Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 17 Thường Niên A / Giuse Luca

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN A 

ĐỀ TÀI:  KHO BÁU VÀ NƯỚC TRỜI

 

Tung hô Tin Mừng:  x.Mt 11,25

Haleluia. Haleluia. Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mặc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 13, 44-52

Người ấy về bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mát-thêu.

44 Hôm ấy, Đức Giê-su kể cho dân chúng dụ ngôn này: "Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.

45 "Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp. 46 Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.

47 "Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. 48 Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. 49 Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên sứ sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, 50 rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng.

51 "Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không?" Họ đáp: "Thưa hiểu." 52 Người bảo họ: "Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ."

Đó là lời Chúa.

 

 NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/ Một môn đệ của Chúa với một vận động viên khác nhau thế nào?

2/ Họ có điểm nào chung?

3/ Họ có điểm nào khác biệt ?

4/ Thứ nào có giá trị vĩnh cửu ?

5/ Chúng ta đã cố gắng như thế nào?

6/ Lúc nào thì ta phát hiện kho báu Nước Trời ?

7/ Giá trị của hai thứ khác nhau thế nào?

8/ Lúc nào thì chúng ta thấy viên ngọc quý ?

9/ Một nghịch lý khi mua nước trời là gì ?

10/ Tại sao người giàu có lại khó mua?

11/ Muốn theo Chúa phải nhìn vào đâu?

12/ Vua Salomon khôn như thế nào?

13/ Ơn khôn ngoan bao gồm những thứ gì?

14/ Chúa Giê-su trả lời câu hỏi của chàng Thanh niên như thế nào?

15/ Tại sao chàng thanh niên tháo lui?

16/ Kho báu và viên ngọc quý giá như thế nào?

17/ Vì sao họ mãn nguyện?

18/ Điều nào thường gây khó khăn ?

19/ Ai là mẫu gương cho chúng ta soi?

20/ Chúa muốn khuyên chúng ta điều gì ?

21/ Tại sao chúng ta không nên tìm những thứ của cải mau qua ?

=>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: MỤC TIÊU HÀNG ĐẦU

1/  Tại sao phải hy sinh tất cả: Hình ảnh bài Tin Mừng chúng ta nghe hôm nay lại được diễn tả bằng những hình ảnh thời xưa. Thay vì nói về ông lái buôn đã hy sinh tất cả để mua cho được viên ngọc quý. Hay bác nông dân đã phải bán hết gia sản để mua cho được miếng đất chứa đựng kho tàng.  Nếu ở vào thời đại chúng ta đang sống, có lẽ Chúa Giê-su sẽ đề cập đến một vận động viên đang tham dự thế vận hội. Bởi anh ta đã hy sinh tất cả, kiêng cữ và luyện tập hết sức nghiêm  túc mới mong chiếm được chiếc huy chương vàng thế giới.

2/ Đâu là ý muốn của Thiên Chúa? Ba người này đều có một điểm chung : Anh lực sĩ, Ông lái buôn và Bác nông dân, họ sẵn sàng hy sinh tất cả cho một mục đích riêng .

3/ Điểm chung của họ là hy sinh tất cả, từ điểm chung này, nó dẫn chúng ta đến ý muốn của Thiên Chúa, đó là muốn trở thành công dân Nước Trời.  Điểm chung này đòi hỏi chúng ta phải dấn thân triệt để => Phải cố gắng hết sức, chứ không thể hiện mục tiêu ấy một cách à ới, như một việc phụ thuộc, như một mối tiêu khiển. Chúng ta phải đầu tư 100% năng lực và phải  xem nó như mục tiêu hàng đầu. Đây là một cuộc dấn thân trọn vẹn.

4/ Điểm khác biệt giữa một Ki-tô hữu và một vận động viên: Điểm khác biệt quan trọng theo như lời Thánh Phao-lô diễn tả : Một vận động viên khi tập luyện thì phải tuân theo một kỷ luật nghiêm khắc để chỉ mong có một chút vinh quang chóng tàn chóng qua. Còn chúng ta chịu gian khổ là để đoạt được triều thiên vinh quang tồn tại đến muôn đời, đây mới là điểm khác biệt chính yếu nhất.

5/ Những thứ có giá trị ngắn ngủi:  Viên Ngọc của ông lái buôn, kho tàng của Bác nông dân hay tấm huy chương của anh lực sĩ là những thứ chỉ có giá trị trong một thời gian ngắn. Bởi khi Chúa cất tiếng gọi thì những thứ vật chất kia chẳng còn có chút giá trị gì! Có những tấm huy chương trong chiến tranh, người ta phải đánh đổi cả sinh mạng, nhưng chỉ cần vài ba chục năm sau ,nó chỉ còn là món đồ lưu niệm chỉ đáng giá vài chục bạc. Nhưng Nước Trời thì luôn mang giá trị vĩnh cửu.

6/ Chúng ta đã cố gắng đến mức nào rồi? Vận động viên thì dấn thân hết sức để tìm cho ra chút xác đất vật hèn. Còn chúng ta khi dấn thân theo Chúa, chúng ta cố gắng đến mức nào rồi? Chúng ta đã thương yêu nhau chưa, chúng ta đã tha thứ cho nhau chưa, chúng ta đã giúp đỡ kẻ túng thiếu chưa, chúng ta đã an ủi kẻ khổ đau chưa? Chúng ta có dấn thân trung thành với Chúa chưa? Nếu chưa làm thì chung ta đang làm cho Chúa và mọi người rất thất vọng đấy, và chúng ta đã trắng tay rồi!

