Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 27 Thường Niên A (Giuse Luca)

CHÚA NHẬT  XXVII  THƯỜNG NIÊN A - 08/10/2017

ĐỀ TÀI: NHỮNG TÁ ĐIỀN HUNG ÁC

Lời Chúa :  Mt 21, 33-43

 

 

ĐỀ TÀI: NHỮNG TÁ ĐIỀN HUNG ÁC

 

Tung hô Tin Mừng:     x.Ga 15,16

Haleluia. Haleluia. Chúa nói: Chính Thầy đã chọn anh em từ giữa thế gian, để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 21, 33-43

Ông chủ sẽ cho các tá điền khác canh tác vườn nho.

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mát-thêu.

33 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân rằng: Các ông hãy nghe dụ ngôn sau đây: "Có chủ nhà kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. 34 Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. 35 Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. 36 Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. 37 Sau cùng, ông sai con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: "Chúng sẽ nể con ta." 38 Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: "Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!" 39 Thế là chúng bắt lấy cậu, tống ra khỏi vườn nho, và giết đi. 40 Vậy khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?" 41 Họ đáp: "Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông." 42 Đức Giê-su bảo họ: "Kinh thánh có câu: Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta các ông chưa bao giờ đọc câu này sao? 43 Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: “Nước Thiên Chúa, người sẽ lấy đi không cho các ông nữa mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.”

Đó là lời Chúa.

 

 NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI D HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/ Vườn nho trong Phúc âm ám chỉ dân tộc nào ?

2/ Ông chủ vườn nho là ai ?

3/ Tá điền gian ác là những ai ?

4/ Hoa lợi vườn nho mà họ phải nộp cho chủ là những thứ gì ?

5/ Tá điền thời đại hôm nay là những ai ?

6/ Chúng ta có phải là những vườn nho của Chúa không ?

7/ Chúng ta được Chúa đối xử như thế nào ?

8/ Tại sao đến thời đến buổi thì phải nộp hoa lợi ?

9/ Ý Chúa muốn dạy chúng ta điều gì ?

10/ Ông chủ đi xa, Thiên Chúa có đi xa không ? 

11/ Chúng ta đang làm gì để minh chứng rằng chúng ta yêu Chúa ?

12/ Chúng ta có giết Chúa, có bách hại các Tiên tri không ?

13/ Đừng bao giờ làm điều sai để phải hối tiếc. Tại sao ? 

14/ Những ơn nào do Chúa ban ?

15/ Vườn nho là của ai, thế giới này là của ai ?

16/ Người ta từ chối và chấp nhận điều gì ?

17/ Hậu quả của sự vô tâm này là gì ?

18/ Thế giới hôm nay đang muốn điều gì ?

19/ Con người đang phản ứng thế nào ?  **R

=>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: NHỮNG LỢI ÍCH TỪ SỰ TỰ DO

1/ Đại ý bài Phúc Âm là gì?  Phúc âm hôm nay là một dụ ngôn, vừa là ám ngôn, vừa giúp chúng ta hình dung ra sự việc, vừa diễn tả một sự thật. Ông chủ là Thiên Chúa, có một vườn nho và đã trao cho dân Do Thái canh tác, giới tá điền là các lãnh đạo Do thái. Đầy tớ là các ngôn sứ. Người con trai là Chúa Giê-su, những người được ông chủ sai đến để thu hoa lợi, đều bị giết chết hết. Vì những thái độ tàn ác và bội bạc đó nên nước Chúa đã được chuyển sang các dân tộc khác. Đó là hội thánh công giáo, một dân tộc phổ quát ,nên đạo Chúa đã lan tràn tới mọi quốc gia.

2/ Tại sao ông chủ lại giao vườn nho cho tá điền? Khi đã đầu tư đầy đủ cho vườn nho, lẽ ra ông chủ nên tự mình canh tác để kiếm nhiều hoa lợi. Nhưng ông lại cho tá điền canh tác để đến mùa thì thu hoa lợi. Hành động này xuất phát từ tình thương và sự tín nhiệm các tá điền, điều này chứng tỏ là ông chủ tốt bụng.

3/ Lẽ ra các tá điền nên hành xử như thế nào? Đáng lẽ các tá điền nên làm đúng bổn phận như đã cam kết. Nhưng họ lại nảy sinh lòng ham muốn chiếm đoạt, họ dùng chính sự tự do để tìm tư lợi, họ đã phụ lòng ông chủ và thay vì biết ơn thì họ lại trở thành kẻ bội bạc , vô ơn.

4/ Chúng ta nên sử dụng đúng sự tự do như thế nào? Lẽ ra họ phải dùng sự tự do và những ân ban kia để làm những việc tốt và mang công phúc về cho Thiên Chúa. Vì Ngài ban đủ ơn, còn giúp chúng ta có sáng kiến riêng, nên chúng ta phải chịu trách nhiệm về những việc mình làm.

5/ Ân Phúc Chúa ban gồm những thứ gì? Là tài năng tinh thần, khả năng vật chất, thông minh, sức khoẻ, cơ hội, nên chúng ta phải sử dụng những thứ này sao cho đúng bới ý Chúa.

