Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 15 Thường Niên A / Giuse Luca

CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN A  

ĐỀ TÀIDỤ NGÔN NGƯỜI GIEO GIỐNG

 

 

Tung hô Tin Mừng:   

Haleluia. Haleluia. Hạt giống là lời Thiên Chúa, người gieo giống là Đức Kitô. Ai tuân giữ lời Người, sẽ muôn đời tồn tại. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 13, 1-23

Người gieo giống đi ra gieo giống.

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mát-thêu.

1 Hôm ấy, Đức Giê-su từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ. 2 Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. 3 Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều. Người nói: “Người gieo giồng, đi ra gieo giống. 4 Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. 5 Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; 6 nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. 7 Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. 8 Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục.9 Ai có tai thì nghe."

10 Các môn đệ đến gần hỏi Đức Giê-su rằng: "Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ?" 11 Người đáp: "Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không. 12 Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. 13 Bởi thế, nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu. 14 Thế là đối với họ đã ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ I-sai-a, rằng: Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy; 15 vì lòng dân này đã ra chai đá: chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành.

16 "Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe. 17 Quả thế, Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe.

18 "Vậy anh em hãy nghe dụ ngôn người gieo giống. 19 Hễ ai nghe lời rao giảng Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp đi điều đã gieo trong lòng người ấy: đó là kẻ đã được gieo bên vệ đường. 20 Còn kẻ được gieo trên nơi sỏi đá, đó là kẻ nghe Lời và liền vui vẻ đón nhận. 21 Nhưng nó không đâm rễ mà là kẻ nông nổi nhất thời: khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì Lời, nó vấp ngã ngay. 22 Còn kẻ được gieo vào bụi gai, đó là kẻ nghe Lời, nhưng nỗi lo lắng sự đời, và bả vinh hoa phú quý bóp nghẹt, khiến Lời không sinh hoa kết quả gì. 23 Còn kẻ được gieo trên đất tốt, đó là kẻ nghe Lời và hiểu, thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kẻ được gấp trăm, kẻ được sáu chục, kẻ được ba chục."

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1.   Khi rao giảng Lời Chúa, ta thường gặp những trở ngại nào?

2.   Tại sao Lời Chúa lại trở nên lạc lõng?

3.   Người rao giảng lời Chúa luôn cảm thấy thế nào?

4.   Muốn rao giảng lời Chúa , chúng ta cần có thứ gì?

5.   Giới trẻ hôm nay đang khát vọng tìm kiếm điều gì? 

6.   Thế giới hôm nay đang mâu thuẫn như thế nào?

7.   Giáo Hội đang gặp nhiều khó khăn gì?

8.   Cộng đồng Vatican II đã xác quyết như thế nào?

9.   Ngày xưa, Chúa quở trách ai?

10.    Chúa Gie-su đã khăng định điều gì với các môn đệ?

11.    Vì sao dân chúng không đón nhận Tin mừng?

12.    Nếu muốn rao giảng lời Chúa thành công thì ta phải làm sao?

13.    Lời Chúa phát sinh hiệu quả ra sao?

14.    Thế giới hôm nay đòi hỏi điều gì?

15.  Thế giới hôm nay họ đòi gì?

16.    Thánh Toma ngày xưa đã đòi thế nào?

=>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: BẢN CHẤT CỦA NGƯỜI GIEO GIỐNG

1/ Lời Chúa được sánh ví với thứ gì ? Như ơn mưa móc làm cho đất phì nhiêu, giúp cho cây cối mọc lên và sinh hoa kết trái.

2/ Bài đọc I muốn nói với chúng ta điều gì ? Bản văn này lấy ra từ chương cuối cùng của sách Tiên tri Isaia (đệ nhị). Vị Ngôn sứ thời lưu đày Babylon đang an ủi những người đồng hương bất hạnh. Họ đang khóc lóc kêu van, và ông đã an ủi họ rằng: “Đức Chúa sắp thực  hiện lời hứa”.

3/ Ngôn sứ Isaia đã khẳng định điều gì ? Ông khẳng định với dân chúng rằng: Một lời hứa của Thiên Chúa không thể nào là lời dối trá và điều đó nhất thiết sẽ xảy ra.

4/ Kinh Thánh quan niệm về lời hứa của Đức Chúa như thế nào?  Lời Chúa không những là một sứ điệp, một mạc khải, một lời mời gọi. Mà Lời Chúa còn là một thực tại rất có uy lực ,chắc chắn sẽ gây nên tính hiệu quả.

5/ Uy lực của lời Thiên Chúa có tác động như thế nào? Thiên Chúa đã tạo dựng muôn loài từ hư không, tiếp đó các biến cố trong lịch sử dân Chúa đều diễn ra theo đúng lời của Ngài (Is 44,7). Lời Chúa một khi đã thốt ra thì không thể quay về mà không sinh ơn ích, cũng như hạt mưa từ trời rơi xuống thì nhất thiết phải làm cho đất đai thêm màu mỡ, phì nhiêu, giúp cho cây cối đâm chồi nẩy lộc, kết trái đem lại cơm bánh cho con người.

6/ Ý của vị Ngôn sứ muốn nói gì? Nước (ơn mưa móc) là hình ảnh của ơn cứu độ, là dấu chỉ của những ơn được ban nhưng không. Ngài còn nói: Dẫu không có tiền bạc cũng cứ đến mà mua (Is 55,1). Ông kêu gọi dân chúng hãy tin vào tính hữu hiệu của Lời Chúa được minh chứng một cách tuyệt vời khi cuộc giải thoát cho những kẻ bị lưu đày sắp xảy đến.

7/ Lời Chúa được nhân cách hóa như thế nào? Lời Chúa được sánh ví như một sứ giả ra đi được giao cho một sứ mệnh và sẽ chỉ trở về khi sứ mạng kia được hoàn thành, và Đức Giê-su chính là hiện thân của lời Thiên Chúa hứa.

8/ Chúa Giê-su đã thực thi sứ mạng như thế nào? Chúa Giê-su là Ngôi lời Thiên Chúa được Chúa Cha sai đi đến trần gian, Ngài chỉ trở về cùng Chúa Cha khi sứ mạng cứu độ trần gian đã hoàn thành.

