ tan ra làm nhiều mảnh nhỏ/ Trước kia khi soi tấm gương còn nguyên vẹn, ta chỉ nhìn thấy có một khuôn mặt của mình/ Bây giờ khi gương vỡ nhiều mảnh, chúng ta lại thấy trên mỗi mảnh nhỏ đều có 1 gương mặt của chúng ta/ Thế thì tại sao Thiên Chúa quyền năng mà lại không thể hiện diện ở cùng nhiều nơi trong cùng một lúc/

4/ Những ví dụ cụ thể trên đây có thể giúp ích gì được cho chúng ta? Thiên Chúa quyền năng, nhưng vô hình/ Chúng ta không thấy Thiên Chúa, nhưng chúng ta có thể thấy rõ ràng những việc Ngài làm : Trời đất, vũ trụ, thế giới, mọi văn minh mà con người đang hưởng, và ngay chính bản thân của mỗi người chúng ta đều là những kỳ công của Ngài/ Việc Thiên Chúa làm vì Ngài là Đấng tạo hóa, chúng ta là cục đất mà chúng ta đòi phải hiểu việc Ngài làm và phải thấy Ngài. Muốn thế, chúng ta phải có chút gì Thần linh như Ngài thì chúng ta mới hiểu, mới thấy được/ Cũng có khi chúng ta không hiểu vì chúng ta không thèm hiểu, chúng ta không thấy vì chúng ta không muốn thấy/ Việc Thiên Chúa làm đã quá rõ ràng và loài người chúng ta mãi mãi cũng không bao giờ làm được/ Bọn biệt phái luật sĩ ngày xưa cũng thế/ Họ đã chứng kiến mọi thứ phép lạ Chúa làm, nhưng họ không chịu nhận ra đây là quyền năng của Thiên Chúa, mà lại đi cho rằng Chúa Giê-su là tay sai của Satan, nên Ngài đang sử dụng quyền năng của Satan/ Rồi đây, sau này tới lúc Satan trỗi dậy mãnh liệt, thế thì làm sao chúng ta có thể giữ vững được đức tin? Chúng ta hãy xin Chúa ban thêm đức tin/

5/ Chúng ta phải có thái độ nào khi đi tham dự Thánh Lễ? Thánh Lễ không phải là nhà hát, rạp chiếu phim, hay sàn diễn thời trang/ Những nơi vui chơi giải trí này thì chúng ta mua vé cao, đi rất sớm, thậm chí phải ngồi chờ nhiều giờ liền mới tới giờ biểu diễn/ Nhưng khi tham dự Thánh Lễ thì chúng ta bớt đầu, xén đuôi, không tham dự đầy đủ, vừa lo ra chia trí, vừa đứng càng xa càng tốt như ở cuối nhà thờ, ngoài hàng lang, ở sân nhà thờ, thậm chí ở ngoài đường, vừa ngồi xe vừa hút thuốc nhìn mọi người đi qua đi lại/ Nếu cái đấu chúng ta đong cho Chúa bằng nào, thì nhớ kỹ rằng Chúa sẽ đong lại cho chúng ta bằng đấu ấy/ Nếu chúng ta quá tệ với Chúa thì Chúa phải xử làm sao đây ?

6/ Linh hồn của chúng ta phải ở tình trạng nào khi đi dự Thánh Lễ? Nếu Thánh Lễ là một bữa tiệc, ông chủ Thiên Chúa muốn chúng ta phải ăn uống no say ơn Thánh của Ngài/ Bởi của Thánh chỉ phù hợp với cõi lòng Thánh, nghĩa là ta phải sạch tội trọng/ và trong khi chúng ta tham dự Thánh Lễ chúng ta phải duyệt xét lại tình trạng linh hồn của chúng ta xem chúng ta sống có phù hợp với Tin mừng hay không, chúng ta có sống bác ái yêu thương, chúng ta có giận ghét ai mà chúng ta chưa làm hòa hay không ?

7/ Câu chuyện Bà Susanna người Armeni-a: Trong số những người bị chôn vùi trong đống gạch trong một trận động đất ở Armenia vào tháng 12/1738 Mẹ con bà Susanna được may mắn sống sót/ Cô bé 4 tuổi con bà đòi uống nước, nhưng tìm đâu ra nước khi 2 mẹ con bà không có lối ra/ Tình mẫu tử đã gợi lên cho Bà mẹ một ý nghĩ táo bạo, bà đã rạch ngón tay mình cho chảy máu để cho con bé mút/ Đứa bé đã đỡ khát nhờ máu của Mẹ mình/ Nó đã sống sót cho đến khi cả 2 mẹ con được cứu/ Câu chuyện trên giúp ta phần nào hiểu được bí tích Thánh thể/

