Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 2 MV - A / Giuse Luca

CHÚA NHẬT II / MV A 

ĐỀ TÀI : GIOAN TẨY GIẢ XUẤT HIỆN VÀ RAO GIẢNG

 

Tung hô Tin Mừng:   Lc 3, 4.6

Alleluia, alleluia! Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. Alleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 3,1-12

"Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần".

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Matheu.

1 Hồi ấy, ông Gio-an Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê rằng: 2 "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần." 3 Ông chính là người đã được ngôn sứ I-sai-a nói tới: Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.

4 Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn. 5 Bấy giờ, người ta từ Giê-ru-sa-lem và khắp miền Giu-đê, cùng khắp vùng ven sông Gio-đan, kéo đến với ông. 6 Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan. 7 Thấy nhiều người thuộc phái Pha-ri-sêu và phái Xa-đốc đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng: "Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? 8 Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối. 9 Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: "Chúng ta đã có tổ phụ Áp-ra-ham." Vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Áp-ra-ham. 10 Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa. 11 Phần Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh bằng Thánh Thần và bằng lửa. 12 Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi."

Đó là Lời Chúa

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1.      Ta sẽ làm được gì nếu tâm hồn mất bình an?

2.      Mùa vọng đã đến, tâm hồn chúng ta đang hướng về đâu?

3.      Sám hối là gì ?

4.      Thực tế của sám hối là gì nữa ?

5.      Sám hối đã đủ để được Chúa tha tội chưa?

6.      Muốn sám hối có hiệu quả, ta phải làm sao ?

7.      Bí tích hoà giải giúp gì cho chúng ta ?

8.      Tại sao phải dọn đường cho Chúa đến?

9.      Sứ điệp của Gioan tiền hô nói lên điều gì?

10. Vì sao phải vào sa mạc ?

11. Khi vào hoang địa, chúng ta sẽ đi theo hướng nào?

12. Vì sao Gioan phải sống khổ hạnh?

13. Ăn uống đạm bạc sẽ có lợi gì ?

14. Ăn uống ít sẽ có lợi nào nữa ?

15. Sứ điệp thứ ba Gioan muốn gửi đến là gì?

16. Sám hối triệt để là gì?

17. Thánh Phaolo sám hối thế nào?

18. Vì sao sám hối lại quá cấp bách?

19. Sám hối đã lỗi thời hay chưa ?

=>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: LÀM SAO ĐỂ GẶP ĐƯỢC CHÚA

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

1/Gioan tẩy giả là ai? Ông là ngôn sứ đời cuối, được Thiên Chúa tuyển chọn làm tiền hô cho Đấng Cứu Thế. Ông xuất hiện trong hoang địa miền Judea để thi hành sứ mạng / để chuẩn bị lòng con người đón nhận Chúa Cứu thế đến.

2/Ông kêu gọi như thế nào? Ông mời gọi mọi người đón nhận Chúa Giê-su, tức là ông mời gọi mọi người hãy đi theo Chúa Giê-su mà vào Nước Trời. Ông kêu gọi : Anh em hãy hối cải vì Nước Trời đã đến gần. Nước Trời ở đây không phải là một nơi chốn như ở trên trần thế như mọi người vẫn hiểu. Nhưng đây là một tình trạng thánh thiêng của Thiên Chúa. Ngài là Đấng Chí Thánh vượt trên mọi tạo vật.

3/Làm sao chúng ta có thể chung sống với Thiên Chúa? Ai muốn gặp Thiên Chúa thì phải có một thể trạng thích hợp. Con người phàm có lối sống tự nhiên, là loài sống trong tội lỗi cho nên không thể đến gần Thiên Chúa, càng không thể thích hợp để đi vào Nước Trời.

4/Điều kiện để con người có thể gặp được Thiên Chúa là gì ? Muốn gặp được Thiên Chúa, muốn được Ngài cho vào Nước Trời thì con người phải tự nguyện thay đổi đời sống mà việc thay đổi này thì Tin Mừng lại gọi là hối cải, điều kiện này là tối cần thiết nếu con người muốn vào Nước Trời.

5/Thế nào gọi là hối cải ? Hối cải là thay đổi toàn diện, từ trong tư tưởng, lời nói đến việc làm, cách ăn, cách nói, cách nghĩ, cách xử sự, đây là thái độ sống phải thay đổi từ bên trong ra bên ngoài.

6/Thế nào gọi là thay đổi? Là từ bỏ tội lỗi, tránh làm mọi điều xấu xa. Điều xấu là những gì chống lại Thiên Chúa, đi ngược lại với ý  muốn tốt lành của Người , thì sẽ không thích hợp với Nước Trời.