6/ Số vốn khác nhau là những thứ nào? Mỗi người được Chúa giao cho một số vốn khác nhau như về hoàn cảnh, nơi chốn, thời gian, khả năng, dịp may. Mỗi người đều có những điều kiện khác nhau, khả năng cũng khác nhau ,như 5 nén, 2 nén, 1 nén. Nhưng chúng ta phải giống nhau về sự cố gắng để làm sinh lời số vốn ấy.

7/ Ý Chúa với ý chúng ta khác nhau ở chỗ nào? Kẻ có tài mà không cố gắng thì tội sẽ nặng hơn. Có người Chúa bảo làm việc lớn, có người Chúa bảo làm việc vừa, có người Chúa bảo làm việc nhỏ. Nhưng đa số chúng ta thích làm việc lớn để nổi danh, để có được nhiều lợi lộc, được nhiều người biết đến. Nhưng Chúa lại bảo: hãy chu toàn việc nhỏ để được giao những việc lớn hơn. Không ai có thể làm được việc lớn nếu không biết làm việc nhỏ. 

8/ Chúa Giê-su đã nói gì về vấn đề này? Nếu chúng ta không trung thành trong việc nhỏ thì ai dám tin tưởng mà trao cho những việc lớn hơn / không có việc nhỏ nào mà  không đáng làm ,vấn đề là chúng ta có muốn vâng lời hay không thôi.

9/ Hiệu quả của con người chỉ làm được việc lớn, sẽ ra sao? Người có khả năng làm được những kỳ công, nhưng lại không có khả năng làm những việc thông thường. Tuy có thể trở nên người nổi tiếng. Nhưng lại không có khả năng để tự phục vụ mình và lo cho hạnh phúc riêng mình, không lo được cho vợ con.

10/ Hiệu quả của con người giỏi làm những việc nhỏ ra sao? Người làm những việc nhỏ thì săn sóc được mình. Mang lại hạnh phúc cho gia đình, giữ gìn được sức khoẻ có thể tự phục vụ mình và giúp được mọi người xung quanh mà không cần phải cầu kỳ, đao to búa lớn. Thật đúng với câu, bỏ tất cả để được tất cả. Họ sống với niềm tri ân Thiên Chúa sâu thẳm nhất, trong một cuộc sống bình thường nhất.

11/ Từ nhãn quan nào chúng ta có thể nhìn ra sự phi thường của Thiên Chúa? Từ những giá trị bình thường nhất trong cuộc sống, thì con người mới có thể khám phá ra những điều phi thường ở nơi Thiên Chúa đang ẩn chứa trong đời sống của họ. Từ đó con người có thể phát huy khả năng để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Hãy tận dụng mọi cơ hội nhỏ, mọi công việc nhỏ để xây dựng cuộc sống Nước Trời mai sau.

12/ Xin mọi người hãy nhìn vào gương sống thánh của thánh nữ Tê-rê-xa nhỏ. Từ đó chúng ta có thể hiểu những việc nhỏ kia nếu làm đúng thánh ý Chúa thì giá trị  của nó sẽ lớn lao biết chừng nào.

13/ Chúng ta rút ra được kết luận nào qua bài tin mừng hôm nay? Chúng ta có thể đưa ra hai kết luận:

a. Mỗi chúng ta là 1 vườn nho của Chúa, với đầy đủ mọi phương tiện là những ơn Chúa ban. Chúng ta phải canh tác thế nào để có hoa lợi mà nộp cho Chúa.

b. Chúng ta có phải là những tá điền hung ác, bội bạc mỗi khi chúng ta phạm tội / như vậy chẳng khác nào chúng ta cũng xua đuổi Chúa, khinh dễ bề trên, chửi bới anh em và có khi còn giết Chúa nữa. Vậy chúng ta phải sống thế nào để khỏi mang tiếng là kẻ vô ơn, độc ác ?  **R

 

Bài 2: ĐỀN THỜ BỊ  BÌNH  ĐỊA

14/ Bối cảnh của bài Tin Mừng hôm nay ở đâu? Cũng cùng bối cảnh và thời gian của bài tin mừng tuần trước. Sự kiện này xảy ra trong ngày thứ 3 tuần thánh, là tuần cuối cùng của cuộc đời Chúa Giê-su. Thời gian mà sự chống đối của đám lãnh đạo Do Thái đã lên đến đỉnh điển / Đây là ngày thứ 3 có nhiều cuộc khẩu chiến, đòi buộc Chúa Giê-su phải giải quyết những vấn nạn do đám người đó đặt ra . Đây là ngày tranh luận.

15/ Do đâu có những cuộc tranh luận này? Khi Chúa Giê-su đánh đuổi bọn con buôn trong đền thờ, thì đám người biệt phái, luật sĩ chất vấn Chúa về quyền này. Do đó đã xảy ra 5 cuộc tranh luận.