7/ Thế nào là một sự tình cờ? Anh nông dân làm thuê, tình cờ phát hiện kho báu trong ruộng. Lái buôn tình cờ gặp viên ngọc đẹp. Phản ứng của cả hai rất giống nhau, đó là đi bán tất cả những gì mình có để mua thứ vừa tìm được. Ở đây không thấy có sự giằng co hay tiếc nuối. Niềm vui diễn ra thật nhanh gọn, ai cũng hạnh phúc khi có được điều mình mong ước.

8/ Nhìn một thực tế từ kho báu : Thái độ của hai người thật vui mừng hạnh phúc được coi như là bình thường, ta cũng sẽ vui mừng như vậy! Ở đây chỉ đề cập đến khía cạnh => Kho báu và viên ngọc là những thứ có giá trị hiển nhiên, hấp dẫn, là những thứ có thể nhìn thấy được. Những báu vật ấy hứa hẹn một sự giàu sang mà ai cũng thích, cũng thèm, nên người ta dễ bán tất cả để mua được chúng .

9/ Đem so sánh Nước Trời với kho báu : Con người bị ảnh hưởng bởi sự thích hưởng thụ vật chất, ai cũng coi kho báu là những thứ quý giá nhất trên đời này vì nó tượng trưng cho tiền bạc, quyền uy, danh vọng và khoái lạc. Khi đem so sánh với Nước Trời là kho báu bền vững mà Đức Giê-su chính là viên ngọc quý đích thực, nhưng chúng ta lại thấy nó có cái gì quá mơ hồ và xa xôi, ít lôi cuốn, thậm chí nhiều người còn cho rằng nó không có thật. Chính vì thế, chúng ta thường ngần ngại, dè xẻn, tiếc xót khi phải hy sinh cho Chúa.

10/ Làm sao ta có thể thấy được những thứ vô hình? Chính vì tin yêu nên chúng ta mới thấy Chúa Giê-su là viên ngọc quý. Vì thế, chỉ có ai thấy được những thực tại vô hình thì mới ngất ngây trước giá trị của chúng, khi đó họ mới sẵn sàng vui tươi, hồn nhiên đánh đổi tất cả kho tàng phù phiếm ở đời này để lấy kho báu bất diệt ở trên trời ( Mt 6,20).

11/ Người Ki-tô hữu sẽ gặp được kho báu lúc nào? Có khi tình cờ, có khi trải qua biến cố có khi qua một người bạn, qua một cuốn sách, một đoạn Lời Chúa, một bài giảng lễ, một kỳ tĩnh tâm. Chúng ta chợt gặp được Chúa Giê-su như gặp một viên ngọc sáng ngời hấp dẫn, Ngài mời gọi chung ta rời khỏi cái tôi tầm thường ích kỷ, những đam mê dục vọng, để mua lấy tình bạn bất diệt với Ngài .

12/ Một nghịch lý khi mua Nước Trời => Nước Trời ai mua cũng được, dù người nghèo. Càng nghèo thì càng dễ mua ,chỉ cần bán đi tất cả những gì mình có, chỉ khi nào mình bán đi tất cả mà lòng mình vẫn thấy vui vì Chúa, thì lúc đó chúng ta đã mua được Nước Trời.

13/ Tại sao giàu có lại là một trở ngại? Càng giàu càng khó mua Nước Trời bởi vì giàu sang, danh vọng, khoái lạc luôn là điều hấp dẫn con người, trói buộc con người, không cho con người ngước lên cao để ước ao sống những giá trị cao đẹp hơn.

14/ Câu chuyện anh thủy thủ trẻ leo cột buồm: Anh là lính mới, người ta căn dặn anh khi leo lên cột buồm cao, đừng bao giờ ngó xuống thấp, lúc đầu anh làm được nhưng khi nghe thấy tiếng gió rít anh sợ quá nên nhìn xuống thế là ruột gan anh lộn lên và suýt nữa thì anh lộn đầu xuống biển. May nhờ những người bên dưới nhắc nhở nên anh không ngó xuống nữa, anh ngó lên trời và đã leo lên được tới trên đài quan sát.

15/ Từ bài học này, chúng ta thấy khi muốn theo Chúa, phải nhìn lên Trời ,đừng nhìn xuống đất / vì chỉ thấy những gì vật chất quyến rũ, thu hút, khiến chúng ta khó có thể nào ước ao leo đến tận Trời để gặp được Chúa.****

 

Bài 2: MỘT SỰ LỰA CHỌN

16Một điều ước : Ước gì chúng con mau  mắn, vui tươi bán tất cả những gì chúng con có để mua cho được viên ngọc quý giá là Nước Trời. Ước gì chúng con không bao giờ quay lưng lại trước những lời mời gọi của Chúa, không bao giờ ngoảnh mặt để tránh cái nhìn yêu thương mà Chúa dành cho từng người trong chúng con.

17/ Sự khôn ngoan của Vua Sa-lô-môn: Ông là vị Vua nổi tiếng khôn ngoan, nhiều vụ án quá khó khăn đã được Ông xử một cách khéo léo không khác gì Bao Công bên Tàu, khiến cho Nữ Hoàng Saba ở mãi tận Phương Nam xa xôi cũng muốn đến nghe sự khôn ngoan của ông. Nhưng điều mà Chúa khen ông nhất chính là lúc ông lựa chọn ơn Chúa. Ông đã không xin trường thọ hay giàu sang, mà chỉ xin cho được ơn khôn ngoan, Thiên Chúa rất hài lòng nên đã ban cho ông mọi thứ mà ông không dám xin.

