Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 3 Mùa Chay - A / Giuse Luca

CHÚA NHẬT 3 MC  A      

ĐỀ TÀI: CUỘC GẶP GỠ  VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARI

 

Tung hô Tin Mừng:   x. Ga 4, 42.15

Lạy Chúa, Chúa thật là Đấng cứu độ trần gian, xin ban cho con nước hằng sống, để con không bao giờ khát nữa .

PHÚC ÂM:  Ga 4, 5-42

Mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an.

5 Khi ấy, Đức Giê-su đến một thành xứ Sa-ma-ri, tên là Xy-kha, gần thửa đất ông Gia-cóp đã cho con là ông Giu-se. 6 Ở đấy, có giếng của ông Gia-cóp. Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa. 7 Có một người phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước. Đức Giê-su nói với người ấy: "Chị cho tôi xin chút nước uống!" 8 Lúc đó, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn. 9 Người phụ nữ Sa-ma-ri liền nói: "Ông là người Do-thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao?" Quả thế, người Do-thái không được giao thiệp với người Sa-ma-ri. 10 Đức Giê-su trả lời: "Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: "Cho tôi chút nước uống", thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống." 11 Chị ấy nói: "Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống? 12 Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ chúng tôi là Gia-cóp, người đã cho chúng tôi giếng này? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy." 13 Đức Giê-su trả lời: "Ai uống nước này, sẽ lại khát. 14 Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời." 15 Người phụ nữ nói với Đức Giê-su: "Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước." 16 Người bảo chị ấy: "Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây." 17 Người phụ nữ đáp: "Tôi không có chồng." Đức Giê-su bảo: "Chị nói: "Tôi không có chồng" là phải, 18 vì chị đã năm đời chồng rồi, và người hiện đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng." 19 Người phụ nữ nói với Người: "Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ. ..20 Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bảo: Giê-ru-sa-lem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa." 21 Đức Giê-su phán: "Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem. 22 Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do-thái. 23 Nhưng giờ đã đến -và chính là lúc này đây- giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. 24 Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật." 25 Người phụ nữ thưa: "Tôi biết Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự." 26 Đức Giê-su nói: "Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây."

27 Vừa lúc đó, các môn đệ trở về. Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ. Tuy thế, không ai dám hỏi: "Thầy cần gì vậy? " Hoặc "Thầy nói gì với chị ấy?" 28 Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với người ta: 29 "Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô sao?" 30 Họ ra khỏi thành và đến gặp Người.

31 Trong khi đó, các môn đệ thưa với Người rằng: "Ráp-bi, xin mời Thầy dùng bữa." 32 Người nói với các ông: "Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết." 33 Các môn đệ mới hỏi nhau: "Đã có ai mang thức ăn đến cho Thầy rồi chăng?" 34 Đức Giê-su nói với các ông: "Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người. 35 Nào anh em chẳng nói: Còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt? Nhưng này, Thầy bảo anh em: Ngước mắt lên mà xem, đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái! 36 Ai gặt thì lãnh tiền công và thu hoa lợi để được sống muôn đời, và như thế, cả người gieo lẫn kẻ gặt đều hớn hở vui mừng. 37 Thật vậy, câu tục ngữ "kẻ này gieo, người kia gặt" quả là đúng! 38 Thầy sai anh em đi gặt những gì chính anh em đã không phải vất vả làm ra. Người khác đã làm lụng vất vả; còn anh em, anh em được vào hưởng kết quả công lao của họ."

39 Có nhiều người Sa-ma-ri trong thành đó đã tin vào Đức Giê-su, vì lời người phụ nữ làm chứng: ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm. 40 Vậy, khi đến gặp Người, dân Sa-ma-ri xin Người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. 41 Số người tin vì lời Đức Giê-su nói còn đông hơn nữa. 42 Họ bảo người phụ nữ: "Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian."

Đó là lời Chúa.

 

CÂU HỎI GỢI Ý GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/  Dân Do Thái cần nước như thế nào ?

2/ Có mấy loại nước uống ?

3/  Do thái và dân Samari có hòa thuận không ?

4/  Vì sao 2 dân tộc lại ghét nhau ?

5/ Chúa Giê-su muốn hòa giải như thế nào ?

6/  Ai là trung gian giữa con người và Thiên Chúa ?

7/ Tại sao chị phụ nữ lại coi thường Chúa Giêsu ?

8/ Sau cuộc gặp Chúa , chị đã nhận ra điều gì ?

9/ Những thứ gì đang che mắt chị ?

10/ Lời Chúa đã giúp gì cho chị ?

11/ Tác dụng của ơn hoán cải như thế nào ?