16/ Cuộc tranh luận thứ nhất về điều gì? Họ hỏi Chúa về quyền, và Chúa đã đưa ra 3 dụ ngôn để khiển trách họ. a/ dụ ngôn hai anh em khác tính nhau; b/ dụ ngôn đám thợ làm vườn nho hung ác; c/ dụ ngôn tiệc cưới.

17/ Bốn cuộc tranh luận còn lại bao gồm những nội dung nào? Cuộc tranh luận thứ hai là nộp thuế cho Césarê/ Thứ ba: vấn đề kẻ chết sống lại/ Thứ bốn: giới răn nào quan trọng nhất/ thứ năm: Đức Ki-tô là ai ?

18/ Dụ ngôn hôm nay mang ý gì? Hôm nay là cuộc tranh luận thứ nhất, đang ở dụ ngôn thứ hai, được đề cập đến đám thợ hung ác. Dụ ngôn tuần trước và hôm nay có cùng ý với nhau: diễn tả đám tội đồ bị ông chủ không cho làm vườn nho nữa. Trong dụ ngôn hai anh em khác ý ở tuần trước, Chúa lưu ý tới những lỗi lầm trong quá khứ. Còn dụ ngôn hôm nay Chúa lại lưu ý tới việc làm hiện tại và tương lai nhiều hơn.

19/ Dụ ngôn hôm nay mang lại điều hữu ích nào? Đây không phải là điều mà Chúa muốn đề cập đến là công bằng xã hội hay là theo kiểu đấu tranh cho giai cấp giữa chủ điền và tá điền. Nhưng là Chúa muốn lấy một sự kiện tự nhiên để dạy chúng ta về một chân lý siêu nhiên.

20/ Như vậy, chân lý ấy là gì? Thiên Chúa yêu thương con người/ luôn quan tâm săn sóc con người hết sức đầy đủ. Từ việc ban muôn phúc lành, đến việc lựa chọn là dân riêng. Sau đó sai các ngôn sứ đến dạy dỗ hướng dẫn. Nhưng các thợ làm vườn nho là các biệt phái, luật sĩ luôn đánh đập hành hạ và giết chết các ngôn sứ, mà hoa lợi cần phải nộp lại cho Chúa đâu phải là thứ tiền bạc vật chất tự nhiên. Nhưng hoa lợi mà Thiên Chúa đòi hỏi chỉ là vâng giữ các lệnh truyền của Chúa. Thế mà họ vẫn giữ thái độ bất tuân đến tàn ác, ngay cả Người Con Một của ông chủ sai đến mà bọn họ cũng giết đi .

21/ Cuối cùng thì ông chủ phải phân xử thế nào? Cuối cùng ông chủ đã phải tru diệt bọn hung ác ấy. Chúng ta thấy có 3 lần trong dụ ngôn, Thiên Chúa sai người đến thu hoa lợi, nhưng cả 3 lần đều bị ngược đãi. Như vậy tội của họ khó có thể được tha.

22/ Thiên Chúa đã tuyển chọn ngôn sứ như thế nào? Cứ vào mỗi thời kỳ, Thiên Chúa lại tuyển chọn một ngôn sứ trong dân để làm ngôn sứ cho Ngài. Là đi thông báo sứ điệp, rồi các sứ điệp ấy qua dân Do Thái  mà tới nhân loại. Thiên Chúa đã linh ứng và bảo đảm không sợ sai lầm để Ngài nói cho dân Do Thái biết những bí mật trong tương lai, những việc sẽ xảy ra sau này nhất là khi nói về Đấng cứu thế.

23/ Các ngôn sứ đã diễn tả sai đúng như thế nào? Khi nói về cứu thế, các ngôn sứ đã diễn tả rất đúng về đặc điểm, chân dung, thời gian, không gian và các việc làm của Đấng Cứu Thế. Nhưng cuối cùng thì các ngôn sứ này cũng đều bị giết hết. Gieremia bị đánh, Isaia bị giết, Giacaria bị thảm sát, Gioan tẩy giả bị chặt đầu. Sau cùng chính Chúa Giê-su cũng bị đám người này tru diệt nốt.*

24/ Ông chủ đã tru diệt họ như thế nào? Vào năm 66 (sau CN) dân Do Thái vì không chịu nổi sự nhục nhã, hành hạ, nên đã chỗi dậy chống chính quyền Roma. Đầu năm 70, tướng Tito đã chỉ huy 4 binh đoàn Roma và 2 quân đoàn viện binh của Syri và  Numidi-a, đã kéo đến vây hãm Gierusalem. Dân Do Thái tưởng sẽ cầm cự được. Nhưng khi bị bao vây 100 ngày, thì lớp tường ngoài lần lượt bị chọc thủng dần / thành bị cạn lương thực do nạn đói ghê gớm đến độ ….mẹ giết con để ăn thịt.