18/ Thứ khôn ngoan mà các Ki-tô hữu cần có: Chúa muốn chúng ta bắt chước Vua Sa-lô-môn => Biết xin ơn khôn ngoan, biết khôn ngoan trong các sự lựa chọn ,nhất là phải biết lựa chọn Nước Trời như những người trong bài Tin Mừng hôm nay.

19/ Khôn ngoan trong cách đi tìm => Phải thao thức đi tìm ,đây là thái độ của con người bôn ba dò tìm, nghe ngóng, khảo sát. Chắc cũng phải đào bới nhiều mới có thể tìm thấy kho tàng trong ruộng, phải vất vả đi khắp đó đây dò tìm viên ngọc. Phải thao thức dò tìm trong việc ra khơi thả lưới, sau đó phải vất vả lựa chọn. Cho dù vất vả, họ cũng quyết dò tìm cho ra Nước Trời.

20/ Khôn ngoan trong cách  phân định => Đời sống đem đến cho ta rất nhiều cơ hội, rất nhiều giá trị thượng vàng hạ cám, như thả lưới bắt được nhiều loại cá. Giữa các thứ giá trị ấy, ta phải biết định giá để lựa chọn thứ nào có giá trị cao đẹp. Lựa cá tốt, vứt bỏ cá xấu, đánh giá được giá trị của viên ngọc dù nó đang ở dạng thô với hình dáng bề ngoài sù sì dơ bẩn. Biết giá trị của kho tàng dù nó đang bị chôn dưới lòng đất sâu. Biết được giá trị của Nước Trời dù Nước Trời chưa tỏ hiện rõ ràng trên thế gian.

21/ Khôn ngoan trong cách dấn thân => Khi đã biết được kho báu, họ quyết dấn thân theo đuổi đến cùng. Họ muốn dấn thân trọn vẹn nên dám bán tất cả những gì mình có đế đánh đổi lấy kho tàng, để đổi lấy viên ngọc quý, quyết liệt dấn thân là bán hết nhà cửa rồi không quay về chốn cũ nữa mà chỉ gắn bó với quê hương mới mà thôi. Dấn thân là say mê là khao khát mãnh liệt chỉ vì viên ngọc quý, chỉ vì Nước Trời. Đó là thái độ dấn thân cần phải có .

22/ Khôn ngoan là biết từ bỏ, từ bỏ lớn lao là bán tất cả những gì mình thích có, là dứt lìa những gì mình đã gắn bó bấy lâu. Bỏ một nơi từ lâu đã yên thân để dấn thân vào một tương lai bấp bênh. Đúng thật là phiêu lưu tận cùng!

23/Khôn ngoan trong cách dứt khoát => Là từ bỏ một cách nhẹ nhàng thanh thoát, từ bỏ rồi mà vẫn cảm thấy vui, từ bỏ cách mau mắn tất cả những gì là xưa cũ. Quên đi những thứ cũ, chỉ gắn bó tha thiết với kho tàng mới tìm thấy!

24/ Thái độ lựa chọn phải như  thế nào? Phải bán tất cả mới đủ sức mua viên ngọc Nước Trời. Phải đầu tư trọn vẹn con người với tất cả tài năng sức lực, trí tuệ, thời giờ, mới mong chiếm được Nước Trời. Chỉ cần luyến tiếc một chút là bất thành, chần chừ một chút là hư việc, nấn ná một chút sẽ lỡ mất cơ hội.

25/ Câu chuyện của hai anh em Sopot và Sopa : Aman là một làng chài lưới, nhìn vẻ bề ngoài thì không thấy thứ gì chứng tỏ rằng dân làng này giàu có. Nhưng trên gương mặt họ luôn có niềm vui tươi chứng tỏ rằng dù nghèo vật chất không ngăn cản họ sống hạnh phúc. Mọi người trong làng đều sống an vui mặc dù họ nghèo. Nhưng một ngày nọ, hai anh em đánh cá trong làng là Sopot và Sopa lưới lên được một thùng rất nặng khi thuyền vào đến bờ họ mở toang thùng ta và rất kinh ngạc khi thấy trong thùng chứa đầy những viên ngọc quý. Hai anh em chưa biết làm gì với kho tàng, bèn bàn nhau nên đến hỏi nhà hiền triết Aki-an sống gần bên. Sopot hỏi : Chúng tôi phải làm gì với những hạt ngọc này? Số lượng đủ để phân chia cho dân chúng trong làng mỗi người một viên và như thế chúng tôi sẽ trở thành những người giàu có. Nghe thế, Nhà hiền triết trả lời cách khô khan : “ Hãy đem đổ lại xuống biển” .

26/ Câu hỏi của chàng thanh niên với Chúa Giê-su: Câu hỏi của anh em Sopot làm cho chúng ta suy nghĩ đến câu hỏi của chàng thanh niên giàu có trong Tin Mừng : “ Thưa Thầy, Tôi sẽ làm gì để được sống đời đời?” Chúa Giê-su không đề nghị chàng thanh niên tích trữ thêm để được hạnh phúc, nhưng Chúa bảo : “ Hãy về bán đi những gì anh có, rồi đến đây theo Ngài. Bởi Ngài là tất cả, có được Ngài là có tất cả, vì Ngài là nguồn hạnh phúc”.