9/ Số phận của người Kito hữu như thế nào? Trong Chương 8, Thánh Phao-lô muốn chứng tỏ rằng: Vận mệnh của người Kito hữu và vận mệnh của Chúa Giê-su được liên kết với nhau, cho nên người Kito hữu cũng được làm con cái Thiên Chúa và được cùng thừa tự với Chúa Giê-su. Vì khi chúng ta chịu đau khổ với Chúa Giê-su thì chúng ta cũng sẽ cùng hưởng vinh quang với Người.

10/ Vận mệnh của con cái Thiên Chúa sẽ như thế nào? Những đau khổ mà chúng ta đang chịu bây giờ không thể sánh với vinh quang mà Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta. Có nghĩa là những thử thách mà chúng ta phải chịu trong cuộc chiến chống lại tội lỗi. Nhưng đau khổ tự nó không phải là nguồn mạch của vinh quang nhưng giữa hai thứ này nếu được thông qua Đức Kito. Nhưng chính trong Đức Kito mà đau khổ và vinh quang được liên kết trong mầu nhiệm tử nạn và Phục sinh.

11/ Vận mệnh của muôn loài trong vũ trụ ra sao? Học thuyết của Thánh Phaolo không đặt trên nền tảng của hệ thống triết học trần thế, mà được đặt nền tảng ở nơi Kinh Thánh. Muôn loài trong vũ trụ đều có liên đới với vận mệnh của con người, khi nó bị nguyền rủa vì con người phạm tội. Lời nguyền của Thiên Chúa lại trút xuống trên đất đai chứ không phải trên con người. Cho nên muôn loài đang lâm vào cảnh hư ảo nhưng chúng nào có muốn, vậy mà Thiên Chúa đã bắt chúng chịu. Có nghĩa là trong kế hoạch của Thiên Chúa thì muôn loài bị liên lụy với sự trừng phạt của con người.

12/ Dụ ngôn là gì? Dụ ngôn là một sự so sánh, đối chiếu. Chúa muốn dùng dụ ngôn là những thực tại hằng ngày dễ thấy, dùng để cắt nghĩa những thực tại tinh thần vốn cao siêu, nhiệm mầu, khó nắm bắt được.

13/ Trong chương này, Thánh Mattheu tập họp mấy Dụ ngôn? Thưa! Có 7: Cỏ lùng, kho báu, ngọc quý và chiếc lưới./ 3 dụ ngôn còn lại là: Người gieo giống, hạt cải và men trong bột.

14/ Ai là người khai sinh ra cách trình bày Dụ ngôn? Vào thời Chúa Giê-su, các Kinh sư thực hành phương pháp này để khơi dậy sự chú ý, giúp người nghe suy tư. Các Ngôn sứ đã là mẫu gương, nhưng theo truyền thống thì lại gán cho Vua Salomon là nhà khai sinh ra các diễn từ bằng dụ ngôn.

15/ Hình ảnh người gieo giống nói lên điều gì? Đây là một hình ảnh quá quen thuộc với dân vùng Galile. Chúa mô tả một mùa gieo giống và số phận của những hạt giống tùy theo vùng đất mà nó tiếp cận, cộng với những chướng ngại từ bên ngoài. Nhưng cũng có những hạt rơi trúng vùng đất tốt, mà chất lượng thu hoạch được lại rất ấn ượng.

16/ Qua các gợi ý nêu trên, Chúa muốn giải thích như thế nào? Chúa muốn giải thích cho đám đông cũng như các Môn đệ hiểu về những khó khăn mà sứ điệp của Chúa gặp phải. Vì chính Chúa Giê-su là người gieo giống.

17/ Bản chất của câu chuyện gieo giống nói lên điều gì? Chúa muốn cho mọi người hiểu rằng: Chúa không áp đặt, nhưng chỉ đề nghị. Vậy nghĩa là gì? là Chúa gieo hạt giống rất dồi dào, thậm chí có nguy cơ bị mất giống.

18/ Về phía chất lượng đất (là phía con người) thì sao? Chúa cho thấy rằng: Hạt giống chỉ có thể sinh hoa kết trái dồi dào trên một mảnh đất tốt. Cũng có nghĩa rằng: Tính hiệu quả của Lời Chúa chủ yếu tùy thuộc vào tư thế của những người đón nhận // là còn tùy thuộc vào cách sống của họ. **R

 

Bài 2: SỐ PHẬN CỦA HẠT GIỐNG

19/ Vì sao Chúa Giê-su lại dùng dụ ngôn? Câu trả lời của Chúa Giê-su thật rõ ràng : Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không?

20/ Lý do nào để Chúa tỏ thái độ nghiêm khắc? Có lần Chúa nói: Ai đã có thì được cho thêm và sẽ có dư thừa. Còn ai không có thì ngay cái nó đang có thì cũng sẽ bị lấy mất. Đây là một câu châm ngôn mà Chúa muốn áp dụng vào việc mỗi người tiếp đón lời Ngài. Ai chân thành đón nhận sứ điệp của Ngài thì sẽ còn được đón nhận nhiều ánh sáng chân lý hơn nữa. Đây Chúa có ý nói về các môn đệ khi Chúa mạc khải mầu nhiệm Nước Trời cho họ, vì lòng trí các ông đang trong tư thế sẵn sàng.

21/ Vì sao dân chúng hiểu lầm Chúa? Tuy họ có thiện cảm với Chúa, nhưng họ lại hiểu lầm. Họ không nhận ra những dấu chỉ mà Đấng Thiên sai mang đến, cho nên họ chỉ gắn bó với Ngài cách nông cạn. Còn các kinh sư và Pharisieu thì đón Chúa một cách lạnh nhạt hơn. Họ không có chút thiện chí nào. Vì thế Chúa có ý trách họ: Ai không màng đến ánh sáng thì đời họ càng đui mù hơn.

22/ Như thế nào là những hạt giống vô ích? Những hạt nằm trên sỏi đá, vệ đường, bụi gai. Vì đó là những hạt giống không thể sinh hoa trái, cho nên thật là phí phạm và vô ích nếu cứ để nó ở đó, cho nên người ta nên thu nó lại thì hơn.