25/ Cuối cùng thì như thế nào? Các tư tế rút vào đền thờ mong chống cự đến cùng / cho dù tướng Tito không chủ trương phá huỷ vì công trình kiến trúc quá vĩ đại, nhưng đến khi thành thất thủ, một tên lính quá tức giận vì sự chống cự quá quyết liệt của một số tư tế trong đền thờ. Nên tên lính ấy đã ném một mồi lửa vào phòng bên cạnh đền thờ. Vì quá khô , nóng nên trong phút chốc khắp cả đền thờ đều chìm trong biển lửa / vô phương cứu vãn, nên đền thờ đã bị thiêu rụi. Sau đó tướng Tito ra lệnh bình địa đền thờ.

26/ Lời Chúa Giê-su đã ứng nghiệm như thế nào? Đã có lần Chúa nói với các môn đệ: Những gì các con nhìn ngắm hôm nay sẽ không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào! Người Do Thái nào chạy trốn ra khỏi thành, đều bị bắt lại mổ bụng tìm vàng, đàn bà thì bị chặt tay, đàn ông bị đóng đinh, một số bị đem đi làm nô lệ. Thật quá ư là thê thảm /

27/ Lời Chúa nói đã ứng nghiệm ra sao? Thành bị phá, đền thờ bị đốt. Đúng là ông chủ vườn nho đã tru diệt bọn đầy tớ hung ác và đã cho người khác thuê vườn nho để đến mùa gặt thì ông cứ đến mà thu hoa lợi. Đó là dân ngoại, các dân tộc khắp nơi được thừa hưởng lời Thiên Chúa hứa.

28/ Tóm ý : Chúng ta thấy điều gì rõ nhất! Dân Do Thái bị loại, các dân ngoại được gọi tham dự vào, trong đó có chúng ta. Dụ ngôn này vừa mang tính chất lịch sử vừa diễn tả những biến cố có thật, gồm các sự can thiệp của Thiên Chúa trong lịch sử Do Thái. Vừa có tính cách tiên tri là đạo Chúa sẽ lan tràn khắp nơi, đến các nước dân ngoại. Đúng như lời đã chép: ... sau vào thời sau hết này, Thiên Chúa sẽ phán dạy chúng ta qua người Con,  là Đấng được đặt làm thừa kế vũ trụ. Tất cả lịch sử cứu độ đều nói lên tình yêu của Thiên Chúa với nhân loại. **R

 

Bài 3: NHỮNG KẺ MUỐN CHIẾM VƯỜN NHO

29/ Chúa Giê-su giải đáp cho các thượng tế về quyền như thế nào? Khi họ thắc mắc về quyền hành của Chúa, Chúa Giê-su đã trình bày vấn đề này bằng 3 dụ ngôn: a) Dụ ngôn hai người con (Mt21,28-32); b) Dụ ngôn tá điền hung ác (Mt21,33-43) và c) Dụ ngôn tiệc cưới (Mt22,1-14).

30/ Hôm nay qua dụ ngôn này Chúa muốn trình bày về điều gì? Hôm nay qua dụ ngôn các tá điền độc ác, Chúa muốn cho các thượng tế và kỳ lão nhận ra sự độc ác của những con người từ chối tình thương của Thiên Chúa.

31/ Ông chủ nhà kia ám chỉ ai? Đây là kiểu nói trống không, nhưng có ý ám chỉ Thiên Chúa.

32/ Vườn nho, ngụ ý là gì? Có nghĩa là dân tộc Israel (Tv79) (Is5,2-5) nhưng còn muốn ám chỉ nước Thiên Chúa nữa (Mt 21,43) Nước Thiên Chúa ở đây còn được hiểu như là chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa.

33/ Ông rào giậu chung quanh, đào hầm ép rượu nghĩa là gì? Ý nói ông chủ tận tình chăm sóc vườn nho, vì ông quý mến nó lắm. Điều này làm nổi bật sự ác ý của bọn tá điền.

34/ Cho tá điền thuê là gì? Ý muốn nói đến lãnh đạo Do Thái, mà Chúa cũng có ý nói đến bổn phận của toàn dân Do Thái, cho thuê có nghĩa là chương trình này được thực hiện nơi dân Do Thái , để giúp họ đón nhận ơn cứu độ.

35/ Rồi ông trẩy đi phương xa nghĩa là gì? Câu này có ý diễn tả Chúa đòi hỏi phải có sự cộng tác tích cực của con người qua việc đón nhận ơn cứu rỗi của Thiên Chúa, theo như Thánh Augustino giải trình thì Thiên Chúa rất cần con người cộng tác.

36/ Mùa hái nho đã tới là gì? Là thời điểm thu hoạch, là mốc thời gian mà thiên Chúa đòi con người phải tính sổ.

37/ Chữ “đến” mà Mattheo dùng, ý nghĩa như thế nào? Cũng trong câu Nước Trời đã đến gần mà Gioan tẩy giả cũng như Chúa Giê-su đã nói tới trong đoạn Tin Mừng (Mt3 câu 2,4,17). Đầy tớ là các tiên tri, hoa lợi là niềm tin của mọi người vào Chúa Kitô phục sinh.