27/ Viên ngọc quý là chính Chúa => Chàng thanh niên không dám lấy những gì anh sở hữu mà cho người nghèo, anh chưa thể hiểu được rằng : Đức Giê-su chính là viên ngọc quý, chính Ngài là sự sống đời đời mà anh đang tìm kiếm ( Mt 19,16-22). Bởi vì hạnh phúc đời đời của Chúa Giê-su xem ra còn quá xa xôi, bởi thế anh không dám bỏ sự an toàn hiện tại của mình là một thực tại, để đi theo một Đấng vì quá nghèo đến đỗi không có chỗ tựa đầu ( Mt 8,20). Anh ta chỉ sợ là mình đang thả mồi bắt bóng.

28/ Tại sao phải mua, phải chiếm ngay, phải sở hữu ngay? Trong Tin Mừng, người nông dân tình cờ tìm thấy kho báu trong ruộng, người lái buôn bất ngờ tìm thấy được viên ngọc quý. Họ hối hả trở về nhà, trong đầu họ chỉ có một ý nghĩ là phải mua ngay bằng mọi giá, nếu không sẽ lỡ mất cơ hội ngàn vàng. Muốn mua ngay thì phải bán ngay, như thế kho báu rõ ràng có giá trị lớn hơn nhà cửa. Kho báu và viên ngọc có một sự hấp dẫn kỳ diệu, cả hai cùng cảm thấy mình phải chiếm lấy ngay, cho dù phải đánh đổi bằng số tài sản của mình .

29/ Thái độ của anh nông dân và anh lái buôn: Cả hai đều phải bán tất cả những gì mình có. Anh lái buôn thì phải bán nhiều hơn anh nông dân nghèo. Nhưng cả hai đều phải bán tất cả, bán tất cả những cái cũ để mua cho được cái mới. Chỉ cần có được cái mới này thì hai người sẽ mãn nguyện . Và có được cái mới rồi thì cuộc đời sẽ không còn như ngày xưa nữa. Không tiếc nuối, không dằn vặt nhưng trong lòng có được một niềm vui chan chứa, tuy nhìn bề ngoài thì khó có ai hiểu nổi thái độ của hai người này. Nhưng cuối cùng thì chỉ có ai thấy rồi thì mới tin được . 

 

Bài 3: KHO BÁU NƯỚC TRỜI

30/ Câu chuyện vị ẩn sĩ trong sa mạc : Có người đến gặp Vị Ẩn Sĩ sống trong sa mạc và hỏi : “Thưa Cha, Cha là người có nhiều kinh nghiệm, xin Cha giải thích cho con rõ”. Tại sao nhiều người trẻ vào tu trong sa mạc này, nhưng sau đó lại có lắm người bỏ đi về, và có rất ít người bền đỗ. Vị Ẩn Sĩ bèn trả lời : Chuyện này cũng giống như chuyện một con chó đuổi theo một con thỏ, nó vừa đuổi vừa sủa inh ỏi. Nhiều con chó khác nghe nó sủa và thấy nó chạy, liền chạy theo. Chẳng bao lâu những con chạy theo này đều mệt lả và ngừng lại, chỉ còn lại con chó đầu tiên lúc nào cũng tiếp tục chạy cho đến khi bắt được con thỏ. Còn những con chó kia không thấy. Ý của vị Ẩn Sĩ muốn nói rằng : Chỉ có người nào thấy được Đấng mình đang theo đuổi, thì người ấy mới dám theo đuổi Đấng ấy đến cùng. Dù phải chịu nhiều hy sinh, nhiều từ bỏ.

31/ Chúng ta có thấy được những gì? Vấn đề chủ yếu ở đây là chúng ta có thấy được Nước Trời, thấy được kho báu, có thấy được Đức Ki-tô là viên ngọc quý không? Nếu chúng ta thực sự thấy và xác tín như vậy thì chúng ta mới từ bỏ dễ dàng hơn.

32/ Điều thực tại nào gây khó khăn cho chúng ta? Làm sao chúng ta có thể thấy Nước Trời là kho báu trong khi chúng ta luôn bị giam hãm trong một thế giới khả giác nhưng lại đầy ảo giác này? Bởi thế gian dạy chúng ta rằng : Kho báu duy nhất chính là tiền của và khoái lạc, làm sao chúng ta có thể thoát ra khỏi giá trị của người đời và có thể nếm trải được tính ưu việt của Nước Trời.

33/ Ai là người có thể bán tất cả để có được Đức Ki-tô? Người có thể bán tất cả vật chất lẫn tinh thẩn để có được Đức Ki-tô . Đó chính là Thánh Phao-lô : “ Tôi đã coi tất cả là thiệt thòi, nếu đem so với mối lợi tuyệt vời, là có được Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của Tôi. Vì Ngài mà tôi đành mất hết, và tôi đã coi tất cả như đồ bỏ để được Đức Ki-tô và được kết hợp với Ngài” (Pl 3,8-9) Thánh Phao-lô đã từ bỏ tất cả để được Chúa.

34/ Giá trị thật, kho báu thật : Nước Trời mới thật là kho báu, là viên ngọc đáng cho loài người bỏ công đi tìm kiếm và sẵn sàng từ bỏ tất cả để chiếm cho bằng được. Đây mới chính là sự khôn ngoan đích thực có thể đem lại hạnh phúc vĩnh cửu (1 V3, 4-14). Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì được ích gì!