8/ Chúa Giê-su đã đối xử với chúng ta thế nào? Chúa Giê-su đã chết để chúng ta được sống/ Ngài chấp nhận chịu đổ máu qua cái chết trên thập giá và Ngài muốn máu Ngài trở nên thức uống cho chúng ta /

9/ Một điều khó có thể tin: Thánh lễ Chúa là mầu nhiệm đức tin nên rất khó giải thích cho người ngoại đạo/ vào các dịp lễ lớn, tại các nhà thờ, có rất nhiều người ngoại giáo đến tham dự Thánh Lễ, cũng có ít người tò mò lên “ Ăn bánh Thánh” / Họ ngạc nhiên vì một tấm bánh mỏng manh, nhạt nhẽo, họ càng ngạc nhiên hơn khi nghe ta bảo họ : Ăn tấm bánh đó là ăn thịt, uống máu Chúa/ Họ sẽ nghĩ thật kinh khủng nếu có chuyện như vậy thật.

10/Lý do tại sao Chúa lập phép Thánh Thể? Mọi sự được bắt đầu bằng một ước muốn lạ lùng của Chúa Giê-su, Chúa muốn nuôi cả nhân loại bằng chính con người của Ngài/ Ngài muốn trở thành đồ ăn, thức uống cho nhân loại “ Các con hãy cầm lấy mà ăn, mà uống, vì đây là mình và máu Thầy”/**R

 

Bài 2: Ý NGHĨA VÀ CÔNG DỤNG CỦA TẤM BÁNH

11/ Tấm bánh tượng trưng cho điều gì? Mình và máu tượng trưng cho toàn thể con người Đức Giê-su, nên khi ta rước lễ, ta không chỉ rước có thịt và máu Ngài mà còn rước toàn thể con người của Đức Giê-su dưới dạng tấm bánh/ Rước lễ là gắn bó với một ngôi vị Thiên Chúa :” Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,56)

12/ Ý nghĩa của việc rước lễ là gì? Rước lễ không phải là đón nhận một miếng thức ăn, một miếng thịt của xác chết, nhưng là gặp gỡ Đức Ki-Tô đã chết nhưng nay đã phục sinh : “Như tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào thì kẻ ăn tôi cũng sẽ sống nhờ tôi như vậy” (Ga 6,57)/ Rước lễ là đón lấy sự sống từ Đức Ki-tô là nguồn mạch sự sống/ mà mọi sự sống đều bắt nguồn từ Chúa Cha.

13/ Chúa Giê-su đưa ra một kiểu hiện diện mới lạ: Đây là một kiểu hiện diện mới mẻ/ Ngài không hiện diện dưới dạng con người/ Nhưng dưới dạng thức ăn, đồ uống/ Khi làm điều này, Chúa đã nâng cao những vật chất, cả công lao của con người cũng được Thánh hiến/ Vật chất lại biểu hiện cho sự hiện diện của Thần Linh/ Vật chất vẫn có chỗ trong thế giới Thần Linh của Thiên Chúa/

14/ Ngoài nhà tạm ra, Thiên Chúa còn hiện diện ở đâu? Ngọn đèn đỏ ở nhà tạm báo hiệu có Thiên Chúa hiện diện / Thiên Chúa cũng hiện diện nơi xóm nghèo mưa rơi nhớp nháp/ nơi lớp học tình thương buổi tối, nơi những trung tâm phục hồi nhân phẩm, nơi các bệnh viện trẻ thơ/ Nơi các trung tâm dưỡng lão, nơi các viện mồ côi dành cho các em khuyết tật/

15/ Nhìn vào Thánh Thể Chúa chúng ta thấy gì? Khi nhìn ngắm Thánh Thể Chúa chúng ta ngỡ ngàng, kinh ngạc trước tình yêu của Ngài/ Tình yêu ấy quá cao cả nhưng cũng rất đơn sơ/ Đơn sơ như một tấm bánh nhỏ/

16/ Thánh Thể Chúa có cần thiết lắm không? Tấm bánh tuy bình thường, nhưng nó vẫn là thứ lương thực thật cần thiết cho con người/ Ngày xưa Tiên tri Elia chỉ xin bà hóa thành Se-repta một chút nước uống và một tấm bánh nhỏ/ bánh cũng như khí trời, như nước uống, bánh là hình ảnh quen thuộc của sinh hoạt con người/ nó rất đỗi bình thường nhưng không có nó thì không được/

17/ Lý do tại sao Chúa chọn ở trong tấm bánh tầm thường? Chúa Giê-su ở trong một tấm bánh thật khiêm nhường mà đầy ý nhị/ Chúa muốn trở nên tấm bánh để gần gũi với mọi người/ để đi vào sinh hoạt đời thường của con người/ Để con người có thể đến với Chúa cách dễ dàng, không e ngại, không sợ sệt/ một tấm bánh thật vừa tầm tay/