7/Muốn thật tình hối cải thì phải làm sao? Hối cải được bắt đầu từ việc dứt khoát với tội lỗi. Từ bỏ những gì liên quan đến tội. Từ bỏ những dịp tội, tránh xa những con người, những hoàn cảnh đưa ta đến chỗ phạm tội. Nếu không có bước khởi đầu căn bản này thì ta không bao giờ có được sự hối cải, nhưng đây chưa phải là điều duy nhất mà ta phải từ bỏ.

8/Vậy còn điều gì lại căn cơ và quan trọng hơn? Tấm lòng con người là nguyên do hình thành những ước muốn tội lỗi. Đây chính là nguồn gốc chứ không ở đâu khác.

9/Chúa Giê-su đã xác nhận như thế nào? Chúa nói: Đáy lòng con người là nơi phát xuất những ý định xấu xa, gian dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam độc ác, xảo trá, ganh tị, vu khống, kêu ngạo, ngông cuồng. Những thứ đó đều từ bên trong xuất ra và làm cho con người ra ô uế.

10/Vậy hối cải cụ thể là phải làm gì? Là phải thay đổi cõi lòng, dẹp bỏ những ý nghĩ đen tối nơi đáy tâm hồn, làm cho con tim trở nên trong sáng. Khi tâm hồn đã đổi mới, khi con tim nên tinh tuyền, ý nghĩa đã ngay thẳng thì con người sẽ làm được những việc tốt lành, những hành vi đạo đức, những cư xử đầy tình bác ái yêu thương.

11/Lòng hối cải phải bắt nguồn từ đâu? Nó bắt nguồi từ bên trong tâm hồn đạt tới những hành động tốt lành ra bên ngoài, mọi điều được chứng minh qua cách chúng ta cư xử với những người chung quanh.

12/Nếu muốn con người của mình thích hợp với Nước Trời, ta phải làm sao? Nếu có tâm hồn trong sáng, hành vi thiện hảo thì chúng ta sẽ trở nên con người thích hợp với điều kiện Nước trời và sẵn sàng đón Chúa đến.

13/Lý do nào khiến con người từ chối đón nhận Thiên Chúa? Chúa Giê-su đã đến và mong muốn tiếp xúc với từng người. Nhưng rất nhiều người không thể đón nhận Chúa vì con người không chịu hối cải, không muốn từ bỏ tội lỗi, không chịu thay đổi đời sống.

14/Vì sao con người không chịu thay đổi ? Đa số con người hôm nay chạy theo chủ nghĩa thực dụng, họ coi tiền bạc và tiện nghi vật chất như là cứu cánh. Họ mải mê kiếm tiền nên quên hết mọi sự, lại quên cả Chúa nữa. Nếu có còn nhớ chút nào thì họ chỉ đọc kinh dâng lễ cho có lệ, họ không rảnh để tưởng nghĩ đến Chúa.

15/Thứ gì luôn quyến rũ con người ? Những tiện nghi vật chất và những thú vui giải trí quá đa dạng khiến họ mải mê hưởng thụ, tiêu phí thời giờ cho phim ảnh, nhảy nhót / họ tiêu phí sức khoẻ cho bia rượu, khói thuốc dẫn đến nghiện ngập. Họ tiêu phí tiền bạc để ăn uống chơi bời, họ quá bận tâm vào cuộc sống này.

16/Hậu quả của lối sống này là gì? Vì quá mải mê bận tâm với kiểu sống hưởng thụ nên họ đâu còn thời giờ để hồi tâm suy nghĩ lại. Lòng họ đâu còn chỗ cho Thiên Chúa, điều này minh chứng rằng : Người Ki-tô hữu hôm nay khó nghe được Lời Chúa đánh động. Họ từ chối lời mời gọi hối cải của Tin Mừng. Họ chẳng bận tâm  cho dù Nước Trời đang đến, họ chẳng lưu ý cũng chẳng muốn bước vào.

17/Mùa vọng, mùa chay đã thay đổi được gì cho chúng ta chưa? Mỗi người lớn chúng ta đã trải qua biết bao mùa vọng, mùa chay. Chúng ta đã nghe rất nhiều lời mời gọi ăn năn hối cải ,nhưng làm như chẳng có sự thay đổi nào, mọi sự vẫn như cũ, mùa vọng nối tiếp mùa vọng.

18/Thánh Gioan tẩy giả đã đe doạ như thế nào? Ngài nói: Cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống. Cây nào không sinh trái đều bị chặt đi và quăng vào lửa. Người sẽ rê sạch sân lúa, thóc mẩy thì thu vào kho còn thóc lép thì bỏ vào lửa mà đốt đi,

19/Lời giảng của Gioan đã đụng chạm đến tôi chưa ? Lời Gioan nói đã đụng chạm đến tôi chưa? Lời đó dành cho tôi hay chỉ để nghe cho biết mà thôi ? Nếu tôi nghe rồi mà vẫn từ chối hối cải là tôi đã từ chối tình thương và ơn cứu chuộc của Chúa.