35/ Hãy đi tìm đúng thứ thật : Việc lựa chọn dứt khoát là còn tùy thuộc vào mỗi người chúng ta. Hãy chọn cho đúng thứ thiệt, hãy chọn cho kịp lúc kẻo mất cả chì lẫn chài kẻo không còn kịp, đừng để khi số phận đã được quyết định.

36/ Những thứ với vẻ hào nhoáng bên ngoài, coi chừng đồ giả: Tin Mừng đưa ra 3 hình ảnh : kho tàng, viên ngọc quý, và mẻ lưới, cả 3 đều có chung một lý tưởng => Nước Trời là một thứ quý giá và ai cũng muốn chiếm hữu, chúng ta phải sẵn sàng hy sinh tất cả. Trong cuộc sống, chúng ta thấy có những thành công sáng chói, nhưng đó có thể chỉ là vẻ hào nhoáng bên ngoài, để rồi khi đứng trước ngưỡng cửa vĩnh cửu thì ta thấy tâm hồn họ đã bị mục rữa từ lâu. Trái lại, có những tâm hồn âm thầm chịu đựng, tuy cuộc sống của họ tăm tối bản thân họ nhiều khi bị ghét bỏ khinh chê, nhưng tâm hồn  họ lại được Chúa yêu thương chúc phúc.

37/ Chúa Giê-su dưới cặp mắt của thế gian => Dưới cặp mắt của người đời thì Chúa Giê-su hoàn toàn thất bại khi bị treo trên thập giá, thế nhưng chính cái kết thúc bi thương ấy lại mở ra cho chúng ta một con đường vinh quang mà loài người không ai có thể tưởng tượng nổi!

38/ Chúng ta hiểu gì về Thiên Chúa? Người lái buôn khi khám phá ra viên ngọc đã bán tất cả tài sản. Đây là một sự lựa chọn đúng, đáng ca ngợi và khích lệ. Đối với chúng ta, nếu chúng ta hiểu được Hồng Ân Thiên Chúa ban, chúng ta cũng sẽ hành động như vậy. Thế nhưng cũng có biết bao người khao khát hạnh phúc, nhưng đã lầm lẫn tệ hại khi đi chọn lựa cho mình những sự chóng qua, để rồi ngay từ đời này họ đã nếm trải những sự bẻ bàng và cay đắng.

39/Chúa Giê-su khuyên nhủ điều gì? Chúa bảo : “ Các con hãy thu tích cho mình những kho tàng trên trời, nơi mà mối mọt không thể phá hủy và kẻ trộm không thể đục tường khoét vách mà lấy đi. Bởi kho tàng ở đâu thì lòng các con cũng ở đó”.

40/ Chúng ta thường lầm tưởng điều gì? Khi chúng ta đi vào con đường dẫn tới Nước Trời, chúng ta cũng dễ dàng lạc lối. Bởi chúng ta thường tìm hạnh phúc nơi không có bóng dáng của nó. Trái tim ta rất quảng đại, rộng lớn, nhưng lại thích chất đầy những ảo ảnh phù du. Hãy nhìn hình ảnh con thiêu thân, chúng đang lao vào lửa, lửa đam mê, lửa dục vọng sai trái sẽ đốt cháy cuộc đời của chúng ta.

41/ Một câu hỏi nhỏ: Mỗi chúng ta hãy tự kiểm điểm xem => Chúng ta có dám hy sinh tất cả để chiếm lấy Nước Trời, và chúng ta có dám từ bỏ mọi sự để bước theo Chúa hay không? Chúng ta chọn Chúa hay muốn chọn sự an nhàn vui thú do tiền bạc của cải mang lại?

42/ Thiên Chúa đến với nhân loại để làm gì? Thiên Chúa đến ở cạnh nhân loại không ngoài mục đích làm xáo trộn cuộc sống của con người, thay đổi cách nhìn, cách đánh giá sự vật, cách định hướng cuộc đời. Chúng ta hãy nhìn vào một con người có cuộc đời bình thường, ngăn nắp, cuộc sống rất bảo đảm, trong một gia đình danh giá. Nhưng rồi bỗng chốc một ơn lạ thường xảy đến đã làm đảo lộn tâm trí, óc phán đoán và lòng dạ của anh ta, như thể là anh vừa khám phá ra một kho tàng vô giá dưới chân mình. Đó là Thánh Phan-xi-cô Assisi, người đã từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa.

43/ Lời Chúa đã đảo lộn cuộc sống nhân loại  như thế nào? Nhân loại đang sống trong trật tự tự nhiên, trong sự hòa hợp tương giao, nhưng bỗng dưng trong cái trật tự hòa hợp và tương giao ấy đã bị lời Chúa gieo vào một yếu tố làm thay đổi tất cả lại gây căng thẳng, gây ra sự chống đối nữa. Chúa lại bảo là : “ Lời cả thế gian mà mất linh hồn nào lợi ích gì”!. Đây có phải là một trật tự mới, một quy luật tương giao mới. Mà quy luật tương giao này phải dựa vào Thiên Chúa và ngay lập tức cuộc sống nhân loại mang một chiều hướng mới, một giá trị mới. Nhờ đó phát sinh ra sự kháng cự, xung đột, nguyên do là Đức Ki-tô đã gây xáo trộn sâu xa cho mọi tầng lớp nhân loại.