18/ Ý nghĩa của tấm bánh: Tấm bánh nhỏ bé ấy chẳng đủ ý nghĩa nếu chỉ dùng để trưng bày để người ta chiêm ngắm/ Bánh phải có ý nghĩa và lợi ích khi được sử dụng, bị bẻ ra, chịu nghiền nát, chịu tan biến, bị tiêu hóa/ Vì thế nên tấm bánh chấp nhận khi chịu đau đớn, chịu hủy hoại/ Đây không phải là một chấp nhận bất đắc dĩ bởi vì bánh luôn là sự mời mọc để con người tiêu thụ/

19/Tấm bánh bày tỏ điều gì?Khi xưng mình là bánh bởi trời, Chúa Giê-su bày tỏ một tình yêu tha thiết, sẵn sàng chịu tan biến, nghiền nát để cho nhân loại tiêu thụ/ Nghĩa là sẵn sàng chịu chết cho nhân loại/ Chúa chịu chết cho chúng ta được sống, Chúa chịu thương tích cho chúng ta được lành lặn, Chúa chịu bé nhỏ cho chúng ta được lớn mạnh.

20/ Tại sao tấm bánh lại là sự hiệp thông? Chúa Giê-su là tình yêu nên không bao giờ chịu đơn độc, nên Ngài mong muốn được giao lưu, được hiệp thông với mọi người. Chúa Giê-su luôn mời gọi con người đến sống với Ngài/ Chúa tự nhận mình là cây nho và mời gọi chúng ta hãy trở thành cành nho gắn kết với cây nho/ Hôm nay, Chúa còn chủ động trở thành tấm bánh để hòa vào máu thịt nuôi sống con người, không còn có sự gắn kết nào sâu xa hơn thế nữa/

21/ Tấm bánh chia sẻ là gì? Tấm bánh ở trên bàn tiệc mà tại đó anh em quây quần với nhau trong tình yêu thương ,mà yêu thương là chia sẻ lương thực, chia sẻ tâm tình / Không còn mối tình nào đẹp hơn /chính Chúa Giê-su tự hiến mình ,chịu bẻ ra để anh em chúng ta được quy tụ, để cho tình huynh đệ của nhân loại thêm mặn mà thắm thiết/

22/ Muốn yêu mến Thánh Thể ta phải làm sao? Chúa hiền lành khiêm nhường khi biến mình thành Thánh Thể/ Yêu Chúa là chúng ta phải trở nên giống Chúa, là sống gần gũi cùng với những người bé nhỏ nghèo hèn!

23/ Sống bí tích Thánh Thể ta phải làm sao? Ta phải xây dựng tình đoàn kết huynh đệ/ Yêu thương với những người xung quanh ta, trong môi trường chúng ta đang sống/ Sống bí tích Thánh Thể là ta phải trở thành bánh nuôi sống anh em chúng ta, sống bí tích Thánh Thể là ta phải mời gọi dẫn đưa mọi người đến với Chúa/ Họ chưa biết Chúa, chúng ta giới thiệu Chúa cho họ/ Họ đói, chúng ta cho họ ăn/ Họ thiếu thốn tình thương, chúng ta phải an ủi nâng đỡ họ/**R

 

Bài 3 : LƯƠNG THỰC TRƯỜNG SINH

24/Người Ki-tô hữu được Chúa Giê- su ban mấy thứ của ăn? Trong suốt 3 năm sống đời công khai. Chúa Giê-su nuôi sống các tông đồ và đám đông dân chúng bằng Lời của Ngài. Rồi trước khi về trời, Chúa  đã thiết lập bí tích thánh thể để nuôi sống giáo hội và những kẻ tin Chúa  cho đến tận thế. Rồi trong lúc giảng dạy, Chúa Giê-su đã nhiều lần làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để cứu đói dân chúng về phần xác / hôm nay Chúa mời gọi chúng ta: Các con hãy cho họ ăn (Lc 9,13).

25/Chúa Giê-su nuôi dưỡng đám đông bằng lời Ngài như thế nào? Đầu tiên Chúa  mời gọi  mọi người : Hãy theo ta/ Sau đó Chúa  nuôi dưỡng họ bằng Lời của Ngài. Tiếp đến là các giáo huấn để đào tạo một số người trong đám đông để họ trở thành môn đệ của Chúa . Hôm nay đám đông đã say mê đi theo và lắng nghe các bài giáo huấn ,đến đỗi họ quên cả thời gian, quên cả ăn uống.

26/Lời Chúa có tác dụng như thế nào? Chúa Giê-su đã từng nói với các môn đệ và dân chúng: Lời Thầy nói với anh em là Thần khí và là sự sống (Ga 6,63). Nếu các ông nghe lời Tôi thì các ông sẽ trở thành môn đệ Tôi (Ga 8,31-32)/ Lời Chúa có sức mạnh biến đổi : Người tội nhân sẽ trở thành thánh nhân. Người bệnh được chữa lành, người chết được sống lại, người bị quỷ cầm buộc được tự do. Cho nên những ai tin theo Chúa  sẽ được sống nhờ Lời của Ngài.. Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh… (Mt 4,4).