23/ Thế nào là lòng chai dạ đá? Chúa  trách: Họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không hiểu. Vì Lời Chúa nói thì trong sáng và rõ ràng. Chúa không có ý giảng những lời khó hiểu, để làm nhụt chí các thính giả. Trái lại, Chúa đã nói rất cụ thể bằng các dụ ngôn, Chúa mong muốn chuyển giao cho họ những chân lý khó nắm bắt.

24/ Thánh Mattheo đã nhấn mạnh điều đó như thế nào? Trong Tv78,2, Chúa nói :mở miệng ra là Ta nói dụ ngôn, để công bố những điều huyền bí từ thuở xa xưa.

25/ Nguyên do nào khiến tâm trí họ mù lòa? Đám đông lắng nghe mà không thật sự hiểu. Chúa  muốn chữa họ khỏi những sai lầm và lòng nhiệt tình khi đi theo Chúa cách vô ích. Bởi vì tâm trí họ mù lòa. Họ nghe nhưng không cố hiểu mà chỉ tìm khe hở để thắc mắc ,để chống đối.

26/ Ngôn sứ Isaia đã diễn tả đám người này như thế nào? Ông nói: Lòng dân này đã ra chai đá, chúng đã bịt tai, nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và rồi Ta sẽ chữa lành cho chúng. Sấm ngôn này của Isaia đã được 3 sách tin mừng Nhất Lãm kể ra và nó được dùng trong phần kết thúc của Sách Công Vụ Tông Đồ.

27/ Sấm ngôn này được ứng nghiệm như thế nào? Người Do Thái hiện nay vẫn còn trông chờ Đấng Cứu Thế. Sấm ngôn này đã được ứng nghiệm với việc dân Isarael từ chối Chúa Giê-su là một ứng nghiệm. Vì thế ơn cứu độ của Thiên Chúa đã được gởi đến cho các dân ngọai (CV 28,26).

28/ Ơn gọi và sứ mạng của Isaia như thế nào? Đức Chúa cho Isaia hiểu rằng: Sứ mạng của ông sẽ rất khó khăn vì ông phải ngỏ lời với một thứ dân nặng tai và Chúa còn cho biết : Sứ mạng của ông rồi cũng sẽ thất bại. Nghe qua chúng ta thấy có điều gì đó mâu thuẫn.

29/ Phần mâu thuẫn ấy được diễn tả như thế nào? Đức Chúa  bảo : hãy làm cho lòng dân này ra đần độn. Cho tai nó điếc, cho mắt nó mù, kẻo mắt nó thấy, tai nó nghe, lòng nó hiểu mà trở lại và được chữa lành (Is 6,10).

30/ Sau đó, Đức Chúa  loan báo điều gì? Đức Chúa  đã loan báo một sự trừng phạt: Nếu ở đó còn sót  lại một phần mười, thì đến lượt phần đó cũng sẽ bị thiêu. Giống như cây vân hương hay cây sồi bị đốn, chỉ còn lại phần gốc thôi. Gốc ấy sẽ là mầm giống Thánh (Is 6,13) / ở đây muốn nói lên hoàn cảnh sống của Isaia và của Chúa Giê-su nổi bật lên những điểm tương đồng.

31/ Những nét tương phản với những điều xấu đó là gì? Chúa Giê-su có niềm vui vì Ngài tin rằng sẽ có những kết quả thật bất ngờ do nhóm nhỏ môn đệ của Ngài mang lại. Những người mà Ngài đang huấn luyện họ để sau này trở thành những người gieo giống Lời ngài trong tương lai. Họ sẽ vấp phải những khó khăn tương tự, nhưng trên mảnh đất tốt, họ sẽ thu hoạch được một mùa vụ kỳ diệu và Chúa Giê-su đã đưa ra một con số thật ấn tượng : kẻ được gấp trăm, kẻ được sáu mươi, kẻ được 30 / và đừng ai nghi ngờ về tính hữu hiệu của Lời Chúa.

32/ Chúng ta sẽ hiểu gì về sứ vụ của Chúa Giê-su? Qua dụ ngôn trên đây, Chúng ta có thể hiểu được tại sao Chúa lại nói về sứ vụ của Chúa  như là một vụ mùa. Chúa  cũng rất thực tế khi cho biết: Hạt giống sẽ phải chết đi, mới sinh được nhiều hoa trái. Vụ mùa này nói lên một cái chết thật phong phú và cũng là cái chết của chính Ngài. **R

 

Bài 3: KẾT QUẢ CUỐI CÙNG

33/ Giảng bằng dụ ngôn mang hình thức nào ? là dùng một ví dụ có trong đời thường, có trong phong tục tập quán của dân chúng hay trong cuộc sống hàng ngày để soi sáng cho một chân lý đạo đức hoặc một điều khó hiểu trong tôn giáo.

34/ Mục đích của dụ ngôn hôm nay là gì? Chúa  muốn dạy các môn đệ về những thái độ cần phải có để đón nhận lời Chúa, giúp cho chúng ta nghe và phát sinh hiệu quả mang lại ơn cứu độ.

35/ Tại sao Chúa  lại dùng dụ ngôn? Vì các môn đệ là những người có thiện chí nên Chúa Giê-su chỉ cần nói thật, mà không cần úp mở bằng dụ ngôn, đối với dân chúng là người ngay lành thì dụ ngôn sẽ giúp họ dễ nhớ những chân lý và những điều Chúa  muốn mạc khải trong chân lý đó. Đồng thời cách dùng dụ ngôn cũng có ý nhắm thẳng vào người nghe, nhưng lại không làm cho họ cảm thấy đột ngột. Nên họ dễ dàng chấp nhận được. Như khi Nathan trách vua Đa Vít về tội giết chết ông URIA (2Sm 12,1-12).