12/ Dụng ý của Chúa là gì khi giả vờ xin nước ?

13/ Chúa Giêsu muốn cho mọi người biết điều gì ?

14/ Lời Chúa giúp gì cho chị phụ nữ  ?

15/ Nhân loại hôm nay đang đói khát thứ gì ?

16/ Chị phụ nữ sợ điều gì ?

17/ Dân Do Thái ngộ nhận điều gì ?

18/ Hôm nay Chúa muốn mạc khải điều gì ?

19/ Vì sao con người càng thêm u tối ?

20/ Chúng ta có thể tìm thấy nước hằng sống ở đâu ? **R

 

Bài 1: THỨ NƯỚC HẰNG SỐNG DUY NHẤT

1/Chúa Giê-su mời gọi chị phụ nữ Samari điều gì? Chúa Giê-su lợi dụng ý nghĩa phong phú của nước để mời gọi chị khám phá về căn tính của mình : nếu chị nhận ra những ân huệ Chúa ban và ai là người đang nói với chị… Đấng ấy chính là tôi. Đây chỉ là khúc dạo đầu trong cuộc đối thoại của Chúa Giê-su và chị phụ nữ Samaria.

2/Chủ đề mà hai người trao đổi với nhau là gì? Chúa Giê-su trao đổi với chị về chủ đề quan trọng là nước hằng sống (từ câu 7-15) và việc phải thờ phượng Thiên Chúa đích thực ở đâu (câu 20-26).

3/Nhịp cầu giữa hai chủ đề này là gì? Hai người có một cuộc trao đổi ngắn về đời tư của chị phụ nữ (từ câu 16-19).

4/Mục đích của việc bắt chuyện này là gì? Nước hằng sống là chủ đề phát xuất từ sáng kiến của Chúa Giê-su. Chính Chúa Giê-su bắt chuyện và lái câu chuyện giúp cho chị khám phá ra căn tính của Ngài. Chúa nói : Xin cho tôi chút nước.

5/Thái độ đầu tiên của chị phụ nữ này như thế nào? Chị đã tỏ thái độ không thân thiện trước tiên : Ông là người Do Thái… mà lại đi xin nước uống với tôi là người Samria sao?

6/Lý do chối từ mà chị muốn đưa ra là gì? Chị phụ nữ đã đưa ra hai lý do để từ chối: a/ Mối thù truyền kiếp giữa hai dân tộc. b/ Phụ nữ không được nói chuyện với đàn ông lạ ở một nơi hoang vắng.

7/Ý đồ chủa Chúa Giê-su là gì trong câu chuyện này? Chúa muốn phá đổ bức tường thù hận đã có từ lâu giữa 2 dân tộc và giữa người nam và người nữ. Khi Chúa mời gọi chị khám phá ra căn tính của người mà chị đang tiếp chuyện : nếu chị nhận ra những ơn huệ Chúa ban.

8/Một sự mâu thuẫn đang xảy ra trong câu chuyện này là gì? Chúa Giê-su muốn cho chị biết Ngài là Đấng mà Thiên Chúa muốn ký thác một bí nhiệm mà người đời không hề biết. Thật là mâu thuẫn khi người khách lạ đang khát nước, đến xin chị cho một ít nước uống. Vậy mà giờ đây đấng ấy lại là người đề nghị cho chị một thứ nước hằng sống.*

9/Nước uống có ý nghĩa như thế nào đối với các dân tộc vùng sa mạc? Vì nơi đây là vùng hoang mạc nên nước là yếu tố quá cần thiết cho sự sống và sự phát triểncủa con người. Cho nên ở đâu có nước thì ở đó có sự phú túc giàu sang. Hình ảnh nước trong mát chảy ra tận nguồn là một hình ảnh đẹp để mọi người tuyên xưng niềm tin vào Đức Chúa ,vì Ngài chính là Đấng ban sự sống (Gr2,13/Gr17,13).

10/Nước hằng sống biểu tượng cho điều gì? Ơn huệ lớn nhất mà Chúa ban cho con người chính là lề luật vì nó đem lại sự sống, ơn cứu độ và sự khôn ngoan. Như vậy Nước Hằng Sống là biểu tượng của lề luật, sự mặc khải và lời Thiên Chúa (Cn13,14)/Cn16,22/Cn18,4. Còn đối với truyền thống ngôn sứ thì nước hằng sống là những ân ban thời Đấng Messia Dcr14,8, Ed17,1-12/Is 5,4/12,3.