27/Thánh Phao-lô khuyên chúng ta thế nào? Ông khuyên dạy chúng ta: ta có đức tin là nhờ nghe lời giảng, mà nghe giảng là nghe lời công bố của Đức Ki-tô. Có lần ông lại nói : Mọi lời xưa đã chép trong kinh thánh đều được dùng để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy giúp chúng ta hiểu, tin và vững lòng cậy trông ( Rm 15,4).

28/Câu Lời Chúa nào khiến cho Thánh Phanxico Savier phải động lòng? Ông nhờ tâm niệm câu của thánh Ingatio : Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì? (Mt 14,26)

29/Chân lý nào khiến cho Tê-rê-xa nhỏ nên thánh? Chính câu Chúa Giê-su nói : ai trở nên trẻ nhỏ mới được vào Nước trời (Mt 8,4).

30/Giáo hội mong mỏi điều gì nơi các Ki-tô hữu? Giáo hội mong muốn người Ki-tô hữu năng đọc, học hỏi, suy gẫm lời Chúa và đem ra thực hành trong đời sống / để Lời Chúa trở nên lương thực nuôi sống linh hồn. Các giáo phụ căn cứ vào lời dạy của Chúa Giê-su: Ai nghe và thực hành lời Chúa thì giống như người khôn, xây nhà trên đá (Mt 7,24).

31/Chúa Giê-su còn nuôi sống các tông đồ và dân chúng bằng thứ lương thực nào khác nữa? Ngoài việc nuôi dân chúng bằng lời của Ngài. Chúa Giê-su còn dùng chính thịt máu của Ngài / nhưng để được ăn uống mình máu thánh của Ngài, mọi người cần phải hội đủ 2 điều kiện chính yếu: Sạch tội trọng và có ý ngay lành. Điều kiện tuy đơn giản nhưng hiệu quả thì rất lớn.

32/Hiệu quả nào khi chúng ta rước lấy thánh thể Chúa? Hội thánh dạy rằng: Khi rước mình máu thánh Chúa, chúng ta được kết hiệp với Chúa mật thiết hơn, được Chúa tha các tội nhẹ, được Chúa bảo vệ khỏi các dịp tội trọng. Được Chúa củng cố sự hiệp nhất cho nhiệm thể của người là Hội Thánh.

33/Hiệu quả lớn nhất của việc rước Chúa là gì? Chúa Giê-su đã khẳng định: Ai ăn thịt và uống máu ta thì có sự sống đời đời (Ga 6,54). Vì hiệu quả lớn lao như vậy nên Giáo hội đã buộc người tín hữu một năm phải rước lễ ít nhất là một lần. Giáo hội cũng khuyên người tín hữu phải siêng năng rước lễ và đã cho phép rước lễ 2 lần trong một ngày. Nhưng lần hai buộc phải tham dự đầy đủ thánh lễ.

34/Nhu cầu nào quá cần thiết cho con người? Ăn uống là nhu cầu thiết yếu. Con người muốn sống thì phải ăn uống. Nhưng cũng có người chết vì ăn. Đó là do chúng ta ăn phải thứ thực phẩm bẩn. Con người ngày nay thích đãi ngộ nhau bằng các loại thực phẩm bẩn. Họ chỉ vì lợi nhuận nên chẳng cần quan tâm đến mạng sống của người khác.

35/Ngày nay chúng ta thường ăn loại thực phẩm nào? Mỗi ngày chúng ta luôn phải đối diện với  nhiều loại thực phẩm bẩn: gạo bẩn, thịt cá bẩn, rau bẩn, hoa quả bẩn, bánh kẹo, thức uống bẩn. Chúng ta còn phải thường xuyên ăn thịt …lừa. Thịt heo bị lừa là thịt bò. Thịt trâu trở thành thịt bò, cá bẩn bị lừa là cá sạch. Rau bẩn bị lừa là rau sạch.

36/Hậu quả của thực phẩm bẩn là gì? Người ta bị ngộ độc ngày càng nhiều. Người ăn thực phẩm bẩn nên mau chết, hoặc là mang phải các loại bệnh tật; sau đó phải chết dần, chết mòn. Người bị nhiễm các độc tố thì vô cùng nguy hiểm chẳng những họ phải thiệt thân mà còn di hại đến con cháu sau này.