44/ Phúc âm muốn chúng ta xét lại tất cả các loại giá trị chóng qua, không phải là chúng ta đánh đổi một nước giàu sang để lấy một nước giàu sang hơn. Nhưng là đặt của cải chóng qua bên dưới của cải tối cao, đặt của cải chóng tàn bên dưới của cải vĩnh cửu. Ý Chúa muốn chúng ta đưa ra một đánh giá đúng và một lựa chọn chính xác.***

 

Bài 4: CÁI KHÔN CỦA CON CÁI CHÚA

45/ Bài tin mừng hôm nay thúc giục chúng ta tìm kiếm sự gì? Vua Salomon đã không xin Thiên Chúa điều gì khác ngoài sự khôn ngoan, lời xin ấy rất đẹp lòng Chúa nên Salomon đã được như ý, và ông trở thành vị Vua khôn ngoan nhất trên đời.

46/ Dụ ngôn trong bài tin mừng dạy chúng ta điều gì? Chúa muốn nhắc cho chúng ta tìm kiếm sự khôn ngoan. Hai con người tìm được kho tàng và viên ngọc quý. Họ đã tỏ ra khôn ngoan khi sẵn sàng bán hết của cải để mua được hai thứ đó.

47/ Chúa muốn người Ki-tô hữu phải sống thế nào? Chúng ta đã biết được Chúa Giê-su, nhờ Chúa Giê-su chúng ta biết được Thiên Chúa. Chúng ta đã lãnh nhận đức tin, thì phải dứt bỏ tất cả để chiếm hữu cho được thứ quý giá ấy cho dù phải hy sinh tất cả.

48/ Đức tin mang lại cho chúng ta điều gì? Đức tin chính là kho tàng vô giá, nó sẽ đem lại cho chúng ta sự sống vĩnh cửu, là sự sống bất tận, là nguồn hạnh phúc vĩnh cửu nơi Thiên Chúa. Chính nhờ đức tin mà ta chiếm hữu được Thiên Chúa, vì ngài là nguồn mạch mọi sự thiện hảo.

49/ Đức tin giúp ta có được điều gì? Đức tin cho ta biết đời này có liên hệ với đời sau, giữa ta và Thiên Chúa. Đức tin giúp ta đón nhận nguồn ánh sáng siêu nhiên để có thể nhận biết những điều mầu nhiệm mà từ trước đến nay ta không biết. Đức tin giúp chúng ta có được cái nhìn về Thiên Chúa, về vũ trụ vạn vật, về chính bản thân chúng ta.

50/ Vua Salomon là ai? Là ông Vua sáng chói nhất của dân tộc Isareal, ông được lên kế vị vua cha lúc mới vừa 20 tuổi vào năm 960 trước công nguyên / Ông đến Gaba-on và cầu nguyện. Đức Chúa hỏi ông muốn xin gì, Vua Salomon không xin sống lâu, không xin giàu có, không xin tiêu diệt kẻ thù ,mà chỉ xin ơn khôn ngoan để biết suy xét và lãnh đạo dân riêng của Chúa. Thiên Chúa đã khen và ban cho ông sự khôn ngoan, đến đỗi từ đó về sau không ai có được sự khôn ngoan như ông.

51/ Điều bất hạnh nào đã xảy đến cho ông? Nhưng khốn thay, lúc về già ông đã thay đổi tính nết, trở nên dại dột, làm những điều mất lòng Thiên Chúa ,nên đã mang lại sự tai hại lớn lao cho dân Israel.

52/ Trong thư Thánh Phaolo, Ngài đề cập đến điều gì? Ông đề cập đến ơn tiền định, có nghĩa là từ trước khi Thiên Chúa tạo thành thế giới, thì Thiên Chúa đã định cho loài người sẽ trở nên con cái của Người, theo như hình ảnh Con của Người là anh cả của một đám đàn em đông đúc, mà hễ ai được Chúa thương yêu thì Ngài cũng ban cho họ mọi sự lành, Ngài kêu gọi họ nên thánh và ban cho họ phúc trường sinh.

53/ Ý Chúa Giê-su muốn dạy gì qua bài tin mừng? Chúa Giê-su đưa ra 3 dụ ngôn và khuyến khích những ai đi theo Chúa thì hãy hy sinh tất cả, đừng do dự, họ sẽ sở hữu được Nước Trời.

54/ Hai dụ ngôn kho báu và viên ngọc quý dạy chúng ta điều gì? Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta rằng: Nước Trời là thứ quý giá nhất, là cùng đích của mọi nỗ lực săn đuổi, tìm kiếm của mọi người / rất đáng cho chúng ta bán đi tất cả để mua lấy.

55/ Dụ ngôn mẻ lưới cá dạy chúng ta điều gì? Nó cũng có ý nghĩa như dụ ngôn cây lúa và cỏ lùng tuần trước. Dụ ngôn ấy nhắc cho chúng ta nhớ rằng: Nước Trời cũng có người tốt kẻ xấu lẫn lộn. Thiên Chúa chỉ phân xử vào ngày tận thế, kẻ tốt được thưởng ,còn kẻ xấu sẽ bị phạt trong lửa đời đời.

56/ Người đời thường nói: Khôn sống mống chết nghĩa là gì? Ý muốn dạy rằng: người khôn thì được sống, còn người dại dột thì chết. Có nghĩa là ở đời, nếu biết cách lo liệu, biết tính toán làm ăn, biết cách cư xử, thì sẽ đạt được đời sống khá giả, nếu sống ngược lại thì sẽ phải thất bại, thiếu thốn, khốn khổ.