11/Biểu tượng phong phú nhất về Nước Hằng Sống là gì? Chúa muốn dùng biểu tượng phong phú về Nước Hằng Sống để người phụ nữ khám phá căn tính của Đấng là ân huệ của Thiên Chúa ban ,mà Ngài còn là Thiên Chúa đích thân. Ngài đến từ trời cao.

12/Vai trò của hai người bị đảo ngược như thế nào? Giếng nước của tổ phụ Gia-cop vẫn còn đó. Nhưng khi có Chúa Giê-su hiện diện, thì Ngài là đấng ban nước hằng sống. Nghĩa là lời Ngài mạc khải đem lại sự sống cho cả hai vai trò của một cặp đôi đối lập: Ông là người Do Thái, và tôi là người phụ nữ Samaria, Vẫn còn đó nhưng cả hai vai trò đều bị xoá nhoà bởi ân huệ của đích thân con Thiên Chúa ban .

13/Chị phụ nữ đã nắm bắt được điều gì từ tinh thần của thứ nước mà Chúa muốn nói hay chưa? Chính vì chưa hiểu điều này nên chị cứ muốn bám vào vẻ bề ngoài của vị khách: Thưa ông, ông không có gàu, mà giếng lại sâu…. chẳng lẽ ông lại lớn hơn tổ phụ của chúng tôi..?

14/Ý định của Chúa Giê-su là gì khi gặp phải những trường hợp mà người nghe ngộ nhận? Tin Mừng Gioan thuật lại 2 lần về sự ngộ nhận này : Lần thứ nhất với cuộc đối thoại với chị phụ nữ về Nước hằng sống. Lần thứ hai với các môn đệ về thứ lương thực đích thật. Ý Chúa không phải là nhấn mạnh đến sự chậm hiểu của người nghe, nhưng là dịp để Chúa đào sâu hơn về vấn đề mà Chúa muốn người nghe cần phải hiểu rõ.

15/Chúa Giê-su đã xác định thế nào về 2 loại nước? Chúa muốn xác định sự khác biệt về 2 thứ nước : Nước của giếng Giacop, ai uống rồi cũng sẽ lại khát. Còn nước của Chúa Giê-su ban ,người ấy sẽ trở thành một mạch nước vọt lên thứ nước đem lại sự sống đời đời.

16/Ý Chúa Giê-su muốn chúng ta nên hiểu như thế nào? Nói đến loại nước mà sách Huấn Ca đề cập (Hc 24,21) diễn tả rằng : Ai đã một lần nếm lời khôn ngoan sẽ còn ao ước luôn mãi. Còn ở loại nước thứ hai về thứ nước mà Ngài sẽ ban cho : Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Sẽ được gặp Thấy ở sách Is 49,10-13 về viễn cảnh thời mà Đấng Messia sẽ đến, là họ sẽ không còn đói khát nữa.

17/Như vậy Chúa Giê-su muốn khẳng định điều gì? Chúa muốn nói : thứ nước mà Ngài sẽ ban cho, không thuộc thứ trật tự vật chất hay một biểu tượng tự nhiên nhưng là thứ ân huệ mà Thiên Chúa cao cả có thể ban cho con người (Ga3,16-17).

18/Ý nghĩa từ lời Chúa mời gọi trong đoạn Tin Mừng hôm nay là gì? Ý Chúa muốn nói : Khi người ta gặp gỡ Ngài, không đơn giản là họ gặp được bậc thầy dạy lời khôn ngoan được rút ra từ những mạc khải. Nhưng là chúng ta gặp được chính người mạc khải, là gặp đích thân người mạc khải (Ga1,14). Vì thế ý Chúa hôm nay mời gọi mọi người hãy sở hữu lời Ngài, để lời đó trở nên nguồn sống đời đời trong lòng họ.  **R

 

Bài 2: ĐẤNG CỨU ĐỘ TRẦN GIAN

19/Điều gì chứng tỏ chị phụ nữ Samari đã hiểu ra vấn đề ? Cuộc tranh luận đã đến hồi kết bằng lời đáp trả của chị: Thưa ông, xin cho tôi thứ nước ấy, để tôi không phải đến đây để kín nước nữa. Như vậy chị đã chấp nhận một cuộc hoán chuyển vị trí giữa chị và Chúa Giê-su. Nhưng chúng ta thấy chị chưa hiểu được, chưa đạt được niềm tin như ý Chúa Giê-su muốn . Vì thế nên Chúa muốn dẫn câu chuyện này tiếp tục đi xa hơn nữa.