37/Môi trường bị nhiễm độc thì gây tác hại thế nào? Hậu quả của việc bị nhiễm kim loại nặng rất nguy hiểm. Tuy không giết hại chúng ta ngay ,nhưng nó nhiễm vào các sinh vật khác và sẽ tác hại lâu dài từ việc chúng ta bị lây nhiễm độc tố từ các chuỗi thức ăn, con người tích lũy độc tố từ từ qua việc ăn uống , rồi khi đã tích lũy đến ngưỡng cho phép, chúng sẽ gây ung thư hoặc tổn thương não, để lại di chứng dị dạng, quái thai cho các thế hệ sau này.

38/Chúng ta còn phải đối diện với môi  trường bẩn nào khác? Chúng ta còn bị đầu độc bởi truyền thông bẩn, sách báo bẩn, internet bẩn. Sự bùng nổ kỹ thuật thông tin đang làm thay đổi tận căn các ý thức sống của mỗi người. Phá tan nền căn bản gia đình và làm tay đổi hoàn toàn nền đạo đức xã hội.

39/Những loại hình văn hóa nào nguy hiểm? Đó là thứ văn hóa phi đạo đức những văn hóa phẩm đồi trụy. Những trang giả mạo giáo lý, tín lý, các thông tin bịa đặt để kết tội những người vô tội.

40/Người Ki-tô hữu làm gì trước nạn ô nhiễm tinh thần? Con người có hai phần, một nửa là thần linh, một nửa là mãnh thú. Chúng ta cũng có hai phần sống, xác và hồn. Phần xác chúng ta đừng quá ham ăn uống mà còn phải chọn lựa thức ăn. Khi ăn phải biết làm dấu thánh giá, xin Chúa  làm phép của ăn. Phần hồn, chúng ta phải sống bằng lời Chúa, các lời giáo huấn của giáo hội phải thường xuyên nhận lãnh các bí tích, nhất là rước lấy Mình thánh Chúa.

41/Người Ki-tô hữu phải dùng các phương tiện truyền thông như thế nào? Chúng ta là con Chúa  chúng ta phải lánh xa các loại truyền thông bẩn, xuyên tạc, dâm ô. Chúng ta cương quyết không sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn, không hủy hoại môi sinh , cho dù là lợi nhuận cao.

Cầu nguyện : Lạy Chúa, xin giúp mọi người chúng con biết chọn lựa thực phẩm sạch cho thân xác. Đồng thời phải biết giữ tâm hồn thanh sạch, năng rước Chúa mỗi ngày. Suy gẫm học hỏi lời Chúa và can đảm đem ra thực hành. Amen.  **R

 

Bài 4: GIẢI THÍCH (Ý NGHĨA)

42/ Đoạn 6, 51: Bánh hằng sống có nghĩa là bánh trường sinh (Ga 6,35-48) cũng như nước hằng sống ( Ga 4,10), cũng như nước trường sinh (Kh 21,6)/(Kh 22,1.17) bởi Đức Giê-su hằng sống, nên bánh Người ban cũng là bánh hằng sống/

43/ Người tin Chúa Giê-su sẽ như thế nào? Khi người nào tin và mặc lấy Đức Giê-su thì Người sẽ nên sự sống cho họ/ Đức Giê-su nên sự sống cho người tin vì chính người là bánh hằng sống/

44/ Ý nghĩa của phép lạ Mana trong Cựu ước : Phép lạ Mana trong Cựu ước đã nuôi sống dân Israel trong sa mạc/ Nhờ có phép lạ mà họ có của ăn hằng ngày/ Chính Đức Giê-su tuyên bố : Ngài chính là bánh trường sinh, ai tin vào Ngài thì người ấy có sự sống đời đời/ Bánh trường sinh này là bánh từ Trời xuống, chứ không phải là Mana được hình thành trên đất/ Bởi vì điều đáng lưu ý nhất ở đây chính là : Nguồn gốc phát xuất ra phép lạ thì trọng yếu hơn dấu lạ/ Gốc bởi Trời cao thì trọng hơn gốc ở hạ giới và một thứ thì nuôi sống đời đời, còn thứ kia thì chỉ nuôi sống tạm/

45/ Chúa Giê-su khẳng định điều gì? Chúa Giê-su khẳng định chính người là thứ bánh này, mà bánh thì phải ăn thì mới phát sinh công hiệu/ Bánh Mana cũng chẳng có ích gì nếu dân Do Thái từ chối không chịu ăn/

46/ Chuyện gì nghe chướng tai đối với người Do Thái: Chúa Giê-su qủa quyết “ Ai ăn bánh này sẽ được hằng sống đời đời”. Lời quả quyết này không có gì khác biệt so với nội dung câu 50. Chúa Giê-su bảo: “ Ai tin thì có sự sống đời đời” (câu 47)/ Ý nghĩa này gắn kết với việc ăn Đức Giê-su như bánh, với việc được sống đời đời làm cho câu nói trở nên chướng tai đối với người Do Thái .