36/ Mục đích thứ hai là gì? Đối với những người nghe mà không muốn chấp nhận và có ý chống đối, thì chân lý đó chưa được tỏ ra cho họ. Vì thế chân lý cần được gói ghém và gìn giữ trong dụ ngôn (Mt1,11-12). Ngoài ra Chúa Giê-su dùng dụ ngôn là để thực hiện những lời tiên báo trước đây, về việc dùng dụ ngôn như trong Thánh Vịnh( Tv 78,2, TV49,5).

37/ Riêng dụ ngôn Nước Trời thì Chúa  muốn diễn tả điều gì? Chúa  muốn cho dân chúng hiểu và cách tổ chức sinh hoạt ở trong Nước Trời mà Chúa đang thiết lập. Đồng thời Chúa  cũng muốn dùng dụ ngôn để giác ngộ người Do Thái khỏi lầm lẫn về Nước Trời ,cho nên người ta gọi đó là những dụ ngôn Nước Trời.

38/ Có mấy dụ ngôn về Nước Trời? Có 5 dụ ngôn: a/ Dụ ngôn người gieo giống (Mt13,1-23), b/ Dụ ngôn cỏ lùng (Mt13,24-30), c/ Dụ ngôn hạt cải và nhúm men (Mt13,31-32), d/ Dụ ngôn kho báu và viên đá quý (Mt 13,44-46), e/ Dụ ngôn lưới cá (Mt 13,47-50)

39/ Dụ ngôn người gieo giống muốn nói lên điều gì? Chúa dựa vào sinh hoạt hằng ngày của nông dân, là những người thường đi gieo giống để dạy họ về bài học đón nhận lời Chúa. Lời Chúa được ví như hạt giống. Lời đó sẽ phát sinh hiệu quả cho người nghe, nhưng lại tùy thuộc vào cách họ đón nhận.

40/ Hạt rơi ở vệ đường là gì? Chúng ta cần hiểu biết đôi chút về nghề nông tại Galile vào thời Chúa Giê-su. Hằng năm vào khoảng tháng 12 là trời bắt đầu mưa, lúc này nhà nông khởi công gieo giống . Galile là xứ nhỏ, đất ít mà đồi núi thì nhiều, cư dân lại đông, thành ra ruộng bị chia ra thành nhiều mảnh nhỏ, ruộng thì nhỏ mà bờ ruộng thì nhiều, đất lại ít màu mỡ, vì đất đồi núi nên có nhiều chỗ toàn đá sỏi, lại có nhiều cỏ gai. Cho nên những chỗ đất đai phì nhiêu thật hiếm, người ta chỉ việc gieo giống và đợi đến mùa thu hoạch là họ gặt lúa về.

41/ Hiểu rõ như vậy, ta sẽ có nhận xét như thế nào? Như vậy, ta sẽ hiểu thế nào là hạt giống rơi trên bờ ruộng, trên sỏi đá, trong bụi gai và trên đất tốt, màu mỡ. Cho nên Chúa Giê-su dựa vào hình ảnh cụ thể này của hạt giống để dạy chúng ta bài học về hiệu quả của lời Chúa là tùy vào thái độ người nghe.

42/ Ai có tai thì nghe nghĩa là sao? Là kiểu nói mà Chúa Giê-su muốn gây sự chú ý. (Mc4,23), Mc7,23, Mc7,16, Mt11,15, Lc8,8.

43/ Mầu nhiệm Nước Trời là gì? Ám chỉ về công cuộc cứu độ của Thiên Chúa và chỉ có Chúa Giê-su mới giúp chúng ta hiểu về bản chất của nước đó, Ngài là người thành lập, nên Ngài mới có khả năng giải thích. Cho nên Chúa Giê-su mới dùng các dụ ngôn để giải thích dần dần những khía cạnh của mầu nhiệm này (Mt13)

44/ Nước Trời khởi đầu lúc nào và kết thúc lúc nào? Nước Trời khởi đầu từ Gioan tẩy giả (Mt11,12) và sẽ đạt được kết quả tối ưu vào ngày phán xét (Mt25,34), và chúng ta có bổn phận xin cho nước Cha trị đến Mt6,10.

45/ Ai có được cho thêm, tại sao? Đây là điểm nhấn giúp ta hiểu được tình yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa. Cũng như sự phán xét rất nghiêm ngặt. Chúng ta dễ hiểu điều này qua dụ ngôn nén bạc (Mt25,14). Nghĩa là : Ai khôn ngoan, khiêm nhu và biết mở rộng lòng mình ra với Thiên Chúa, thì sẽ được ban ơn hiểu biết về mầu nhiệm của Thiên Chúa. Trái lại, ai có quan niệm hẹp hòi, cứ khư khư nắm giữ , do tính ích kỷ của nhân loại về Thiên Chúa thì sẽ bị cắt mất những điều mà họ đang có trong ngày phán xét. Tóm lại: Ai khiêm nhu đón nhận, thì Chúa  cho hiểu được lời Chúa , còn ai tự phụ thì sẽ không hiểu gì, mà còn chịu thiệt hại nữa.

46/ Tại sao Chúa Giê-su phải dùng dụ ngôn? Vì người Do Thái hiểu sai về Nước Trời. Vì họ không hiểu nên Chúa phải dùng dụ ngôn. Họ nghĩ rằng Nước Trời do một vị vua từ trời xuống thiết lập, vị vua đó có đội hùng binh, Ngài tài ba, bách chiến bách thắng, lại còn có đội binh thiên thần trên trời yểm trợ nữa. Ngài sẽ chiến thắng giúp người Do Thái thống trị toàn cầu, Và dẹp tất cả chư dân ngoại giáo.

47/ Nước Trời mà Chúa Giê-su thiết lập, sẽ như thế nào? Chúa Giê-su trình bày về Nước Trời là đáp ứng đúng khát vọng của người Do Thái, nhưng Chúa  lại phải sửa đổi quan niệm sai lầm của họ. Bài giảng của Chúa  vừa phải mở, vừa phải đóng, mở ra cho họ nhìn thấy sự thật, đồng thời Chúa  phải đóng lại để họ không còn tưởng nghĩ sai lầm nữa. Do đó, khi Chúa  dùng dụ ngôn là Chúa  khôn ngoan và hết sức thận trọng.