20/Chúa Giê-su đã xoay sở thế nào để thoát khỏi bế tắc? Chúa muốn cho chị biết về khả năng có thể nhìn thấy những điều ẩn kín về cuộc đời chị, như Chúa đã từng làm đối với ông Na-tha-na-en. Cho dù hôm nay chị không đạt được lời tuyên xưng hoàn hảo như Na-tha-na-en. Nhưng ít nhất chị cũng nhận ra rằng : Người có khả năng vén mở những bí mật đời tư của chị, phải là khả năng của một ngôn sứ.

21/Chúa Giê-su đã lái câu chuyện sang một chủ đề khác như thế nào? Chính vì nhận ra Chúa Giê-su như một ngôn sứ, nên chị đã cởi mở tấm lòng hơn đối với Chúa. Đây là cuộc chuyển tiếp từ chủ đề nước hằng sống, sang qua chủ đề: Sự thờ phượng đích thực.

22/Ý Chúa muốn dạy gì khi nói về thần khí và sự thật? Theo cách nói của Gioan: Thần khí sự thật tức là Đấng mà Chúa Giê-su sẽ nói đến trong bữa tiệc ly (Ga14,17) và cũng là Đấng mà Chúa hứa ban sau khi Ngài sống lại (Ga20,22). Như vậy việc thờ phượng đích thật được hướng dẫn dưới tác động của Chúa Thánh Thần, là giúp chúng ta hiểu biết rõ ràng về Chúa Giê-su.

23/Chúng ta nên hiểu việc thờ phượng đích thực như thế nào? Việc thờ phượng đích thực không còn mang ý nghĩa của việc thờ phượng trong một ngôi đền thờ bằng đḠmà là một thứ tình yêu đích thực mà Thiên Chúa đang dành cho nhân loại. Đây chính là nét đặc trưng của thời đại mới, thời đại của Đấng Messia.

24/Chúa Giê-su đã tỏ mình ra như thế nào? Xuất phát từ Lời Chúa mời gọi chị phụ nữ khám phá ra căn tính của mình, là đấng đang nói với chị (câu 10) và Chúa đã hoàn tất việc mạc khải khi tự mình Ngài nói ra : Đấng ấy chính là Tôi, là người đang nói với chị đây (câu 26).

25/Chúa Giê-su muốn giải thích điều gì dựa vào cuộc trò chuyện hôm nay? Ý  nghĩa của cuộc đối thoại hôm nay là dịp để Chúa Giê-su giải thích ý nghĩa : Cuộc đối thoại với chị phụ nữ Samari mang ý nghĩa là dân Samari đang đến với Chúa qua trung gian chị phụ nữ này. Bên cạnh đó là cuộc đối thoại giữa Chúa Giê-su với các môn đệ khi Chúa đang ngồi bên bờ giếng. Chúa muốn nói với các ông về những việc đang xảy ra.

26/Chúa Giê-su muốn nói gì về sự đói khát đích thực? Đàng sau cơn khát nước là cái đói đích thực, Chúa nhấn mạnh: Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn Đấng đã sai Thầy và hoàn tất công trình của người.

27/Các môn đệ đã ngộ nhận như thế nào? Các ông lầm tưởng rằng : Đã có ai mang thức ăn đến cho Thầy rồi chăng? Thật ra cái đói, cái khát của Chúa Giê-su chính là công việc mà Chúa Cha đã sai đến để chu toàn. Sau đó Chúa đã chỉ cho các môn đệ thấy đồng lúa chỉ còn 4 tháng nữa là tới mùa gặt, để mời gọi họ có tầm nhìn cao hơn, như là dân Samari trên đường đến với Ngài.

28/Chúa Giê-su đang buồn về điều gì? Chúa nói : Thầy sai anh em đi gặt những gì anh em đã không phải vất vả làm ra. Chúa ám chỉ đến công khó của các tiên tri thời Cựu Ước, của Gioan tẩy giả, và sắp tới đây là bản thân ngài bằng chính cuộc khổ nạn của Ngài.

29/Cái khát bên bờ giếng hôm nay mang ý nghĩa nào? Chúa muốn báo trước về cơn khát trên thập giá. Đây cũng chính là việc mà Chúa sai các môn đệ đi gặt những gì mà Chúa đã phải bỏ mạng để gieo.

30/Khởi điểm Đức Tin của người Samari là gì? Lời chứng của chị phụ nữ đã thúc dục người dân Samari đến với Đức Giê-su, để họ đích thân gặp gỡ và lắng nghe lời Ngài dạy. Cho dù khởi điểm niềm tin của họ chỉ là nghe lại lời chứng của Đức Giê-su, mà còn là : Không phải vì lời kể của chị vì chính chúng tôi nghe và biết rằng : Ngài chính là Đấng Cứu Độ trần gian.