57/ Ở lĩnh vực thiêng liêng thì sao? Ý Chúa muốn dạy rằng: Cuộc sống mai sau sướng hay khổ đều tuỳ thuộc ở nơi mỗi người, được hạnh phúc vĩnh cửu hay bị phạt trầm luân đời đời , đều là do cách chúng ta sống.

58/ Đầu mối của sự khôn ngoan là ở đâu? Nước Trời có thể đạt được là tuỳ thuộc vào mọi sinh hoạt nơi trần thế. Chúa đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ tất cả để chiếm hữu được Nước Trời, vì Nước trời chỉ có thể chiếm được bằng sức mạnh. Mà sức mạnh chính là sự khôn ngoan , mà khôn ngoan là ở nơi lòng kính sợ Thiên Chúa.

59/ Dụ ngôn kho báu nói lên điều gì? Dụ ngôn này có vẻ hơi lạ đối với chúng ta, nhưng lại hoàn toàn tự nhiên đối với người Plestine. Ngay từ thời Chúa Giê-su, người ta thường cất giấu tài sản quý giá ở dưới đất và xem đó như là nơi an toàn nhất. Vì để ở bên trên dễ bị trộm, bị cháy / chúng ta cũng nhớ lại dụ ngôn nén bạc, người đầy tớ lười biếng đã chôn giấu nén bạc ở dưới đất để khỏi bị mất (Mt 25,25). Điều này nói lên thói quen đó, ở Việt Nam thỉnh thoảnh cũng có người đào được chum vàng hay những cổ vật quý giá đã chôn ở dười lòng đất từ lâu, mà nay đã mất chủ.

60/ Người đời thường khôn như thế nào? Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chán ngán con đường danh vọng, ông đã viết lên cái triết lý “dại khôn” bằng một bài thơ: Ở đời có người khôn mà không ngoan/ Có người khôn vặt, khôn lỏi, láu cá/ cái khôn đó thánh kinh gọi là sự khôn ngoan của con cái tối tăm, nghĩa là chỉ biết khôn trong vật chất, tội lỗi mà không có chút nào khôn ngoan trong sự sáng/ không biết phân biệt điều lành, điều dữ, không biết lo cho phần rỗi. Cho nên Chúa nói: Được lời cả thế gian mà mất linh hồn thì nào được ích gì? Người khôn thì phải dùng lương tâm và lý trí soi dẫn cho những việc mình làm. **R

 

TÓM Ý

1/ Một môn đệ của Chúa với một vận động viên khác nhau thế nào? Người môn đệ Chúa phải bỏ đi tất cả, phải hy sinh tất cả để đi theo Chúa, một vận động viên cũng phải hy sinh tất cả : Kiêng cữ, luyện tập hết sức nghiêm túc mới mong chiếm được huy chương vàng thế giới.

2/ Họ có điểm nào chung? Điểm chung của anh nông dân, ông lái buôn và vận động viên : Phải hy sinh tất cả vì mục đích riêng. Người Ki-tô hữu có ước muốn riêng là trở thành công dân Nước Trời, phải dấn thân triệt để, phải cố gắng hết sức chứ không thể ước muốn à-ới/  mà phải đầu tư 100% năng lực, phải xem nó như mục tiêu hàng đầu.

3/ Họ có điểm nào khác biệt ? Điểm khác biệt giữa Ki-tô hữu và vận động viên : Vận động viên thì phải tuân theo một kỷ luật nghiêm khắc chỉ mong có được một chút vinh quang chóng tàn. Còn Ki-tô hữu thì phải chịu hy sinh gian khổ để đạt được triều thiên vinh quang vĩnh cửu.

4/ Thứ nào có giá trị vĩnh cửu ?Viên ngọc, kho tàng, tấm huy chương là những thứ có giá trị ngắn ngủi. Bởi khi Chúa cất tiếng gọi thì những thứ vật chất kia chẳng còn chút giá trị nào. Những tấm huy chương thời chiến tranh thì rất quý giá, người ta dám đổi bằng chính mạng sống nhưng chỉ cần vài chục năm sau thì nó chỉ còn là  một thứ lưu niệm, đáng giá vài chục bạc. Nhưng Nước Trời thì lại mang giá trị vĩnh cửu.

5/ Chúng ta đã cố gắng như thế nào? Vận động viên thì phải cố gắng hết sức, còn chúng ta theo Chúa đã cố gắng đến mức nào rồi ? Chúng ta có dám dấn thân cho Chúa chưa? Nếu chúng ta chưa làm được gì thì Chúa đang rất thất vọng đấy và mọi người cũng đang mong chờ chúng ta.

6/ Lúc nào thì ta phát hiện kho báu Nước Trời ? Anh nông dân thì tình cờ trong lúc làm thuê, ông lái buôn thì trong lúc lùng sục tìm mua ngọc trai thì bắt gặp, môn đệ Chúa thì qua các biến cố trong đời sống. Một người bạn, một cuốn sách…/

7/ Giá trị của hai thứ khác nhau thế nào? Viên ngọc và kho báu là những thứ có giá trị hiển nhiên, hấp dẫn. Là những thứ có giá trị nhìn thấy được, báu vật hứa hẹn sự giàu sang mà ai cũng thích cũng thèm nên người ta muốn bán tất cả để mua được chúng . Nhưng khi đem so sánh với giá trị Nước Trời, mặc dù nó vĩnh cửu nhưng người ta lại thấy nó có cái gì đó quá mơ hồ và xa xôi, ít lôi cuốn và xem ra nó không có thật. Vì thế người ta ít muốn hy sinh cho Chúa.