48/ Tại sao nhìn mà lại không thấy? Chúa  muốn nói như vậy vì họ cố chấp, cứng lòng, cứ khư khư ôm chặt quan niệm sai lầm của mình nên không thể hiểu được lời giảng về Nước Trời của Chúa Giê-su.

49/ Ứng nghiệm lời tiên tri Asaia là sao? Dân Do Thái cứng lòng không do ý Chúa muốn, nhưng là họ bịt tai, nhắm mắt, khiến họ càng không hiểu Lời Chúa. Bởi vì Lời Chúa mà hiểu được, sẽ giúp họ hối cải và nhận được ơn giải thoát.

50/ Phúc cho mắt các con….. là gì? Các môn đệ có phúc vì không những họ được nhìn thấy Chúa  mà tai còn được nghe lời Chúa  giảng, mắt thấy các công việc Chúa  làm, những điều này hơn hẳn những kẻ khác.

51/ Những vị tiên tri và nhiều đấng công chính, nghĩa là gì? Chúa  muốn so sánh các môn đệ với các vị tiên tri và các đấng công chính thời Cựu ước. Những vị này mong được thấy, mong được nghe lời Chúa giảng dạy mà không được. Trong khi các môn đệ lại được sống với Chúa Giê-su và xem thấy những việc Chúa làm và được nghe lời Chúa  giảng dạy.

52/ Chúng ta hiểu được gì khi phân tích dụ ngôn này? Thứ nhất Chúa có ý nhấn mạnh đến thái độ đón nhận lời Chúa, đây là sự đáp trả của mỗi người khi nghe. Thứ hai, thái độ đón nhận lời Chúa, Chúa phân biệt ra 4 loại người. Trong 4 loại, chỉ có loại đất tốt là phát sinh hoa quả.

53/ Kết quả về hình thức và tính chất thì như thế nào? Xét về hình thức của việc gieo giống là thất bại , vì sự thành công chỉ có được ¼, nhưng xét về tính chất thì sự thành công của loại thứ 4 này lại gấp bội, vì có hạt được 30,60,100.

54/ Nếu xét về hiệu quả thì sao? Hiệu quả của việc gieo trồng là tùy theo thửa đất, là từng thái độ lắng nghe và thực hành của mỗi người. Hạt giống khi gieo ra, lúc đầu xem ra là thất bại, nhưng cuối cùng lại thành công ,vì  đây là kết quả cuối cùng khi Nước Chúa trị đến.**R

 

Bài 4: DÁM NÓI, DÁM LÀM

55/ Việc rao giảng lời Chúa phải hiểu như thế nào? Gieo giống ở đây Chúa Giê-su muốn nói đến việc rao giảng Lời Chúa/ Chúng ta có thể hiểu ở đây có hai thực tại đối kháng nhau : Ai cũng biết lời Chúa khi được gieo thì chắc chắn sẽ mang lại  hiệu quả là một mùa xuân với hoa trái dồi dào/ Thế nhưng đàng khác chúng ta thường vấp phải là sự chai cứng của tâm hồn/ Con người chỉ muốn sống chìm trong tội lỗi và cuộc đời cứ tối tăm ảm đạm như là vô tận/

56/ Thế giới hôm nay đang được diễn tả như thế nào? Càng ngày thế giới càng ồn ào náo nhiệt với biết bao loại động cơ, máy móc -> Máy bay, xe hơi, xe gắn máy… Khiến cho lời rao giảng chỉ như tiếng kêu giữa sa mạc mênh mông và người nói chỉ thấy vọng lại nơi tai mình chính cái âm điệu của mình/ Ngoài ra không có người nào đáp trả/

57/ Cuộc sống trên thế giới vẫn có bước đi riêng và âm điệu của riêng nó vẫn được định giá bằng những thước đo được nó chấp nhận/ Người rao giảng vẫn cảm thấy cô đơn, lẻ loi trong tiếng ồn lấn át của nó/ Người rao giảng càng cảm thấy cô đơn vì không tìm thấy ai cùng thao thức với mình/ Cho nên  họ dễ dàng chán nản, buông xuôi, tuyệt vọng, bỏ cuộc/

58/ Khi muốn rao giảng lời Chúa, chúng ta cần có thứ gì? Chúng ta cần phải có đức tin mạnh mẽ và nhất là không bao giờ được đánh mất niềm tin/ Bởi khi đã mất niềm tin ,thì sứ vụ rao giảng tin mừng cũng tan nát theo, cũng là đánh mất sự sống, đánh mất niềm hăng say trên mỗi bước chân truyền giáo/ Nếu đánh mất đức tin là chối bỏ sự hiện hữu của Chúa ,của Giáo hội trong lòng thế giới hôm nay/

59/ Đức Hồng Y Paul PouPard đã nói gì với báo giới? Ngài là Chủ Tịch văn phòng đối thoại với những người không tin Chúa, Ngài đã nhìn nhận sự kiện 500.000 người trẻ tụ về ở quảng trường Compostellos như là một biểu tượng cho nỗi khát vọng đi tìm kiếm giá trị của đời sống tâm linh/ Con người  sống thì không thể không nhìn nhận sự cần thiết phải tìm kiếm tính siêu việt tâm linh cho chính mình/

60/ Thế giới đang mâu thuẫn như thế nào? Có lúc người ta loan báo rằng Thượng đế đã chết, nhưng hôm nay họ lại nhìn nhận sự hiện diện sống động của Ngài ngay giữa lòng những xã hội tục hóa , vô tín ngưỡng/

61/ Cái khó cho Giáo Hội hiện nay là gì? Đức Hồng Y cũng nhìn nhận sự xuất hiện của nhiều Giáo phái huyền bí hiện nay như là một thách đố của Giáo Hội, bởi khi họ không tìm được sự giải đáp cho những khát vọng tôn giáo nơi Giáo Hội Ki-tô giáo thì buộc họ phải lần tìm đến những giáo phái khác/

62/ Cộng đồng Vaticano II đã xác quyết như thế nào? Người tín hữu phải chịu trách nhiệm về những thách đố của chủ nghĩa "không tin ai", những thách đố về mục vụ đối với Giáo hội hôm nay/ Người Ki-tô hữu cũng phải chịu trách nhiệm về việc khai sinh ra chủ nghĩa "không tin ai" / Bởi chính họ thay vì bày tỏ rõ ràng khuôn mặt của đức Ki-tô thì họ lại làm lu mờ khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa, của tôn giáo, của Giáo hội/ Bởi thế cho nên thế giới hôm nay đã không còn tin vào lời người rao giảng nữa .