31/Đức Tin của dân Samari được căn cứ vào đâu? Họ đã lợi dụng 2 ngày Chúa Giê-su ở lại để gặp gỡ và đối thoại với Chúa. Như vậy họ không dựa vào lời chứng của người phụ nữ, nhưng là dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mỗi người trong cuộc gặp và đối thoại với Đức Ki-tô.

32/Điều kỳ diệu gì đã xảy ra ? Điều kỳ diệu là ơn cứu độ phát xuất từ dân Do Thái, đã được dân Samari đón tiếp một cách nồng hậu và được tuyên xưng là Đấng Cứu Độ trần gian.

33/Chúng ta đã tìm thấy sự nghịch lý này ở đâu? Sự nghịch lý này đã có ngay từ đầu sách Tin Mừng: Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Còn những ai tin vào danh Ngài, thì Ngài ban cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.

34/Chiều kích hoàn vũ có được từ đâu? Người Samari đã mang lại tước hiệu đầu tiên cho Chúa Giê-su là: Đấng cải tạo thế giới (câu 42)

35/Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra sự song đối trong bài tin mừng hôm nay? Bài tường thuật về sứ vụ Chúa Giê-su tại Samari và bài tường thuật cuộc khổ nạn của Ngài trong tin mừng Gioan. Cả hai đều kể ra thân xác mệt mỏi của Chúa Giê-su, cơn khát và sự hoàn tất công việc sứu độ của Ngài. Ở đây có mối liên hệ truyền giáo mà Chúa Giê-su vừa thực hiện ở Samari, ở đó Chúa được tuyên xưng là Đấng cứu độ trần gian và công trình Ngài cứu độ thế giới trên thập giá mà thời gian thực hiện là giờ thứ sáu, là giờ siêu thăng và cũng là giờ ban Thánh Thần, lại cũng chính là giờ sinh ra Giáo Hội.**R

 

Bài 3: MỘT THỨ KHÔNG THỂ THIẾU

36/Vì sao người Do Thái quý nước? Người Do Thái quanh năm sống trong sa mạc, nên họ rất quý nước/ Họ hiểu rằng: nước luôn gắn liền với sự sống./ Đồng thời họ cũng rất có kinh nghiệm về dòng nước chảy ra từ tảng đá dưới chân núi Horeb qua tác động của cây gậy ông Moisen./ Điều này chứng tỏ rằng: Chính Thiên Chúa đã đem lại sự sống cho họ./

37/Chúa Giê-su cho ta thấy có mấy loại nước?  Bài phúc âm hôm nay cho thấy từ thứ nước bình thường dưới lòng giếng./ Chúa Giê-su đã giới thiệu cho người phụ nữ Samaria một thứ nước có thể mang lại sự sống vĩnh cửu./

38/Chúa Giê-su đã vượt qua thứ ranh giới nào? Đã từ lâu, người Do Thái đã coi dân Samari như một kẻ thù truyền kiếp/ Do Thái coi người Samari như một thứ uế tạp, một thứ ngoại đạo cần phải tránh./ Thế mà hôm nay chúng ta nghe Chúa Giê-su đã vượt qua ranh giới thù hận ấy bằng cách nghe Chúa trò chuyện với chị.

39/Sứ mạng của Chúa Giê-su đến thế gian là gì? Chúa Giê-su đã chứng tỏ sứ mạng của mình là được sai đến với những con chiên lạc nhà Israel/ khi được nói chuyện với Chúa Giê-su, Ngài đã giúp chị nhận ra tình trạng bất chính của mình/ để rồi cuối cùng chị  xác tín rằng: Ngài là Đấng cứu thế./

40/Chúa Giê-su đã trao đổi thứ gì với người phụ nữ? Chúa Giê-su đã mở đầu câu chuyện bằng cách xin nàng cho Ngài uống nước/ để rồi cuối cùng chính nàng lại là người lãnh nhận thứ nước ban sự sống.

41/Dân Do Thái và dân Samari tranh luận về điều gì? Dân Samari có đền thờ riêng tại núi Sikem/ trong khi dân Do Thái lại khẳng định đền thờ Yerusalem mới là nơi thờ phượng Thiên Chúa đích thực./ Bởi vì đó mới là nơi Thiên Chúa ngự trị ở giữa Dân Ngài./

42/Hai dân tộc đã khích bác nhau như thế nào? Cuộc tranh luận đã trải qua nhiều tháng nhiều năm./ Họ không tranh luận suông/ người Do Thái còn cho rằng dân Samari đang theo đuổi một thứ tôn giáo lai căng/ còn dân Samari thì đã có lần rắc xương người chết vào nơi thờ kính của người Do Thái, để làm cho nơi đó trở nên uế tạp/ không còn xứng đáng là nơi thích hợp để tế tự./

43/Chị phụ nữ đã muốn Chúa can thiệp như thế nào? Có lẽ chị phụ nữ muốn nhờ Chúa đứng ra phân xử, làm trọng tài/ bởi vì chị nhận ra Ngài chính là Thiên Chúa khi Chúa Giê-su dễ dàng biết rõ hết mọi chuyện thầm kín của đời chị .