20/Điều gì khiến cho tôi không thay đổi? Tôi có nghe, có biết nhưng vì ngại nên không muốn thay đổi. Nhưng nếu đã nghe đã hiểu lời Chúa mà tôi không chịu hối cải vì tôi vẫn phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa vì Thiên Chúa vẫn luôn tôn trọng sự tự do của tôi.

21/Chúa sẽ xét xử như thế nào? Nếu đã có sự tự do lựa chọn thì Chúa sẽ xét xử tuỳ theo mức độ lương tâm chịu trách nhiện trước Lời Chúa, sẽ có một cuộc xét xử nghiêm khắc và dứt khoát vào ngày Chúa quang lâm.

22/Làm sao tôi có thể đứng vững trước toà àn của Thiên Chúa? Thiên Chúa là Đấng Chí Công, Ngài thấu suốt mọi ngõ ngách của lòng dạ con người và sẽ thưởng phạt tuỳ vào mức độ công việc họ đã làm. Mỗi người hãy cảm nhận sự đáng sợ trong giây phút ấy.

23/Muốn tốt cho mình thì ngay bây giờ chúng ta phải làm sao? Ngay trong thời hiện tại, đang lúc chúng ta còn nhiều giờ, hãy lắng nghe Lời Chúa, hãy để Lời Chúa xét xử mình, hãy để Lời Chúa vạch trần tội lỗi, tố cáo những gì ẩn kín trong tâm hồn và thúc đẩy chúng ta ăn năn sám hối. Ai chịu đổi mới con tim , sống tốt với mọi người đúng với Lời Chúa dạy, thì người đó sẽ không bị xét xử trong ngày sau hết và hy vọng sẽ được nhận lãnh ơn cứu độ.  **R

 

Bài 2: TƯ CÁCH CỦA VỊ TIỀN HÔ

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

24/Hai tiếng hoang địa gợi lên điều gì ? Gioan tẩy giả chọn bối cảnh hoang địa để rao giảng, không phải là chuyện ngẫu nhiên, tình cờ. Vì đối với dân Do Thái, hoang địa gợi lên trong lòng họ biết bao nhiêu kỷ niệm.

25/Hoang địa là nơi nào ? Là nơi Dân Israel gặp gỡ Thiên Chúa của Cha ông họ, là nơi Thiên Chúa ký kết giao ước với Dân Ngài. Cũng là nơi mà dân Do Thái trải qua kinh nghiệm sống với tôn giáo của họ. Cũng là nơi mà họ đã chịu biết bao gian lao thử thách.

26/Hoang địa giúp dân Do Thái nhận ra điều gì? Theo khoa thần bí thì hoang địa là vùng đất mà cộng đoàn Qumran chuẩn bị tâm hồn bằng một đời sống khổ chế, cầu nguyện và thanh tẩy để chờ đón Đấng Messia. Mặt khác, hoang địa là nơi mà Thiên Chúa ban cho họ nguồn nước, mà ý nghĩa của nước trong hoang địa, chính là sự sống / thì nước cũng đồng nghĩa với ơn cứu độ.

27/Hoang địa còn mang theo giá trị gì nữa ? Hoang địa luôn khô cằn vì thiếu nước / chính Thiên Chúa đã ban nguồn nước là chính sự sống làm cho một hoang địa cằn cỗi, như những tâm hồn cằn cỗi vì tội lỗi , trở nên mảnh đất tâm linh phì nhiêu.

28/Thánh Gioan tẩy giả đã công bố điều gì? Chính Gioan tẩy giả đã công bố sứ điệp cho dân cư quanh vùng sông Yodan: Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.

29/Sám hối có nghĩa là gì? Sám hối có nghĩa là suy nghĩ lại, là thay đổi tâm tư, tình cảm, là thay lòng đổi dạ, là thay đổi nếp sống, là hoán cải, là từ bỏ đàng tội lỗi mà quay về cùng Thiên Chúa.

30/Lý do để hoán cải là gì? Là vì Nước Trời đã đến gần. Chữ Nước Trời được chia ở thì hoàn thành, điều này được hiểu rằng : Nước Trời đã có mặt ở đây rồi.

31/Chữ triều đại mang ý nghĩa thế nào? Thánh Matheu dùng chữ Nước Trời là để tránh gọi tên cực trọng của Thiên Chúa. Nước Trời còn mang ý nghĩa một triều đại nhưng không nói lên một thực thể địa lý của một nước hay một quốc gia. Nhưng chỉ để nói lên ngày mà Thiên Chúa sẽ thực hiện ý Cha dưới đất cũng như trên trời. Đó là ý Thiên Chúa muốn nhắm đến cho toàn thể vũ trụ sau này.