47/ “ Thịt tôi” Ám chỉ điều gì? Thịt ám chỉ phần hữu hình, phần thể lý trong thân xác của Chúa Giê-su. Thịt đây ám chỉ sự mỏng manh, tạm bợ trần thế của Đức Giê-su / Thịt là thuộc vào phần nhân tính của Người, phần có thể chịu đau khổ, chịu chết để sinh ích lợi cho nhân loại/

48/ Để cho thế gian được sống là gì? Chúa Giê-su vì lợi ích của Thế gian , nên Đức Giê-su thật sự đứng vào chỗ của những ai tin vào Người/ khi hành động như vậy là Người đã trao ban cho chúng ta tất cả những gì và người có thể/ Nhưng Người không thể bỏ đi cái Thiên Tính của mình vì đó là cái bản năng căn cốt của mình/ Nói thế có nghĩa Người chỉ ban cho chúng ta phần tạm bợ trần thế, tức là máu thịt của Người mà thôi/

49/ Đoạn 6 câu 52: Chữ tranh luận sôi nổi, cũng có bản dịch là cãi nhau, nghĩa đen là chiến tranh, đánh nhau (Gc4,2) Bối cảnh này giúp chúng ta hiểu là họ đang tranh luận một điều gì quan trọng/

50/Thịt nên hiểu thế nào cho đúng? Chúng ta đừng nên hiểu theo nghĩa đen, thế nhưng một số người Do Thái lại hiểu theo hướng này, cuộc tranh luận diễn ra vì có sự hiểu tương phản giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, ẩn dụ của từ này/

51/ Đoạn 6 câu 53: Ta phải hiểu sao cho đúng? Ăn và uống máu con Người, người Do Thái không bắt kịp ý của Chúa Giê-su/ Ăn và uống được hiểu là tin và đón nhận Người, và tin vào mạc khải về Đức Chúa Cha mà Chúa Giê-su đã từng giải thích cho họ, đến với Người và tin vào Người thì có sự sống đời đời ( Câu 47)/

52/ Đoạn 6 câu 54 : Ở câu 53, người Do Thái hiểu theo nghĩa tiêu cực, nhưng ở câu 54, Chúa Giê-su lại đề cập đến mặt tích cực “ Ai ăn thịt tôi” là một câu diễn tả thói quen ăn uống để chỉ việc tin, do vậy người có đức Tin thì thực hiện động tác “ăn” và kết quả là được sống muôn đời/

53/ Câu : “Và tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết” Đây là lời quả quyết cuối cùng về sự phục sinh cho những ai tin vào Đức Ki-Tô ( Câu 39-40)/ Ăn uống là được mặc lấy sự sống từ Đấng đã nói lời này ra./ Lời tiên báo này được dành cho toàn thể nhân loại vào ngày sau hết/ là ngày Cánh Chung/

54/Đoạn câu 55 và câu 56:  Ai ăn thịt và uống máu tôi-> cho thấy một sự hiệp thông thường xuyên (vì nó ở thì hiện tại) mang tính xác thực, có nghĩa ở đây là độ đáng tin cậy của thứ bánh của đồ uống mà Chúa Giê-su ban tặng, đây cũng là cách thế duy nhất giúp chúng ta đạt đến sự sống( Xem Mt 14,6)

55/ Câu : Ở lại trong tôi : Ý Chúa Giê-su không muốn các môn đệ và người Do Thái hiểu câu này theo nghĩa đen, nhưng nó được diễn tả mối quan hệ tối thiểu : “Tôi ở trong anh”, có được mối quan hệ này nhờ vào việc ăn, uống , được hiểu như là sự gắn kết “Cả  hai nên một” ( xem Kh 3,20)/ Ăn uống chung là biểu hiện chứng tỏ sự liên kết dấn thân, là mối tình thân ở mức độ thâm sâu nhất/

56/ Câu 57: “ Chúa Cha là Đấng hằng sống” Câu Thiên Chúa hằng sống được lặp lại 14 lần trong Tân ước (Mt 5,26) Chúa Giê-su khẳng định 3 chân lý :a) Chúa Cha hằng sống, b) Chúa Con hằng sống, c) Vì Chúa Con hằng sống  nên người tin vào Chúa Con cũng hằng sống/ Chính mối hiệp thông với Chúa Cha hằng sống, nên có sự sống đời đời là điều đáng tin và giúp chúng ta hiệp thông liên tục vào sự sống này/

57/ Ý nghĩa của chữ sai phái : Nghĩa là sai đi để thi hành một sứ mạng, sứ mạng của Chúa Giê-su là đến để ban sự sống, nhưng người ta không thể đón nhận được sự sống nếu không có sự liên hệ sống động với Đức Giê-su/