38/ Những nhục hình mà các tá điền dùng là gì? Nói lên những cách giết người một cách đau đớn, tàn ác, nặng nề. Các hình khổ được liệt kê theo thứ tự, từ nhẹ nhàng đến nặng nề. Đây là sự tàn ác, luôn đối nghịch với tìnhyêu thương của ông chủ, là thứ tội ác nặng nề mà dân Do Thái phạm phải. Họ là những kẻ bất trung với Thiên Chúa.

39/ Ông chủ sai hai tốp đầy tớ là gì? Ở đây muốn ám chỉ đến việc chia loại các tiên tri, các tiên tri đến trước và các tiên tri đến sau, việc ông chủ gởi các tiên tri đợt sau đông hơn nói lên lòng ông chủ rất quý mến vườn nho, là chương trình cứu độ của Thiên Chúa, là lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với bọn tá điền tàn ác.

40/  Sau cùng ông chủ sai chính con trai mình là gì? Người đến sau cùng này là con trai, có vai trò đặc biệt vì là con trai ông chủ, điều này còn có ý muốn nói lên rằng: Đây là dịp may cuối cùng để họ có thể ăn năn thống hối, đàng khác cũng có ý muốn nói đến lòng kiên nhẫn của ông chủ, đã tạo điều kiện và chờ đợi sự hối lỗi của các tá điền gian ác.

41/ Đứa con thừa tự kia rồi, là gì? Ở đây cho thấy bọn tá điền biết rõ người Con, chứ không phải là họ nhầm lẫn / không nghi ngờ nhưng là họ hành động với đầy đủ ý thức. Thật ra khi đám lãnh đạo Do Thái giết Chúa Giê-su, là vì họ không nhận biết Chúa là Con Thiên Chúa, mà Chúa chỉ có ý nói: Họ từ chối tình thương của Chúa bằng cách không công nhận người Con thừa tự, tức là không chịu nhận Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa /… điều này thì quá trầm trọng.

42/ Chiếm lấy gia tài nghĩa là gì? Lỗi của đám tá điền là từ chối các đầy tớ và đứa Con thừa tự mà ông chủ gửi đến, nhưng tội nặng phát xuất từ ý đồ muốn chiếm vườn nho cho kỳ được. Điều này có nghĩa là: Có những lần ta muốn biến ý Chúa thành ý mình, lợi dụng việc Chúa để làm việc cho riêng mình để trục lợi / cũng chính là lúc ta lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt những của thuộc về Chúa và biến thành của riêng của mình.

43/ Rồi họ lôi cậu ra ngoài vườn nho và giết đi nghĩa là gì? Ám chỉ Chúa Giê-su bị hành hình bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem.

44/ Ông sẽ xử lý bọn đó như thế nào? Chúa muốn lãnh đạo Do Thái nhận thức, hiểu câu chuyện dụ ngôn và tự kết án mình, cũng giống như trường hợp nói về hai người con: Chúa hỏi: Ai là kẻ làm theo ý Cha mình ?(Mt21,31).

45/ Ông chủ sẽ tru diệt bọn hung ác, là gì? Đây là sự chứng tỏ đồng quan điểm với ông chủ vì họ bị trừng phạt như vậy là phải lẽ. Đồng thời đây cũng là mục đích của dụ ngôn mà Chúa muốn cho các lãnh đạo Do Thái nhận thức và áp dụng vào chính mình (Mt21,45).

46/  Và sẽ cho kẻ khác thuê vườn nho là gì? Điều này nói lên việc ông chủ rất quan tâm đến vườn nho, bọn thợ trước là đám dân Do Thái đã bất xứng nên ông chủ lấy vườn nho lại và trao cho dân tộc khác. Như vậy ơn cứu độ không chỉ dành riêng cho dân Do Thái, là dân được tuyển chọn. Nhưng sẽ trao cho các dân tộc khác ở mọi thời và mọi nơi, để làm thành một dân tộc mới. Đó là Hội Thánh hôm nay .

47/ Nước thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông là gì? Ở đây Chúa không ám chỉ dân ngoại, nhưng cho dù là họ thuộc quốc gia nào, nhưng nếu họ biết đón nhận Thiên Chúa thì họ sẽ họp thành một Giáo hội, một dân mới của Thiên Chúa (Rm9,25) (1Pr2,10). Chính dân mới này sẽ thay thế dân Do Thái cũ , để phát sinh công phúc phần rỗi cho Nước Chúa.  **R

 

Bài 4: NHỮNG KẺ VÔ ƠN

48/ Dụ ngôn hôm nay Chúa muốn diễn tả điều gì? Đây là một thiên tình sử, một lịch sử cứu độ được rút ngắn, vườn nho của Đức Chúa chính là Dân Israel.

49/ Thợ làm vườn nho là những ai? Thiên chúa trao cơ nghiệp của Ngài cho cấp lãnh đạo Do Thái để họ chăm sóc, vun xới và làm trổ sinh hoa trái. Đã có biết bao lần Thiên Chúa sai các ngôn sứ đến nhắc nhở họ phải trung thành tuân giữ các giao ước. Nhưng họ đã ngược đãi, bách hại và giết chết các Ngài.