32/Gioan tẩy giả công bố điều gì? Gioan tẩy giả hôm nay cũng kêu gọi hoán cải. Nhiều ngôn sứ trước đây cũng đã kêu gọi như vậy. Nhưng đã 400 năm nay kể từ khi ngôn sứ Malakhi, Gioan tẩy giả như vị ngôn sứ cuối cùng ,ông loan báo Đấng Messia sắp đến.

33/Cách ăn mặc của Gioan tẩy giả nói lên điều gì? Cách ăn mặc của ông cho thấy ông là mẫu gương của đời sống khổ chế và tấm lòng sám hối /cuộc sống của ông quá khó nghèo đạm bạc: áo bằng lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, lấy châu chấu khô và mật ong rừng làm thức ăn.

34/Cách ăn mặc này gợi ta nhớ điều gì? Cách ăn mặc này gợi ta nhớ đến cách ăn mặc của các ngôn sứ và nhất là Isai-a, ông ăn mặc khổ chế để bày tỏ sự phản kháng chống lại thói xa hoa, hư hỏng của những người trong vương quốc. Elia cũng là vị ngôn sứ mà dân chúng mong đợi ngày ông trở lại trong kỷ nguyên của Đấng Messia.

35/Nghi thức phép rửa của Gioan tẩy giả bày tỏ sự gì? Phép rửa này như dấu chỉ của sự hoán cải. Đây là chuyện thường tình, các vị lãnh đạo tôn giáo ngày xưa đòi hỏi người tân tòng muốn gia nhập công đoàn Israel thì phải lãnh nhận phép rửa, ngoài việc chịu phép cắt bì. Nhưng phép rửa mà Gioan tẩy giả đề xướng là một nghi thức thanh tẩy độc nhất vô nhị, ngoài việc thanh tẩy bên ngoài còn có dấu hiệu của việc thanh tẩy nội tâm. Chuẩn bị tâm hồn để nhận ơn tha thứ tội lỗi. Nhưng lúc đó chưa có ai có quyền năng tha thứ tội lỗi,

36/Việc Gioan tẩy giả rao giảng thành công nhiều hay ít ?  Việc Gioan tẩy giả rao giảng thành công là điều chắc chắn. Cộng đoàn tự nhận mình là môn đệ của Gioan tiền hô sau khi ông qua đời, đã vượt qua bên ngoài lãnh địa của xứ Judea, như ở Ephêxo và ở Alexan. Nhưng theo cách nói của Mattheu: Khắp miền Judea chỉ là kiểu nói phóng đại có chủ ý nhấn mạnh đến sự tương phản mà sau này đám đông dân chúng căm thù Chúa Giê-su ,đã bày tỏ ra.

37/Thái độ của Pharisieu và Sadoc ra sao? Gioan tẩy giả lớn tiếng tố cáo thói giả hình của người Pharisieu và nhóm Sadoc. Sau này Chúa Giê-su cũng sẽ làm như vậy. Họ đến để chịu phép rửa và tỏ lòng sám hối nhưng trong thâm tâm họ vẫn tự hào rằng :mình chẳng có gì phải sợ Thiên Chúa phán xét cả , vì mình mang danh con cháu Abraham.

38/Hai nhóm người này đối xử với Chúa Giê-su ra sao? Đây là hai nhóm người đối lập, bất đồng về thái độ tôn giáo, xã hội, chính trị. Họ là những đối thủ tiêu biểu của Chúa Giê-su và của giáo hội.

39/Phái Sadoc thuộc giai cấp nào? Họ thuộc giai cấp giáo sĩ, họ thuộc giới tôn giáo bảo thủ, họ chỉ chấp nhận những văn tự mà các tư tế chú giải, chứ không chấp nhận những chú giải của các tiến sĩ luật. Họ là giai cấp giàu có, họ thuận theo cuộc chiếm đóng của đế quốc Roma / phái Sadoc biến mất sau năm 70 , sau khi đền thờ bị phá huỷ.

40/Phái Pharisieu thuộc giai cấp nào? Học đông hơn phái Sadoc, họ là nhóm người làm sống động Do Thái Giáo. Họ chấp nhận truyền thống văn tự, họ còn chấp nhận cả truyền thống truyền khẩu (miệng). Vì quá nhiệt thành nên phát sinh nhiều luật lệ nhiệm nhặt. Họ hình thành tầng lớp trung lưu, họ không phục vụ ở đền thờ mà chỉ ở các hội đường, các kinh sư danh tiếng đều ở trong nhóm Pharisieu. Như ông Gamali-en, thầy của Phaolo là một điển hình.