58/ Ý nghĩa của Chữ “ Kẻ ăn tôi” : Cho thấy khi người ta ăn Chúa Giê-su, kết quả là Chúa Giê-su được thẩm thấu, được thâm nhập vào đời sống của chúng ta/ Sự ăn uống vốn quá quen thuộc diễn tả sự sống có được trong sự hiệp thông với Chúa Giê-su/

59/ Đoạn 6 câu 58: Chỉ đề cập đến chuyện ăn mà không đề cập đến chuyện uống như trong câu 56. Chúa muốn nói chỉ ăn thôi là đủ để nhấn mạnh đến chân lý về việc đón nhận từ Đấng là nguồn mạch sự sống/ Câu này nhắc đến sự tranh luận giữa Chúa Giê-su và người Do Thái. Họ đòi một dấu lạ giống như dấu lạ Mana thuở họ còn đi lang thang trong sa mạc (câu 31,32,49) Nhưng sự trái ngược với những đòi hỏi của họ là : cho dù Cha ông của họ ăn Mana nhưng vẫn phải chết/ Còn những ai ăn Đức Giê-su thì sẽ được sống muôn đời/ Ở đây cho thấy sự khác biệt giữa bánh Đức Giê-su và bánh Mana/**R

 

TÓM Ý

1/ Người Ki-tô hữu được Chúa Giê-su ban cho mấy thứ của ăn? Thưa có 3 thứ: a/ Chúa nuôi đám đông bằng Lời Chúa và các giáo huấn; b/ Trước khi về trời, Chúa  lập bí tích thánh thể để nuôi sống chúng ta; c/ trong lúc giảng dạy, Chúa đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để cứu đói dân chúng phần xác.

2/ Chúa nuôi dưỡng đám đông bằng lời Ngài như thế nào? Đầu tiên Chúa mời gọi mọi người: hãy theo ta. Sau đó Chúa dạy đám đông bằng các giáo huấn của Chúa  để tìm ra một số người làm môn đệ.

3/ Tác dụng của Lời Chúa như thế nào? Chúa  từng nói: Lời thầy là chân lý và là sự sống. Lời Chúa giúp tội nhân ăn năn trở lại / Người bệnh đươc chữa lành. Người chết được sống lại. Xua trừ ma quỷ/ làm cho những ai tin Chúa được sống đời đời.

4/ Lời Chúa đánh động tâm hồn ra sao? Thánh Phanxico Savie đã từ bỏ tất cả chỉ vì một câu nói của Thánh Ignati-o Loyola: Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì nào được ích gì?

5/ Lời nào giúp cho thánh Têrêxa nhỏ nên thánh? Ai trở nên trẻ nhỏ mới được vào Nước Trời.

6/ Giáo hội dạy người Ki-tô hữu nên làm gì? Giáo hội kêu gọi chúng ta: Mọi người phải học hỏi Lời Chúa và đem ra thực hành. Lúc đó lời Chúa sẽ trở nên lương thực nuôi sống chúng ta. Đó  là người khôn xây nhà trên đá.

7/ Chúa Giê-su còn nuôi sống chúng ta bằng thứ lương thực nào nữa? Ngoài lời Chúa như của ăn. Chúa còn dùng chính thịt máu Ngài/ qua bí tích Thánh thể. Nhưng Chúa còn dạy chúng ta 2 điều kiện để xứng đáng rước Chúa. a/ Sạch tội/ b/ Có lòng ngay lành.

8/ Những ơn ích nào từ việc rước Chúa? Khi rước Chúa  là chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa  được Chúa  tha tội nhẹ. Được Chúa  gìn giữ khỏi phạm tội trọng, được Chúa  ban cho sự hiệp nhất cùng hội thánh ,là thân thể của Chúa.

9/ Hiệu quả lớn nhất từ việc rước Chúa  là gì? Ai ăn thịt và uống máu Chúa  thì có được sự sống đời đời. Cho nên giáo hội buộc Ki-tô hữu phải rước Chúa  ít nhất là 1 năm 1 lần. Và còn nới rộng ra: Một ngày có thể rước Thánh thể  2 lần.

10/ Làm sao bánh miến có thể trở thành  mình thánh Chúa  Ki-tô? Đương nhiên là được. Ví dụ : Như khi chúng ta ăn cơm. Cơm sẽ trở thành máu thịt giúp cơ thể chúng ta được sống.

11/ Làm sao Chúa  có thể ẩn thân trong hình bánh? Chúng ta có thể nhìn vũ trụ bao la bằng 2 con bằng.Nếu con mắt nhỏ xíu của chúng ta làm được chuyện này thì làm sao Thiên Chúa quyền năng lại không thể ẩn thân trong hình bánh nhỏ ấy được.