50/ Thiên Chúa đã kiên nhẫn đến mức nào? Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn, sai hết tốp ngôn sứ này đến đợt ngôn sứ khác, nhưng họ không hề thay đổi, vẫn hành xử các Ngài theo cùng một cách. Thế nhưng lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa không hề vơi, cuối cùng thì đến phiên Con Một của Ngài. Nhưng lòng gian ác của họ đã đến cực điểm khi họ bắt lấy, lôi ra ngoài thành và giết đi, hầu mong chiếm được gia sản của Ngài.

51/ Hôm nay Chúa Giê-su muốn nói gì? Hôm Nay Chúa Giê-su tỏ thái độ cứng rắn hơn là dụ ngôn hai người con trước đó, đồng thời Chúa cũng muốn cho các lãnh đạo Do Thái hiểu rằng: Ngài là Con Thiên Chúa và sắp bị giết bởi lòng gian ác của họ.

52/ Chúa Giê-su bất ngờ về điều gì? Hôm nay Chúa Giê-su muốn các thính giả của Ngài là cấp lãnh đạo Do thái đang nghe Ngài nói lúc này. Hãy phân xử giúp Ngài. Những người này tỏ vẻ phẫn nộ với bọn tá điền trong dụ ngôn. Ai ngờ bọn họ lại: Chính mình kết án mình, và cũng như ở dụ ngôn trước đây. Hôm nay Chúa Giê-su cũng đã giải thích rõ ràng.

53/ Mục đích Chúa trích dẫn Tv118 để làm gì? Viên đá mà người thợ xây loại bỏ…. Thánh vịnh này ca ngợi việc chấn hưng Israel, và giáo hội tiên khởi đã thấy lời này như một lời tiên báo về sự phục sinh của Đức Ki-tô (Cv4,11 và 1Pr2,7).

54/ Cái chết của Chúa Giê-su mang lại kết quả gì? Con Thiên Chúa tham gia sứ vụ và đã bị giết chết, xem ra như một thất bại. Nhưng sau cái chết của người Con này thì một dân mới sẽ phát sinh, thay vì hình ảnh vườn nho, thì nay lại là một tòa nhà mà Chúa Giê-su lại sẽ là viên đá góc vững chắc (Mt16,18).

55/ Tính thời sự của dụ ngôn này ra sao? Thánh Mattheo thuật lại dụ ngôn này sau năm 70, có nghĩa là sau khi quân đội Rôma triệt hạ và phá hủy đền thờ, lúc đó dân Do Thái sơ tán khắp nơi, không còn cấp lãnh đạo nữa..

56/ Như vậy dụ ngôn ở thời điểm này mang ý nghĩa gì? Khi thánh Mattheo thuật lại dụ ngôn này, thì nó không còn  mang tính lịch sử nữa. Nhưng nó mang tính cách thời sự. Vì Chúa Kyto đã phục sinh /Vì vậy nên dụ ngôn này chỉ còn mang tính cảnh báo được công bố trong phụng vụ Kito giáo, để gởi đến các vị lãnh đạo hiện thời của giáo hội sơ khai Ki-tô giáo, và dụ ngôn này mãi mãi là bài học đáng nhớ đời.

57/ Dụ ngôn hôm nay còn nói lên khía cạnh nào nữa? Chúa muốn cho ta thấy một sự vô ơn đến tàn bạo của con người đối với Thiên Chúa khi mà Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Người Con Một ...(Ga3,16)/ Thuở xưa nhiều lần, nhiều cách Thiên Chúa phán dạy cha ông qua ngôn sứ. Nhưng nay Ngài phán dạy chúng ta qua Thánh tử (Dt 1,1-2a). Ngày nay người ta muốn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống cá nhân, đoàn thể. Nhưng nếu làm như thế là họ đã loại bỏ nền tảng vững chắc nhất ra khỏi cuộc đời họ rồi .

58/ Chúa Giê-su đưa ra câu hỏi để làm gì? Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì với bọn tá điền? (Mt21,23). Chúa Giê-su muốn chính họ có câu trả lời và họ đã đáp lại : Ác giả, ác báo... (Mt21,41). Thật là…. bất ngờ.

59/ Ai đã đưa ra phán quyết cho bản án trên đây? Ông chủ đưa ra phán quyết dựa trên lời kết án do chính đối phương đưa ra. Họ đã xét xử và kết án chính mình, đúng một kiểu theo với trường hợp vua Đa vít và tiên tri Nathan. Vua Đa vít nói: kẻ nào làm điều đó, thật đáng chết. Ông Nathan vói với vua Đa vít: kẻ ấy chính là Ngài (2Sm 12,5-7).

60/ Án phạt này đang nhắm vào ai? Ông chủ sẽ tru diệt bọn tá điền và lấy vườn nho cho người khác canh tác, cụ thể là một dân tộc khác biết làm sinh lợi (Mt 21,43). Án phạt không nhắm đến vườn nho mà lại nhắm đến bọn tá điền, là giới lãnh đạo Do Thái (43) và sẽ trao cho một dân khác (43) cụ thể như là thu thuế và gái điếm (Mt21,31).