41/Nòi rắn độc kia ám chỉ ai? Ở đây Thánh Gioan tẩy giả ảm chỉ loài quỷ dữ , là con rắn cám dỗ bà Eva, là con rắn trong sách Sáng Thế và trong sách Khải Huyền.

42/Cái rìu đã đặt sẵn ở gốc cây là gì? Trong Cựu Ước, Dân Israel được ví như một cây không sinh quả như ý Thiên Chúa mong chờ. Trong câu văn, ý này nhắm đến đám Sadoc và Pharisieu về tính tự mãn của họ. Đây cũng là bài học cho những Kito hữu nào kiếm cớ để ru ngủ , không nghe tiếng lương tâm của mình.

43/Đức khiêm hạ của Gioan được biểu lộ ở đâu? Gioan tẩy giả luôn cảm nhận sự cao cả của Thiên Chúa và sự tội lỗi thấp hèn của mình. Ông bày tỏ sự thấp hèn của mình trước Đấng đến sau ông. Ông không đáng cởi quai dép, đây cũng là hình ảnh của các hối nhân cởi dép để bước xuống sông Yodan.

44/Truyền thống Do Thái dạy thế nào về việc đối xử với nô lệ? Không bắt các nô lệ Do Thái làm những việc quá nặng nhọc hay thấp kém: Cởi dép, rửa chân cho chủ. Như vậy Thánh Gioan đặt mình vào hàng nô lệ để đánh dấu khoảng cách quá lớn giữa Đấng Thánh của Thiên Chúa và vị tiền hô là chính ông .

45/Cuối cùng, Gioan tuyên bố thêm điều gì nữa? Ông tuyên bố phép rửa của ông chưa đủ. Chỉ mới có sám hối chứ chưa đủ quyền để tha tội. Còn Đấng đến sau mới làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần , mới có quyền tha tội .

46/Đấng Messia là ai? Ngài hành xử như thế nào ? Đấng Messia đến như một vị thẩm phán. Ngôn sứ nào cũng loan báo Ngày Chúa đến như là ngày chung thẩm. Kỷ nguyên Messia luôn đi trước kỷ nguyên cánh chung. Khi Ngài hiện diện, Ngài đòi buộc mọi người phải chọn lựa ,sau đó Ngài sẽ xét xử .

47/Hình ảnh mùa gặt nói lên điều gì? Hình ảnh mùa gặt là một hình ảnh nói lên một cuộc tụ họp vĩ đại vào thời cánh chung (Is 27,12).

48/Chủ đề lửa xuất hiện ở đây mang ý nghĩa gì? Lửa đề thanh luyện người công chính vì thế tác động của lửa được gắn liền với tác động của Chúa Thánh Thần. Lửa cũng là hình ảnh để thiêu huỷ và trừng phạt những kẻ bất chính, bất lương.

49/Hình ảnh người tiều phu nói lên điều gì? Gioan tẩy giả cho chúng ta thấy Chúa Giê-su xuất hiện như một thẩm phán : Thưởng người lành , phạt kẻ dữ. Vì thế thánh nhân so sánh hình ảnh của Ngài với người tiều phu cầm rìu chặt những cây không sinh trái tốt. Hình ảnh này cũng đồng nghĩa với người nông dân sàng sảy lúa trong sân. Lúa tốt thì cho vào kho lẩm, lúa xấu thì đốt đi trong lửa  đời đời .**R

 

Bài 3: NHIỀU KHÍA CẠNH CHO MỘT HÀNH VI SÁM HỐI

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

50/Những khía cạnh cần quan tâm của sám hối: Nhiều người quan niệm: sám hối đồng nghĩa với lòng hối hận / Hối hận là nhận ra thân phận tội lỗi của mình / họ thấy rằng do tội lỗi mình đã phạm đã làm xấu cuộc đời của mình / Tất nhiên kiểu hối hận này mang một ý nghĩa nhất định / nhưng nếu bản thân mình chỉ muốn dừng lại ở đó / rõ ràng là tâm hồn ta đang muốn co cụm lại và cúi gập mình trên những lỗi lầm đó / Con người như thế xem ra hối hận vì lỗi thì ít mà hận bản thân mình thì nhiều / để rồi tự mình vùng vẫy trong một tình huống mất thăng bằng như vậy / rõ ràng chẳng khác nào con muỗi sa vào lưới nhện / càng vùng vẫy càng bị siết chặt / như kẻ đang sa vào vũng lầy, càng vùng vẫy thì càng bị lún sâu hơn .