8/ Lúc nào thì chúng ta thấy viên ngọc quý ?Khi chúng ta tin yêu Chúa, chúng ta mới có thể thấy Chúa Giê-su là viên ngọc quý, mới thấy Nước Trời là kho tàng vĩnh cửu. Chỉ tới khi đó họ mới sẵn sàng đánh đổi tất cả những kho tàng phù phiếm để đánh đổi lấy kho tàng bất diệt.

9/ Một nghịch lý khi mua nước trời là gì ? Nước Trời là ai cũng mua được, người càng nghèo thì càng mua dễ, chỉ cần ta bán đi tất cả những gì mình có là có thể mua được. Bán hết mọi thứ mà lòng vẫn vui, thì lúc đó ta mua được Nước Trời.

10/ Tại sao người giàu có lại khó mua? => Bởi vì giàu sang, danh vọng, khoái lạc luôn là điều quá hấp dẫn con người, trói buộc không cho con người nhìn lên cao để có thể ước ao sống những giá trị cao đẹp hơn.

11/ Muốn theo Chúa phải nhìn vào đâu? Hãy nhìn lên trời, đừng nhìn xuống đất. Bởi đất có quá nhiều quyến rũ, thu hút, khiến người ta khó lòng ước ao lên trời để gặp Chúa.

12/ Vua Salomon khôn như thế nào? Sự khôn ngoan của Sa-la-môn không phải là vì ông thông minh, khôn ngoan vật chất nhưng là Chúa khen ông ở chỗ cách ông khôn ngoan lựa chọn ơn Chúa. Vì thế Chúa rất hài lòng khi ban cho rất nhiều ơn mà ông không dám xin.

13/ Ơn khôn ngoan bao gồm những thứ gì? Khôn ngoan trong cách đi tìm, khôn ngoan trong cách phân định những thứ tốt- xấu / khôn ngoan trong cách dấn thân, theo đuổi cho đến cùng / nghĩa là bán tất cả, từ bỏ tất cả, từ bỏ quyết liệt, và dứt lìa những thứ mình đã quyến luyến bấy lâu nay ,muốn từ bỏ bấy lâu nay / là dấn thân vào một tương lai bấp bênh, là từ bỏ cách nhẹ nhàng thanh thoát, từ bỏ mà lòng thấy vui.

14/ Chúa Giê-su trả lời câu hỏi của chàng Thanh niên như thế nào? Sao Chúa không đề nghị chàng thanh niên tích trữ thêm để được giàu có, hạnh phúc. Nhưng Chúa lại bảo : “ Hãy bán tất cả, bố thí cho kẻ khó. Bởi có Ngài là có tất cả, Ngài có giá trị nhất / vì Ngài là nguồn hạnh phúc” .

15/Tại sao chàng thanh niên tháo lui? Chàng thanh niên không dám hy sinh những gì mà anh ta sở hữu để cho người nghèo, anh chưa hiểu được rằng chính Chúa là sự sống đời đời mà anh đang tìm kiếm. Bởi vì hạnh phúc của Chúa hứa lại quá xa xôi. Bởi thế anh ta không dám lìa xa sự an toàn hiện tại để mà đi theo cuộc đời bấp bênh của Chúa.

16/ Kho báu và viên ngọc quý giá như thế nào? Rõ ràng kho báu và viên ngọc quý hơn nhà cửa và tài sản. Bởi thế họ hối hả trở về nhà bán tất cả thật nhanh để mua cho được. Họ sợ mất cơ hội .

17/ Vì sao họ mãn nguyện? Họ mãn nguyện khi bán được tất cả cái cũ để mua cái mới, họ sẽ có được niềm vui chan chứa. Người ngoài không nhìn thấy nên khó mà tin được, chỉ những ai tìm thấy kho tàng rồi thì mới có thể tin.

18/ / Điều nào thường gây khó khăn ? Điều gây khó khăn nhất là vì chúng ta đang ở thế giới khả giác, chứa đầy ảo giác.  Bởi thứ quý giá nhất là tiền của, danh vọng, thú vui . Thế thì làm sao chúng ta có thể thoát ra được cái giá trị ở đời để có thể nếm trải được tính ưu việt của Nước Trời!

19/ Ai là mẫu gương cho chúng ta soi? Người có thể bán tất cả vật chất lẫn tinh thần chính là Thánh Phao-lô, Người dám từ bỏ mọi sự chính là Thánh Phan-xi-cô Assisi .

20/ Chúa muốn khuyên chúng ta điều gì ? Hãy chọn đúng giá trị thật, hãy chọn cho kịp lúc, hãy chựa chọn dứt khoát ,đừng để khi mọi sự đã trễ, đừng để khi số phận đã được quyết định rồi .

21/ Tại sao chúng ta không nên tìm những thứ của cải mau qua ? Đừng tìm những thứ mang vẻ hào nhoáng bên ngoài, coi chừng là đồ giả. Bởi khi ta đứng trước ngưỡng cửa vĩnh cửu thì mới thấy tâm hồn họ đã bị mục rữa. Trái lại những tâm hồn âm thầm chịu đựng, dù cuộc sống của họ có vẻ tăm tối, tấm thân họ nhiều khi bị nghét bỏ, khinh chê. Nhưng tâm hồn họ lại được Chúa yêu thương chúc phúc. Đó mới là điều đáng lưu tâm .   **R

 

Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1478
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  613
 Hôm qua:  2309
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11448057
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top