61/ Dân thánh cũ, dân thánh mới là những ai? Dân thánh cũ là Israel, dân thánh mới là giáo hội công giáo, là những ai có lòng trung thành với Nước trời và chúng ta chỉ có thể biết cụ thể là những ai, chỉ khi nào xảy ra ngày phán xét cuối cùng.

62/ Dụ ngôn này gợi lên mấy cuộc xét xử? Ngày xét xử khi Chúa phục sinh dùng để xét xử những ai khước từ Ngài, sẽ bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa và Nước Thiên Chúa được trao cho giáo hội mới. Ngày xét xử thứ hai là khi Đức Ki-tô quang lâm thì bất cứ ai, dù trong hay ngoài giáo hội đều sẽ bị Thiên Chúa xét xử. Thiên Chúa xét xử dân cũ thế nào, thì Ngài cũng xét xử dân mới y như vậy.

63/ Tại sao Thiên Chúa lại vắng mặt, lại lặng thinh? Xem ra đây là cơ hội để kẻ ác lộng hành / họ tha hồ làm mưa làm gió, gây bất công, giết chết đồng loại và cả sứ giả của Thiên Chúa / nhưng phán quyết cuối cùng vẫn thuộc về Thiên Chúa vì Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa tự hạ. Mặc cho nhân loại xử tệ, nhưng vào ngày phục sinh, ngài đã chiến thắng và sẽ đứng ra xét xử tất cả.  **R

 

TÓM Ý

1/ Vườn nho trong Phúc âm ám chỉ dân tộc nào? Ngày xưa Chúa ám chỉ dân tộc Do Thái, ngày nay là các dân tộc trên toàn thế giới nói chung, giáo hội La Mã nói riêng.

2/ Ông chủ vườn nho là ai ? Là Thiên Chúa. Một ông chủ thật tốt bụng, ông có vườn nho, sắm sửa mọi thứ để canh tác / nhưng vì ông là người tốt bụng. Lẽ ra ông tự canh tác để thu lợi nhiều hơn, nhưng ông muốn chia phần phúc ấy cho con người.

3/ Tá điền gian ác là những ai? Ngày xưa là các Thượng tế, Kinh sư, Luật sĩ, Biệt phái/ họ dùng các ân huệ Chúa ban để trục lợi cho chính bản thân mình, và vì bản thân ích kỷ nên họ đã đối xử tàn ác với anh em, họ còn trù tính cướp hết mọi công sức của Thiên Chúa để làm giàu cho bản thân mình.

4/ Hoa lợi vườn nho mà họ phải nộp cho chủ là những thứ gì? Là những việc lành phúc đức phát sinh do chúng ta tuân giữ lệnh truyền của Thiên Chúa. Mục đích là để làm vinh danh Thiên Chúa và mang lại hạnh phúc cho anh em.

5/ Tá điền thời đại hôm nay là những ai? Là các bề trên, là thầy cô, là các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, là các viên chức trong Giáo xứ, trong các hội đoàn, là bậc cha mẹ trong gia đình, những người lãnh bổn phận săn sóc, hướng dẫn, bảo vệ những kẻ dưới quyền.

6/ Chúng ta có phải là những vườn nho của Chúa không ? Mỗi người chúng ta cũng là một vườn nho đã được Chúa ban dư tràn ơn phúc, là những vốn liếng Chúa ban để chúng ta phải làm sinh lời. Nếu chúng ta chỉ muốn làm theo ý riêng thì Chúa sẽ lấy lại.

7/ Chúng ta được Chúa đối xử như thế nào ? Vườn nho của chúng ta có ông chủ là Thiên Chúa / Chúa sẽ luôn bảo vệ săn sóc chúng ta. Nếu chúng ta từ chối quyền làm chủ của Thiên Chúa thì ai sẽ bảo vệ chúng ta khỏi bị cướp bóc, hoang tàn.

8/ Tại sao đến thời đến buổi thì phải nộp hoa lợi? Nén bạc Chúa trao hay hoa lợi vườn nho, chúng ta đều phải nộp cho Chúa khi đến thời đến buổi/ và nhất là mỗi chúng ta đều có một cuộc sống có hạn. Và vì điều kiện này là để chúng ta có thể vào Nước Trời nên Chúa buộc chúng ta phải làm sinh lời. Chúng ta không thể để cho Chúa phải chờ đợi quá lâu.

9/ Ý Chúa muốn dạy chúng ta điều gì? Chúng ta đừng lợi dụng lòng thương xót của Chúa, cũng đừng bắt chước sự bội bạc, tàn ác của dân Do Thái, vì xe trước ngã đổ ….thì xe sau phải biết tránh.

10/ Ông chủ đi xa, Thiên Chúa có đi xa không ?  Thiên Chúa vẫn luôn ở cạnh, Ngài chỉ tránh mặt chứ không đi xa/ Chúa vẫn ở cạnh chúng ta qua hình ảnh của anh em / Chúa vẫn ở nơi phép Thánh Thể, vẫn ở nơi Lời Chúa để nhắc nhở chúng ta. Dân Do Thái quá tệ bạc / Còn chúng ta tiếp rước Chúa thế nào đây ?