63/ Chúa Giê-su đã quở trách luật sĩ ,biệt phái ngày xưa như thế nào? Chúa nói rằng : Họ dạy một đàng mà làm một nẻo/ Họ chất cho đầy lên vai người khác, còn chính họ thì không bao giờ đụng ngón tay vào/ Bởi thế Chúa Giê-su quả quyết : “Nếu các ngươi không sống tốt hơn bọn biệt phái thì chẳng thể vào được Nước Trời đâu!”

64/ Những người mang danh tông đồ, thường than phiền điều gì? Chúng ta thường than phiền vì sao người đời không chịu đón nhận tin mừng/ Thế nhưng trước khi càm ràm, chúng ta cần tự vấn lương tâm : Tôi đã thực sự rao giảng lời Chúa, hay chỉ mới rao giảng những suy nghĩ, những lập trường của riêng cá nhân tôi? Hay tôi chỉ mới cố thuyết phục họ bằng sự khôn ngoan trần thế ,chứ chưa phải là chân lý Phúc âm theo đúng những gì mà Chúa Giê-su muốn tôi nói, muốn tôi làm?

65/ Chúng ta cần nhớ kỹ điều gì? Chúng ta cần nhớ sức mạng đích thực mà chúng ta rao giảng là sức mạnh lời Chúa chứ không phải sức mạnh của chúng ta/ Bằng không, khi chúng ta nhìn lại và xem ra là đã thành công, thì những thứ thành công đó cũng là thành công nhất thời và hời hợt mà thôi/

66/ Lời Chúa là gì? Lời Chúa là lời sống động, lời ấy phải phát ra hành động vì thế trước khi trách móc người khác về sự lãnh đạm của họ đối với lời Chúa, thì chúng ta cần phải tự hỏi lại xem : Chính bản thân của chúng ta đã đón nhận lời Chúa ra sao?/ và lời Chúa đã sinh hoa, kết quả như thế nào trong mảnh đất cuộc đời của chúng ta?

67/ Trọng chứng hơn trọng cung là gì? Khi cuộc sống của chúng ta thấm nhuần tinh thần lời Chúa, thì tự bản chất của cuộc sống ấy đã là một bằng chứng hùng hồn về hiệu quả của Lời Chúa/ Tự nó sẽ trở nên một sự rao giảng sống động, cũng là một cách tốt nhất, một kiểu vung cánh tay tung gieo hạt giống Nước Trời trong lòng trần gian này!

68/ Thế giới hôm nay đang cần gì? Họ không cần nghe một nhà hùng biện/ Không cần nghe mớ lý thuyết suông/ Nhưng họ cần những nhân chứng, cần những người đem ra thực hành/  Họ cũng dùng câu của Thánh Toma: Nếu tôi không thấy thì tôi không tin / Nói ...,thì ai nói lại không được/ làm được rồi hãy nói/**R

 

Bài 5: DÙ CÓ HAO HỤT, MÙA GẶT VẪN BỘI THU

69/ Ý nghĩa của bài dụ ngôn hôm nay: Bài dụ ngôn thật đẹp, mang lại ý nghĩa sâu xa, vừa đẹp vì thái độ của người đi gieo/ ông ta vừa hào phóng, vừa kiên trì, vừa hy vọng, vừa yêu thương.

70/ Người gieo giống đã hào phóng như thế nào? Ông  bốc từng nắm lớn và rộng tay vung vãi/ Ông gieo như là đã lấy nguồn giống từ một kho vô tận , không tiếc xót, không tính toán, không loại trừ chỗ nào/ Gieo chỗ đất tốt đã đành, chỗ đất gai góc, sỏi đá ông cũng gieo/ Cả lối mòn, đường đi ông cũng không bỏ/ Ý ông muốn là hạt giống phải được gieo vãi khắp chốn /

71/ Thái độ gieo của ông như thế nào? Ông gieo bất kể ngày đêm, bất kể mưa nắng. Cho dù thất bại vì lũ chim, ông cũng gieo/ Dù sỏi đá, nắng hạn, gai góc, mất mùa ông cũng không chán nản/ Ông là người đi gieo giống không biết mỏi mệt /

72/ Ông đã gieo thêm điều gì? Ngoài hạt giống ra, ông còn gieo thêm niềm hy vọng/ chính vì niềm hy vọng ấy mà ông không tiếc xót công sức, tiền bạc, thời giờ vào việc gieo hạt/ Chính niềm hy vọng đã giúp ông đủ sức mạnh để vượt qua những khó khăn, hao tốn và đứng vững trước những gì xem ra là thất bại/ Chỗ nào ông cũng hy vọng, cho dù là lối đi, sỏi đá, bụi gai/ Bởi ông luôn tin rằng : Hễ có gieo thì phải có gặt/ Chính niềm hy vọng đã giúp ông kiên trì để thành công/

73/ Ông đã gieo thứ gì quý nhất? Bởi tim ông dạt dào yêu thương nên ông không ngại hao tiền tốn của, hao tâm trí sức lực/ Tình thương của ông bao la, nên ông đã xót thương đến tất cả những mảnh đất chai cứng, sỏi đá, gai góc/ Nhờ tình yêu thương mãnh liệt ấy nên ông luôn mong muốn sẽ cảm hóa những gai góc, sỏi đá, chai cứng ấy và biến chúng thành đất màu mỡ phì nhiêu/ Ông luôn có quyền chỉ chọn những mảnh đất phì nhiêu để khỏi tốn công, tốn giống/ Nhưng ông không muốn loại trừ chỗ nào cho dù nó xem ra nó không muốn hợp tác với ông!