51/Làm sao tôi biết mình có tội ? Thật ra hối hận chỉ là một khía cạnh trong hành vi sám hối, hay nói cho đúng nó chỉ mới là khởi điểm trên con đường trở về với Thiên Chúa / Chính lúc tôi đối diện với Thiên Chúa, nhận ra Ngài quá tốt lành thánh thiện, tràn ngập yêu thương mà tôi biết mình đã phạm tội / chính vì tôi đang hướng lòng về Chúa/ và tôi muốn trở về với Ngài.

52/Tại sao có lúc 2 con mắt mình lại nhìn về 2 hướng khác nhau? Nhiều người bảo sám hối là cả hai con mắt cùng nhìn vào nội tâm / một con mắt nhìn vào mình để nhận ra những tội lụy của một đời mình đã sa ngã và xa lìa tình thương của Chúa / một con mắt còn lại đã nhìn vào Thiên Chúa để thấy nơi Ngài một tình yêu thương của trái tim người Cha, tấm lòng người Mẹ hiền để xin ơn thương xót và xin làm lại cuộc đời.

53/Ý nghĩa thâm sâu của đôi mắt có 2 hướng nhìn: Cho dù nhìn 2 hướng nhưng cũng chỉ là một tấm lòng sám hối mang màu sắc hy vọng / Nếu thiếu một trong hai thì sắc màu tím không còn là màu hy vọng vì nó sẽ bị nhạt nhòa / Con người sẽ mang một tâm trạng thất vọng nếu chỉ nhìn thấy tội lỗi của mình mà quên nhìn vào tình Chúa yêu thương / con người sẽ mang một tâm trạng ảo vọng nếu chỉ nhìn vào tình Chúa mà không chịu nhìn vào tội của mình.

54/Đàng sau lời kêu gọi hãy sám hối, sẽ có thứ gì đi kèm? Nếu niềm hy vọng bắt đầu từ sự sám hối thì niềm hy vọng ấy sẽ dâng lên cao đến tình yêu của Thiên Chúa / cho nên trong tiếng kêu gọi hãy sám hối, luôn có một tiếng kêu khác, âm thầm nhưng rất mạnh mẽ, là: hãy hy vọng.

55/Hàm ý của Gioan Tẩy Giả khi kêu gọi sám hối là gì? Ông luôn nuôi một hy vọng lớn lao bằng cách dọn đường chờ mong ngày Chúa đến! Ông luôn chờ mong trong hy vọng nên đã sẵn sàng chấp nhận mọi thiệt thòi về mình khi nói rằng: Ngài thì phải lớn lên, còn tôi phải bé đi / tôi không xứng cởi dép cho Ngài / tôi còn tệ hơn một tên nô lệ dân ngoại.

56/Thực tế của hình thức sám hối là gì? Một số người cho rằng: sám hối là một chuyển biến từ một tình trạng cũ và xấu, đến một tình trạng tốt và mới hơn / nhưng hối lỗi chỉ diễn ra trong tâm hồn, hoặc bằng một nghi thức nào mà Giáo Hội quy định / thế thôi / nhưng rõ ràng nếu có một cái nhìn như thế thì quả là không ổn chút nào / Không ổn ở chỗ: nhiều người có cách nghĩ máy móc khi cho rằng: chỉ cần tham dự một số nghi thức sám hối, thì đương nhiên mình đã được thanh tẩy, bất kể là đời sống của mình trước đó có tệ hại thế nào đi nữa / họ bám víu vào kiểu kể tội trong gió  rồi để    gió cuốn bay đi    là xong.

57/Sám hối của Mùa Vọng phải được hiểu đúng như thế nào? Là phải sám hối toàn diện, đúng mức so với lòng hối cải / Nó bao gồm hai động tác cơ bản sau đây? Hối là hối lỗi, cải là chữ viết tắt của cải thiện / Hối cải phải hiểu đúng là: đoạn tuyệt với quá khứ tội lụy, thì cải thiện là một quyết tâm tiến đến một tương lai mới / cho đến khi sám hối trở thành một thói quen ăn sâu vào tiềm thức ,để rồi quyết tâm chuyển đổi đời sống không ngừng lên những tình trạng tốt hơn! Thì đây mới chính là cuộc lột xác, cuộc đổi đời, không phải là đổi đời xe, nhưng là đổi đời sống cho phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa !

58/Gioan Tẩy Giả đã bảo gì với những kẻ đến với ông? Ông đã kêu gọi: “Hãy làm việc lành cho xứng với lòng sám hối” qua câu nói này Thánh Gioan Tiền Hô muốn thấy lòng sám hối đích thực của mỗi người trong Mùa Vọng này chính là: tích cực đổi mới trong chính đời sống cụ thể của mình.