44/Cách thờ phượng Chúa đúng nhất: Chúa dạy cho chị phụ nữ biết cách thờ phượng Chúa trong tinh thần và trong chân lý, tức là nhận biết Thiên Chúa là Cha và đặt mình vào mối quan hệ Cha con với Thiên Chúa./ Đây mới là điều mà Thiên Chúa muốn./

45/Tạo sao con người cần được Chúa Giê-su bắt nhịp cầu? Đời sống thần linh và đời sống phàm trần như hai bến bờ cách xa nhau diệu vợi/ cho nên cũng cần có một nhịp cầu đi qua dòng sông này giúp con người gặp gỡ Thiên Chúa./ Hôm nay Chúa Giê-su cũng bắt một nhịp cầu để bắt qua dòng sông ngăn cách/ thái độ gần gủi của Chúa như là nhịp cầu xóa đi biên giới ngăn cách chủng tộc, tôn giáo./ Lời Ngài chính là nhịp cầu dẫn chị phụ nữ về đời sống tâm linh./

46/Tại sao chị phụ nữ lại tỏ ý coi thường Chúa Giê-su? Đức Giê-su gặp người phụ nữ bên bờ giếng nước/ chị có ý nhìn Chúa bằng ánh mắt khinh thường/ dưới con mắt của chị, Chúa Giê-su chỉ là một gã Do Thái ăn mặc xốc xếch, anh chàng lại nghèo, đang đói khát, mệt mỏi rã rời, chỉ chờ chực xin ăn, xin uống/ chị có vẽ ta đây, vì chị đang có tất cả: Chị có giếng nước của tổ tiên/ đối với dân du mục: Có nước là có tất cả/ bởi vì ở giữa sa mạc mênh mông, nơi nào có nước thì nơi ấy có sự sống/ vì nhờ có nước thì cây, cỏ mới mọc lên xanh tươi/ gia súc và con người có lương thực để ăn, có nước để uống, con người mới có thể sống được./ Ai chiếm được nguồn nước, người ấy sẽ trở nên giàu có./

47/Người phụ nữ đang hãnh diện về điều gì? Chị ta tự hào vì mình có giếng nước, có cả bình múc nước, chị còn có gia đình, chị còn có đền thờ được xây dựng trên núi Garidim, bởi thế chị mới hợm mình./

48/Chúa Giê-su đánh giá từng thứ chị ta đang có như thế nào? Chị phụ nữ đang tự hài lòng về mình/ nhưng Chúa Giê-su đã chỉ cho chị thấy những gì chị đang có chỉ là những thứ mong manh giả tạo/ Chúa cho rằng nước chị đang có chỉ là phù du vì giếng ấy không có thứ nước hằng sống/ Chúa chỉ cho chị thấy thứ hạnh phúc mà chị đang có chỉ là hư ảo./ Bởi chị đang xây dựng hạnh phúc trên một mối duyên hờ./ Đền thờ mà chị đang tin/ không đáng cho chị tin, bởi không có Thiên Chúa ngự trong đó/ chỉ là một đống gạch đá vô hồn./

49/Thật sự chị đang có thứ gì? Trong phút chốc, chị ta trở nên thật nghèo hèn/ trước đây chị tưởng mình có tất cả/ bây giờ chị thấy mình đang trắng tay/ chị đã bị Chúa Giê-su bóc đi lớp vỏ bọt bèo, phù du/ giờ thì chị thấy mình trơ trụi, khốn cùng/ nhưng từ đáy vực sâu khốn cùng ấy, chị thấy có một niềm tin đang nhen nhúm/ một mạch suối đang dâng trào.