12/ Làm sao Chúa Giê-su có thể hiện diện ở nhiều thánh lễ trên khắp thế giới? Thiên Chúa tạo dựng nên những kỳ công mà chúng ta phải thán phục chứ không thể hiểu được. Một ví dụ cụ thể: 1 tấm kính to lớn, nó giúp chúng ta nhìn thấy khuôn mặt mình.Nhưng nếu chúng ta làm vỡ nó ra hàng trăm mảnh, thì nmỗi mảnh vỡ ấy cũng đều có thể chiếu lên 1 gương mặt của chúng ta. Vậy tại sao Thiên Chúa quyền năng lại không thể hiện diện ở nhiều nơi cùng một lúc cho được?

13/ Những điều minh chứng trên đây sẽ giúp gì cho chúng ta? Chúng ta có thể thấy mọi việc Thiên Chúa làm qua vũ trụ bao la và thế gian muôn màu muôn vẻ. Ngay cả bản thân mỗi người cũng là một kỳ công và không ai có thể giống ai. Vì Ngài là đấng tạo hóa. Chúng ta chỉ là một sinh vật thấp hèn thì làm sao chúng ta có thể hiểu nổi công việc Ngài làm. Chỉ vì chúng ta thấy, nhưng chúng ta cố tình không chịu tin. Bọn biệt phái ngày xưa họ hiểu, họ biết nhưng vì họ cố tình không chịu nhận ra quyền năng của Thiên Chúa qua hình ảnh Đức Giê-Su nhập thể.

14/ Chúng ta cần có thái độ nào khi đi tham dự thánh lễ? Nếu thánh lễ là 1 bữa tiệc thì đương nhiên Chúa muốn chúng ta ăn uống no say để được sống. Chỉ là do chúng ta coi thánh lễ không bằng một buổi ca kịch hay chiếu phim. Cho nên chúng ta cứ đi trễ về sớm, không bao giờ dự lễ đầy đủ, lại còn lo ra chia trí ,nói chuyện, ngồi xe, ra ngoài hút thuốc. Đây là cái đấu chúng ta đong cho Chúa.

15/ Linh hồn chúng ta phải ở trong tình trạng nào? khi đi tham dự bàn tiệc thánh Chúa  muốn chúng ta phải ăn uống no say. Rước Chúa thì phải có tâm hồn lành thánh phù hợp . Đó là chúng ta phải sạch tội, không còn giận ghét ai và phải có tâm tình yêu mến Chúa khi lên rước Chúa.

16/ Chúa Giêsu đã đối xử với chúng ta thế nào ? Chúa chết chỉ vì muốn cứu chúng ta được sống, Chúa muốn chúng ta có được hạnh phúc vĩnh cửu nên kêu mời chúng ta rước lấy  Thịt Máu Ngài. Nếu chúng ta không yêu Chúa, không tin  Chúa thì tấm bánh kia chỉ là chút bánh lễ nhạt nhẽo , đến với một tâm hồn khô khan.

17/ Tại sao Chúa Giêsu lại lập phép Thánh Thể ? Vì Chúa muốn ở cạnh chúng ta. Chúa muốn nuôi sống bản thân ta bằng thứ lương thực là chính Mình Máu Thánh Ngài, để chúng ta luôn kết hiệp mật thiết với Chúa, và khi Chúa ở đâu, chúng ta cũng sẽ được ở đó.

18/ Ý nghĩa của việc rước Chúa là gì ? Rước Chúa không phải là đón nhận một miếng thịt của người chết, nhưng là chúng ta lại được gặp gỡ và kết hiệp với Đức Kitô. Ngài đã chết nhưng nay đã sống lại. Trước kia Ngài là phàm nhân, nhưng nay lại là một Thiên Chúa quyền năng, Ngài là Thiên Chúa vĩnh cửu nên nếu chúng ta là con Ngài, đương nhiên chúng ta sẽ được chung hưởng hạnh phúc với Ngài.

19/ Kiểu hiện diện này có gì mới lạ ? Chúa không hiện diện với dạng một con người, nhưng là thức ăn được kết hợp giữa tình thương của Thiên Chúa và công lao vật chất do con người làm ra. Đối với con người chỉ có thức ăn là quan trong nhất, vì nếu không có nó thì con người không thể sống được. Linh hồn chúng ta cũng thế, nếu linh hồn không có Chúa thì chúng ta cũng sẽ chết đời đời.

20/ Ngoài nhà tạm, Thiên Chúa còn hiện diện ở đâu nữa ?  Chúa hiện diện nơi Nhà Tạm, trong thôn xóm, nơi những con người nghèo khó, nơi Lời Chúa, nơi giáo huấn của Giáo hội, nơi các bề trên. Chúng ta cần phải gặp gỡ Chúa ở những nơi này, nếu chúng ta không tin Chúa đang hiện diện ở những nơi như thế , thì chúng ta cũng không thể nào đến gần Chúa được. **R

Giuse Luca Kinh Thánh Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1688
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  16
 Hôm nay:  772
 Hôm qua:  2309
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11448216
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top