74/ Hiện thân thật sự của người gieo giống là ai? Ông chính là Chúa Giê-su, Đấng đã gieo hạt trong yêu thương, quá yêu thương đến độ Người đã trở nên một hạt giống chịu vùi chôn, chịu mục nát để sinh ra biết bao bông hạt mới/ Chúa Giê-su đã mong muốn biến cải những vùng đất khô cằn, sỏi đá, gai góc ấy trở thành màu mỡ phì nhiêu/ và luôn ước mong có được một mùa gặt bội thu/

75/ Thiên Chúa đã thể hiện tình yêu như thế nào? Thiên Chúa là người đi gieo hạt không biết mệt mỏi/ Ngài say mê nhiệm vụ đến nỗi đã quên thân mình, Ngài cũng muốn cho các môn đệ, cho tất cả chúng ta cũng tiếp tục đi gieo tin mừng khắp nơi/

76/ Cách chúng ta gieo hạt như thế nào? Chúa muốn chúng ta cũng gieo hạt cách hào phóng, không đắn đo, không tính toán, không loại trừ/ Hãy dùng hết mọi phương tiện hiện đại nhất để chuyên chở tin mừng, hãy đem tin mừng đến mọi lãnh vực, hoàn cảnh của đời sống và mang tới cho tất cả mọi người

77/ Chúa muốn chúng ta gieo giống của ai?  Chúa luôn muốn chúng ta kiên trì gieo hạt noi gương của Phao-lô/ Hãy cứ gieo dù đòn vọt, bắt bớ, lao tù, dù thuận lợi hay không thuận lợi/ Dù đá sỏi hay chông gai, dù có thất bại ,nhọc nhằn/

78/ Thái độ chúng ta gieo như thế nào? Chúa muốn chúng ta đi gieo nhưng phải có thái độ vui vẻ và có tấm lòng yêu thương/ Yêu cả những chỗ thuận lợi mà còn yêu cả những chỗ khó khăn đầy bất trắc/ Yêu cả những người mình ưa mà còn yêu cả những người không ưa mình/ Vì đã thật sự yêu quảng đại thì sẽ không có loại trừ/ Vì chỉ có yêu mãnh liệt mới biến đổi được lòng người/

79/ Những tấm gương sáng từ Giáo Hội Việt Nam ở Miền Bắc: Đáp lại tiếng Chúa mời gọi, đã có biết bao lớp người hăng hái ra đi gieo tin mừng/ Trong số đó phải kể đến Đức Cố Giám Mục Vinh Sơn Phao-lô ở đất Lạng Sơn/ Chúng ta cũng không quên công ơn của Đức Hồng Y Phao-lô Yuse của Tổng giáo phận Hà Nội/ Các Ngài là những người đi gieo không biết mệt mỏi, hạt giống của các Ngài đã được vùi sâu vào lòng đất/ Với hy vọng từ những vùng đất đầy khó khăn sỏi đá ấy, sẽ hứa hẹn một mùa gặt bội thu /

80/ Chúng ta cần noi gương ai trước tiên? Hãy noi gương Chúa Giê-su, hãy gieo cách hào phóng, kiên trì, hy vọng và nhất là hãy gieo yêu thương/ Bởi vì gieo thứ gì gặt thứ ấy/ nếu chúng ta gieo Bác ái, sẽ gặt được yêu thương, một mùa gặt bội thu yêu thương trên cánh đồng lúa Việt Nam

81/ Qua dụ ngôn này, ý Chúa muốn dạy gì? Dụ ngôn này cũng có ý nói đến những người đang thất vọng vì kết qủa quá ít ỏi/ Chúa cũng có ý nói với các môn đệ vì họ luôn có cảm tưởng Lời Chúa chỉ gặp thuần thất bại/ Đây là một dụ ngôn của niềm hy vọng/ Bởi những thất bại ấy ngày hôm nay đâu thiếu, cũng không thiếu những Ki-tô hữu chán nản/ Đức Giê-su cũng muốn thông truyền niềm tin không gì có thể lay chuyển  được của Ngài/

82/ Nhiệm vụ chính của Chúa Giê-su là gì? Chúa Giê-su đã được Chúa Cha sai đến, Người vâng lệnh và đến để khai mạc nước Thiên Chúa/ Ngài ra đi gieo giống và chấp nhận những khó khăn, chậm chạp, thất bại, nhưng mùa gặt cũng sẽ tới/ Dường như Thiên Chúa gieo thuần trong thất bại/ Nhưng bắt đầu từ những khởi đầu ít hứa hẹn ấy, sẽ bùng lên một mùa thu hoạch vượt quá mọi niềm hy vọng/ Bởi huê lợi kỳ diệu của những hạt giống rơi trên đất tốt, sẽ đền bù rộng rãi cho những hạt giống không mọc ,không trỗ bông /

83/ Thiên Chúa khẳng định điều gì? Cách gieo hạt ở Palestin đã cho Chúa cơ hội để giải thích Nước Trời/ Người ta gieo hạt trước khi cày ruộng, kẻ qua người lại làm đất chai lỳ không cho hạt giống mọc lên, đất không màu mỡ, đá trồi , gai mọc bóp nghẹt cây lúa trước khi nó kịp nẩy nở, nhưng dù huê lợi không đồng đều thì đất màu mỡ vẫn có./  Thiên Chúa ước lượng rằng : Cho dù hạt giống có mất mát thì mùa gặt vẫn bội thu / Đức Giê-su vẫn khẳng định : Cho dù có gặp bao trở ngại thì nước Thiên Chúa vẫn sẽ đạt đến sự viên mãn/**R

 

TÓM Ý

Khi rao giảng Lời Chúa, ta thường gặp những trở ngại nào? Chúng ta thường gặp phải 2 lực đối kháng nhau sau đây:

a) Chúng ta đều biết lời Chúa khi được gieo thì chắc chắc sẽ mang lại hiệu quả với hoa trái dồi dào/

b) Đàng khác chúng ta cũng gặp phải một sự chai cứng của tâm hồn, nhiều người chỉ muốn sống chìm ngập trong tội lỗi /