50/Chị tỉnh ngộ ra điều gì? Những thứ mà trước kia chị cứ tưởng là thành lũy che chở đời chị, hóa ra nó chỉ là tảng đá ngăn chặn dòng suối/ gỡ bỏ đá đi, rồi thì dòng suối ồ ạt chảy đi/ những thứ mà trước kia chị nấp vào vì cứ tưởng nó là nơi nương tựa êm ấm/ nào ngờ nó chỉ là nơi giam hãm đời chị ,như một cái tổ kén/ khi trút bỏ được lớp vỏ kén ấy rồi/ chị như cánh bướm muôn màu tung bay khắp nơi  / **R

 

Bài 4: LỜI CHÚA NHƯ NHỊP CẦU

51/Thứ gì đang che mắt người phụ nữ? Có 3 thứ: Của cải/ dục vọng và thứ tôn giáo vụ hình thức./ Chúng ta hãy trở lại từ đầu: Khi Chúa Giê-su ngỏ lời xin nước, thì chị chỉ thấy một anh chàng Do Thái xấu xa, đói rách/ nhưng khi ngước nhìn lên, chị nhìn thấy Đấng đối diện mình lại cao cả hơn cả tổ phụ Gia cóp/ lần đối diện thứ hai, chị nhận ra Người là một tiên tri/ đến lần đối diện thứ ba, chị nhận biết Đức Giê-su là Đấng cứu thế và chị tin vào Người./

52/Chị đã nhìn thấy gì? Niềm tin trào dâng, hạnh phúc trào dâng/ chị nhìn thấy Chúa Giê-su như Đấng mà chị hằng mong đợi/ chị quên cả múc nước, quên cả bình nước/ chị mau chạy về làng báo tin./

53/Chị quá hạnh phúc nên đã quên tất cả, bỏ lại tất cả/ Chị đã quên chiếc bình, bởi chiếc bình từ nay trở thành thứ vô dụng, chị cũng bỏ lại cả giếng nước, cả người chồng hờ/ cả ngôi đền trống rỗng./

54/Tác dụng của lời Chúa với chị như thế nào? Lời Chúa như lưỡi gươm sắc bén mổ xẻ đời chị/ mãnh đời cũ chị đã để lại bên giếng, tượng trưng cho kho tàng của trần gian./ Mãnh đời mới của chị đang ngụp lặng trong dòng suối đức tin => Đó mới chính là kho tàng Thiên Quốc! Lời Chúa như đuốc soi đường, nhờ đó chị bước đi nhanh nhẹn, vững chắc hướng về nguồn sống mới  !

55/Chị đã nhìn thấy thứ gì? Chị nhìn thấy lời Chúa như chiếc cầu đưa chị vào đời sống tâm linh/ chị bỏ lại chiếc bình múc nước, bởi vì bên kia cầu chị đã có mạch nước trường sinh/ chị bỏ lại bên này cầu mối duyên hờ, bởi vì bên kia chị đã có một tình yêu đích thực/ chị bỏ lại bên này cầu ngôi đền thờ trống rỗng/ bởi vì ở phía bên kia cầu chị đã gặp được Đấng phải tôn thờ trong Đức tin và chân lý./

56/Lời Chúa là gì? Như là chiếc gươm hai lưỡi có thể phân chia trắng đen/ có thể giúp chị thoát ly tội lỗi, thoát khỏi thói đi tìm sự bình an  giả tạo, thói đạo đức vụ hình thức./ Xin lời Chúa cũng bứng đi  hòn đá trì trệ, để dòng suối tin yêu được khai thông/ để nước mắt sám hối luôn tuôn trào rửa sạch mọi tội lỗi/ để lửa tình yêu bừng cháy, đem lại cho linh hồn là sự ấp áp của nguồn hạnh phúc chân thật./

57/Thế nào là một ơn hoán cải ? Đang thỏa mãn với những nhu cầu vật chất, chị phụ nữ lại thấy thiếu thốn về mặt tinh thần/ đây quả là một ơn hoán cải quan trọng mà Chúa vừa ban cho chị/ Chị đã được ơn sám hối khi cảm thấy khao khát một đời sống đạo đức tâm linh./ Chị cảm thấy Chúa Giê-su là nguồn suối trong lành, một nguồn hạnh phúc vô tận mà chị vừa tìm thấy./

58/Một cuộc gặp gỡ ô nhơ: Sau nửa ngày hành trình từ Yudea về Galilê Chúa Giê-su đến địa hạt Samari và nghỉ mệt bên một bờ giếng/ giữa cái nắng gay gắt ban trưa, Chúa Giê-su vừa đói, vừa khát/ các môn đệ đã đi hết vào thành, chỉ còn một mình Đức Giê-su/ chính nơi này đã diễn ra một cuộc gặp gỡ ô nhơ, một cuộc gặp không đáng có!