 

59/Sám hối có phải như một phong trào không: Nhiều người quan niệm: sám hối chỉ là một phong trào khi Giáo Hội một năm có mấy lần kêu gọi vào những dịp lễ trọng, đặc biệt, như là xuân thu nhị kỳ: một lần vào Mùa Vọng và một lần vào Mùa Chay để mừng Lễ Phục Sinh cho phải đạo và vượt qua được cái ngưỡng trụ hạng như của đá bóng, hay là cửa ải xưng tội một năm ít nhất 1 lần, là quá tệ, nhưng nếu xưng tội 2 lần thì rõ ràng là đỡ hơn nhiều / Tuy nhiên nếu sống đạo như thế thì rõ ràng là chưa ổn chút nào.        **R

 

TÓM Ý

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

1/Ta sẽ làm được gì nếu tâm hồn mất bình an? Tâm hồn không có Chúa, chúng ta sẽ không có bình an. Khi lòng chúng ta đang sôi sục, bất an hay lo lắng điều gì chúng ta cũng không thể bình tĩnh để tưởng nghĩ đến Chúa. Muốn có bình an, chúng ta hãy đi làm hoà với anh em, sau đó quay lại xin Chúa xót thương , bỏ qua lỗi lầm của mình .

2/Mùa vọng đã đến, tâm hồn chúng ta đang hướng về đâu? Chúng ta như những hoạ sĩ đang vẽ mặt Chúa Giê-su để đem giới thiệu cho anh em. Thánh Gioan đang bảo chúng ta hãy sám hối, hãy nhận ra lỗi lầm, hãy đi làm hoà. Lúc đó tay chúng ta sẽ không còn run, chúng ta sẽ vẽ chính xác gương mặt của Chúa cứu Độ giáng sinh.

3/Sám hối là gì ? Là suy nghĩ lại và thấy buồn / buồn vì mình đã vấp phạm, đã xúc phạm đến Chúa, đến anh em. Nay ta quyết tâm điều chỉnh lại cách nghĩ, cách nói, cách chúng ta cư xử với anh em. Hãy xót thương anh em như Chúa đã xót thương chúng ta.

4/Thực tế của sám hối là gì nữa ? Là nhận ra con người mình yếu đuối, là nhận ra tình thương hải hà của Chúa, là nhận ra muôn ơn lành Chúa ban cho ta. Nhưng ta chỉ là con người vong ân bội nghĩa, từ đó chúng ta sống khiêm tốn hơn, chân thành hơn và quảng đại hơn.

5/Sám hối đã đủ để được Chúa tha tội chưa? Sám hối là nhìn lại bản thân mình. Sau đó, ta có cái nhìn mới hơn về Chúa, về giáo hội, về anh em. Sám hối là đổi mới đời sống. Nếu lúc này ta sám hối, nhưng lát nữa đây chúng ta vẫn sống cuộc sống như cũ, không quyết tâm, không cố gắng, không đổi mới thì sám hối như thế nào có ích gì ?

6/Muốn sám hối có hiệu quả, ta phải làm sao ? Sám hối là quyết tâm sống sao cho đẹp lòng Chúa như là cầu nguyện, dâng thánh lễ, học hỏi giáo lý, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người nghèo trong khu xóm. Nếu chỉ sám hối suông thì chẳng khác nào những luật sĩ, Pharisieu bị Gioan tẩy giả khiển trách tại bờ sông Yodan năm xưa.

7/Bí tích hoà giải giúp gì cho chúng ta ? Đến toà cáo giải là để xưng thú tội lỗi và xin ơn tha thứ. Xưng tội là để xin xoá tội mà còn giúp chúng ta nhận thêm Ơn Chúa để chúng ta có đủ sức mạnh để lánh xa tội lỗi / nhờ đó Chúa sẽ đến ở với chúng ta.

8/Tại sao phải dọn đường cho Chúa đến? Cho dù Thiên Chúa có quyền năng , nhưng tội lỗi giống như những chướng ngại cản đường không cho Chúa đến với chúng ta. Khử trừ tội lỗi là giúp chúng ta nhìn thấy Chúa rõ hơn, làm cho con đường đi trở nên bằng phẳng hơn, sẽ biến tâm hồn chúng ta trở nên một hang đá sạch đẹp, thơm tho, ấm cúng.

9/Sứ điệp của Gioan tiền hô nói lên điều gì? Trong khi thế giới đang trong trào lưu đô thị hoá nông thôn, càng ngày con người càng muốn ăn sang mặc đẹp. Trong khi hình ảnh Gioan tiền hô thì ăn châu chấu, uống mật ông rừng, mặc áo da thú hôi thối . Sao Phúc Âm lại đi ngược trào lưu tiến hoá, thế nhưng đây chính là sứ điệp Chúa muốn gửi đến loài người.