11/ Chúng ta đang làm gì để minh chứng rằng chúng ta yêu Chúa ? Miệng chúng ta vẫn nói yêu Chúa nhưng lòng chúng ta và hành động lại gây bất công, bất lợi cho anh em. Lời nói đi đôi với việc làm chứ không phải chỉ là nói suông!

12/ Chúng ta có giết Chúa, có bách hại các Tiên tri không ? Chúng ta phạm tội là chúng ta đánh đòn, giết Chúa / chúng ta tàn ác với anh em, không cộng tác, không vâng lời các bề trên là chúng ta cũng vong ân bội nghĩa như dân Do Thái.

13/ Đừng bao giờ làm điều sai để phải hối tiếc. Tại sao?  Đừng bao giờ bội bạc, tàn ác để Chúa phải lấy lại vườn nho mà trao cho kẻ khác. Chúng ta chịu ơn Chúa rất nhiều, không vì bất cứ lý do gì mà chúng ta lại vong ân để Chúa phải cất ơn đi, phải lấy lại vườn nho. Lúc ấy có tiếc thì cũng đã quá muộn.

14/ Những ơn nào Chúa ban ? Ơn Chúa ban có khi là ơn lành, mà cũng đôi lúc là những trái ý, khổ đau, bệnh tật, là những thử thách, đắng cay. Lửa thử vàng, gian nan thử đức / chúng ta cần ơn nhẫn nại và bền đỗ. Muốn có được 2 ơn này, chúng ta nên siêng lần hạt Mân Côi và yêu mến Đức Mẹ.

15/ Vườn nho là của ai, thế giới này là của ai ? Người ta thí nghiệm: đem trứng người để cấy vào heo và chuột. Thế giới đang muốn thay quyền Thiên Chúa, thế giới đang nổi loạn theo kiểu Lucife / khoa học đang muốn quyết định sự sống chết của con người / khoa học đang muốn nuôi cấy con người mới theo ý của họ. Họ muốn tạo ra những con người cùng to lớn, cùng thông mình, cùng đẹp trai cùng mạnh khỏe. Họ muốn sản xuất hàng loạt. Tâm lý xã hội hôm nay đang muốn lấy ý kiến đa số để quyết định cho sự đúng sai, tốt xấu, thiện ác dựa trên sức mạnh chứ không dựa trên căn bản đạo đức. Họ muốn nắm quyền sinh sát do sức mạnh của sự thống trị, sự ích kỷ, sự lợi lộc vật chất chứ không dựa trên tình người.

16/ Người ta từ chối và chấp nhận điều gì ? Người ta từ chối luật thủy chung một vợ một chồng / ai thích thì lấy nhau, không thích nữa thì bỏ. Họ thích ăn ở thoải mái với nhau trần truồng như loài súc vật, khi nào chán thì lại bỏ nhau / ai muốn lập gia đình hay sống thử thì tùy ý, ai không thích thì xin ly dị, khi thấy bào thai con trai thì giữ lại, bào thai con gái thì vất vào sọt rác / các trẻ em di tật hay người già nua bệnh tật thì hãy mau ….biến đi.

17/ Hậu quả của sự vô tâm này là gì ? Thế giới càng chém giết nhau bởi chiến tranh loạn lạc, trai thừa gái thiếu nên nạn hiếp dâm tràn lan, tệ nạn mại dâm càng nhiều, càng biến tướng trá hình đủ mọi cách/ kẻ nào hiếp dâm thì họ chích cho mũi thuốc mất khả năng tình dục. Người ta loại bỏ mạng người như giết một con kiến, kẻ nào đáng chết thì phải chết đi .

18/ Thế giới hôm nay đang muốn điều gì ? Người ta sẵn sàng loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi thế giới, họ không muốn công nhận Ngài là Đấng sáng tạo, không có Thiên Chúa thì con người sẽ tự do hơn / và con người dư sức làm chủ thế giới này. Tiên tri đã nhắc nhở, Chúa Giêsu cũng nhắc nhở chúng ta qua bài Dụ Ngôn, và tất cả đã ứng nghiệm. Hôm nay Chúa cũng nhắc lại cho mỗi người chúng ta.

19/ Con người đang phản ứng thế nào ? Họ vẫn tiếp tục chống lệnh Thiên Chúa, họ không muốn nộp hoa lợi, họ chỉ muốn làm theo ý riêng / như vậy Chúa sẽ xử sao đây. Con vẫn nhớ lại Lời Chúa nói với Abraham: “Nếu trong thành có 10 người lành, thì ta sẽ tha cho họ….”.  **R

 

 

 

Giuse Luca / Trưởng Nhóm Kinh Thánh Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1491
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  1438
 Hôm qua:  2972
 Tuần trước:  23271
 Tháng trước:  100998
 Tất cả:  11500279
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top