2/ Tại sao Lời Chúa lại trở nên lạc lõng? Thế giới hôm nay đang rất ồn ào với biết bao tiếng ồn của các loại máy móc, âm nhạc, máy bay, xe hơi, xe gắn máy/ Khiến cho việc rao giảng lời Chúa trở nên lạc lõng như tiếng kêu giữa sa mạc mênh mông, chẳng còn nghe tiếng ai đáp trả /

3/ Người rao giảng lời Chúa luôn cảm thấy thế nào? Người rao giảng lời Chúa luôn cảm thấy cô đơn,lạc lõng, không thấy ai thao thức với mình, cho nên họ dễ dàng chán nản, buông xuôi, bỏ cuộc/

4/ Muốn rao giảng lời Chúa , chúng ta cần có thứ gì?Muốn rao giảng lời Chúa, chúng ta cần có một lòng tin mạnh mẽ, vì khi mất niềm tin thì sự sống cũng mất, sự hăng say cũng tan biến/ Sứ vụ rao giảng tin mừng cũng tan nát theo/ Mất đi niềm tin cũng là chối bỏ sự hiện hữu của thiên Chúa .

5/ Giới trẻ hôm nay đang khát vọng tìm kiếm điều gì?  Họ đang khát vọng tìm kiếm giá trị của tâm linh/ Con người sống mà không có nó thì con người sẽ trở nên lạc lõng, bơ vơ, không có chỗ nương tựa/

6/ Thế giới hôm nay đang mâu thuẫn như thế nào? Họ đang mâu thuẫn, khi thì họ nói Thượng đế đã chết, khi thì họ nhìn nhận và chạy đi tìm kiếm Ngài/ Họ đang tìm kiếm một Thiên Chúa giữa xã hội tục hóa và vô tín ngưỡng/

7/ Giáo Hội đang gặp nhiều khó khăn gì? Giáo Hội đang gặp nhiều khó khăn , đó là sự xuất hiện của nhiều giáo phái huyền bí/ Bởi họ không tìm ra lời giáo đáp cho khát vọng tôn giáo/ Một mặt Giáo hội khó lòng chứng minh sự hiện diện của Thiên Chúa khi mà đời sống của bậc tu trì chưa chứng minh được một cách cụ thể rõ ràng rằng : Các Ngài là môn đệ đích thực của Chúa Ki-tô . Vì thế họ buộc phải đi tìm Thiên Chúa ở những giáo phái khác !!!

8/ Cộng đồng Vatican II đã xác quyết như thế nào? Các nghị phụ cho rằng : Trách nhiệm của sự xuất hiện của những con người vô tín ngưỡng ngày càng đông, càng nhiều là trách nhiệm của mọi người tín hữu/ Bởi họ đã không bày tỏ rõ ràng khuôn mặt Chúa Ki-tô cho thế giới biết / mà chỉ đưa ra một khuôn mặt mập mờ khiến cho thế giới ngày càng hiểu lầm/ Bởi thế, cho nên thế giới hôm nay không chịu tin vào lời những người rao giảng / mà họ chỉ đòi sự xuất hiện của các chứng nhân/

9/ Ngày xưa, Chúa quở trách ai? Chúa quở trách luật sĩ biệt phái ,bởi họ nói một đằng mà lại làm một nẻo / Họ đã chất nặng lên vai người khác, nhưng họ lại không chịu đụng ngón tay vào.

10/ Chúa Gie-su đã khăng định điều gì với các môn đệ? Chúa Yesus đã căn dặn các môn đệ : Nếu các con không sống tốt hơn luật sĩ và biệt phái thì chẳng vào được Nước Trời đâu!

11/ Vì sao dân chúng không đón nhận Tin mừng?Những người làm tông đồ, thường than phiền vì sao người đời không chịu đón nhận tin mừng/ Mỗi lúc như thế, sao tôi không cật vấn lương tâm -> Thật sự tôi đã rao giảng lời Chúa như thế nào?/ Tôi đã rao giảng bằng lời hay tôi đã rao giảng bằng hành động? Tôi đã thuyết phục họ bằng chân lý, phúc âm hay chỉ mới rao giảng bằng sự khôn ngoan của trần thế? Tôi đã làm điều Chúa muốn chưa? Hay tôi chỉ mới làm điều tôi muốn?

12/ Nếu muốn rao giảng lời Chúa thành công thì ta phải làm sao? Nếu muốn rao giảng lời Chúa thành công thì chúng ta phải dùng sức mạnh của chính Chúa chứ không phải sức mạnh của riêng mình. Bằng không, những thành công của chúng ta chỉ là hời hợt, nhất thời mà thôi !

13/ Lời Chúa phát sinh hiệu quả ra sao? Lời Chúa là Lời sống động, là Lời phát ra hành động, Vậy trước khi ta trách móc sự lãnh đạm của người khác, thì ta cần hỏi lại xem : Bản thân ta đã đón nhận lời Chúa như thế nào? Lời Chúa đã sinh hoa kết quả như thế nào trong đời sống của chúng ta ?

14/ Thế giới hôm nay đòi hỏi điều gì? Thế giới hôm nay chỉ tin lời của chứng nhân, nếu chúng ta nói được mà làm không được thì đương nhiên hiệu quả của lời nói của chúng ta không thể có kết quả mỹ mãn được! Cuộc sống của chúng ta phải là một bằng chứng hùng hồn về tác động hiệu quả của lời Chúa/ là một kiểu gieo hạt mang lại kết quả nhiều nhất ở trần gian này !

15/ Thế giới hôm nay họ đòi gì? Thế giới hôm nay họ không chịu nghe lời một nhà hùng biện với một mớ lý thuyết suông / Nhưng là họ cần nhân chứng, cần những người dám đem Lời Chúa ra thực hành/

16/ Thánh Toma ngày xưa đã đòi thế nào? Thế gian đang dùng chính câu nói của Thánh Toma ngày xưa: Nếu tôi không thấy thì tôi không tin/ Nói thì dễ nhưng làm lại khó/ Nếu nói được thì phải làm được/ Bằng không, lời nói ấy chỉ là gió thoảng mây bay, không mang lại lợi ích  gì   ?  **R

 

Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1782
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  17
 Hôm nay:  904
 Hôm qua:  2309
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11448348
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top