10/Vì sao phải vào sa mạc ? Là nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi, tránh bị ô nhiễm các loại. Đây chỉ là ô nhiễm do môi trường xã hội. Thánh Gioan tiền hô muốn nhắm vào đời sống tâm linh con người. Con người càng chạy theo công nghiệp hoá, họ càng sống hời hợt với Chúa, với anh em, không còn giờ để lắng đọng tâm hồn / vào sa mạc là dứt bỏ mọi bận bịu, mọi lo toan để trở về với Thiên Chúa của lòng mình.

11/Khi vào hoang địa, chúng ta sẽ đi theo hướng nào? Trong hoang địa không có đường đi, chỉ còn mỗi cách là đi theo lối Chúa hướng dẫn. Do Thái ngày xưa ở trong hoang địa thì đi theo cột lửa, đám mây nên mới tìm về được đất hứa. Elia chạy trốn trong sa mạc phải nhờ Chúa chỉ đường. Cũng như Chúa Giê-su phải ăn chay 40 đêm ngày , sau đó mới được Chúa Cha chỉ đường. Con đường mà Chúa Cha muốn Ngài đi ,đó là con đường Thập Giá.

12/Vì sao Gioan phải sống khổ hạnh? Trước đây vì ăn uống ít, con người lại phải làm việc vất vả, ăn uống kham khổ, phải cuốc bộ nên con người gầy còm / nhưng đời sống khổ cực đã đi vào quá khứ. Ngày nay vấn nạn mà thế giới đang lo lắng, đó là tăng cân. Người ta lại muốn trở về với đời sống khổ hạnh: Ăn ít, luyện tập nhiều cho cơ thể nhỏ lại, không bị cholesterol, không bị xơ vữa động mạch, không bị gút, tiểu đường / thế nên càng ăn nhiều thì càng mau chết.

13/Ăn uống đạm bạc sẽ có lợi gì ? Ăn uống ít lại, sẽ có lợi cho sức khoẻ, sẽ có dư tiền tiết kiệm để chia sớt cho những anh em nghèo khó, thiếu ăn, bệnh tật.

14/Ăn uống ít sẽ có lợi nào nữa ? Ăn uống dư thừa chỉ phục vụ nhiều cho thân thể, dẫn đến như cầu của tứ khoái gia tăng , kẻ ăn uống nhiều sẽ không làm chủ được bản thân, dễ phát sinh dâm ô truỵ lạc / rượu chè nhiều sẽ phát sinh tham sân si. Chúa Giê-su còn bảo các môn đệ: Ăn nhiều sẽ không trừ quỷ được ,mà phải ăn chay ,hy sinh ,cầu nguyện.

15/Sứ điệp thứ ba Gioan muốn gửi đến là gì? Con người có nguồn gốc là tội, nên dễ lầm lỗi và đi lạc đường . Muốn sống thích hợp với đòi hỏi của Tin Mừng thì phải sám hối, cầu nguyện, ăn chay, hãm mình. Vì sám hối chính là điều kiện tiên quyết để gặp được Chúa.

16/Sám hối triệt để là gì? Không phải là chỉ than khóc, mà còn phải thay đổi đời sống, đổi mới hoàn toàn, quay lại ngay lập tức như dân thành Ninive: Mặc áo nhặm, xức tro, bớt ăn.

17/Thánh Phaolo sám hối thế nào? Ông bỏ hẳn ngựa, gươm, bỏ nếp sống biệt phái, bỏ kiểu sống cũ. Ông tin nhận Đức Kito và sống như ý Chúa muốn. Sám hối như Giakeu chia sẻ của cải cho người nghèo, đền bù thiệt hại gấp 4 lần, là ông đã dứt khoát với tội lỗi.

18/Vì sao sám hối lại quá cấp bách? Bởi vì cái rìu đã đặt sẵn ở gốc cây, cái nia đang ở trên tay ông chủ ruộng. Số phận cây nào không sinh trái sẽ bị đốn ngay / trấu lép sẽ bị quăng ngay vào lò lửa, cỏ lùng cũng chung số phận như vậy .

19/Sám hối đã lỗi thời hay chưa ? Sứ điệp vào sa mạc, sứ điệp sống khổ hạnh, sứ điệp ăn năn sám hối không bao giờ là lỗi thời. Nó phải luôn được áp dụng, luôn được thực hiện. Nhờ có sứ điệp của Gioan tẩy giả , nó sẽ soi sáng con đường chúng ta đi / chúng ta  phải tu sửa, đổi mới con người cũ, như thế chúng ta mới có thể gặp Đấng Cứu Độ. Chúa Giê-su chính là mặt trời công chính mà Gioan đang giới thiệu và chúng ta phải nhất quyết đi theo. **R

GIUSE LUCA / KT EMMAUS 


Trở lại      In      Số lần xem: 1431
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  2
 Hôm nay:  660
 Hôm qua:  2309
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11448104
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top