59/Chúa đã bắt ngang một nhịp cầu như thế nào? Chúa mở đầu cuộc hội thoại bằng một lời xin/ Chúa không mắc cỡ khi nói lên sự thiếu thốn của mình/ mở lời xin nước uống như bắt một nhịp cầu qua một vực sâu ngăn cách giữa hai dân tộc Do Thái và Samari vốn dĩ đã thù ghét nhau từ bốn thế kỷ trước ./

60/Chúa Giê-su đã phá bỏ điều gì? Chẳng ai có thể ngờ rằng: Một bậc Thầy như Đức Giê-su lại mở lời xin nước với một phụ nữ Samari/ Chúa Giê-su đã xóa bỏ rào ngăn cách để xây dựng một cuộc đối thoại bình đẳng, đích thực/ đâu ai ngờ rằng: Người xin nước lại chính là người muốn cho.

61/Chúa đang xin hay Chúa đang muốn cho? Ai cũng có điều cần xin trước khi họ cần chúng ta giúp đỡ/ Chúa đang khát nước theo thể chất, nhưng lại muốn cho thứ nước về phần tâm linh, thứ nước uống vào sẽ không còn khát nữa/ chị phụ nữ liền xin, nhưng chị nào biết chị đang nếm thứ nước ấy rồi!

62/Lời Chúa tác động chị ta như thế nào? Lời Chúa cho thấy Ngài biết rõ gia cảnh của chị/ lời Chúa vén mở cho chị thấy con người thâm sâu của Ngài/ Ngài biết rõ gia cảnh của chị không nhằm soi mói, nhưng để cảm thông/ cái biết của Ngài về những riêng tư thầm kín của đời chị/ khiến cho chị nhận ra Ngài là một ngôn sứ./

63/Chị ta bận tâm điều gì? Khi nhận ra Chúa là một ngôn sứ/ chính chị cảm thấy có mối bận tâm về tôn giáo/ chị cũng đang mong đợi Đấng Messia/ rồi cũng vì mối bận tâm này mà chị đã bỏ vò nước lại / hân hoan chạy về giới thiệu Đức Giê-su cho đồng bào mình!

64/Chị đã tìm thấy điều gì từ nơi Đức Giê-su? Chị đã tìm thấy thứ nước tuyệt diệu ấy nơi Đức Giê-su/ Ngài đã tỏ mình cho chị/ chị cũng chẳng thấy Chúa Giê-su đả động đến chuyện ăn hay uống./ Bởi Ngài đã từng nói: Lương thực của Thầy chính là thi hành ý Đấng đã sai Thầy/ Chúa Giê-su chỉ đói một điều là : nuôi dưỡng linh hồn nhân loại/ Chúa chỉ khát một điều là ban nguồn nước sự sống cho chúng ta./

65/Nhân loại hôm nay đang dư điều gì và thiếu điều gì? Con người có thể đang dư cơm, dư áo, dư nước uống, dư vật chất / Nhưng họ lại đang đói khát: tình bạn, tình yêu, lòng tin, niềm hy vọng/ khát ý nghĩa cuộc sống, khát sự trung thực, đói tình thương./ Chúng ta có dám chạy đến cùng Chúa Giê-su để kín múc cho thật nhiều những thứ đó và đem về ban phát lại cho anh em chung quanh chúng ta không ?   **R

 

Bài 5: TÌM HIỂU Ý NGHĨA

66/Gốc tích người Samari: Samari là chủng tộc lai tạp từ dân ngoại nhập cư và những người Do Thái đáng thương bị bỏ lại trong thời lưu đày đế quốc Assua (722 TCN) và đế quốc Babylon (586 TCN) / (Lịch trước công nguyên thì đếm ngược từ 9->1/ lịch sau công nguyên đếm từ 1->9). Hai giống người này kết hợp với nhau và sản sinh ra người Samari/ nên họ vừa bị dân ngoại coi thường / vừa bị dân Do Thái ghét bỏ/ cũng vì họ là dân lai căng nên Do Thái khinh miệt họ/ vì thế họ bị từ chối cử hành các phụng vụ tại đền Yerusalem/. Họ đã lập đền thờ riêng tại núi Garidim/ Dân Samari chỉ nhận có 5 cuốn ngũ thư/ còn Do Thái thì nhận: Ngũ thư, ngôn sứ, văn phẩm, sách linh ứng, (24 cuốn)./

67/Tại sao người đàn bà này đi múc nước vào giờ chính ngọ? Chị đàn bà này chỉ dám đi múc nước vào giờ trưa/ giờ nắng nhất, giờ mà người khác đang nghỉ ngơi/ giếng sẽ rất vắng/ chị muốn tránh mặt mọi người, bởi chị là loại đàn bà tai tiếng/ đã có qua năm đời chồng và hiện đang sống chung với người chồng hờ , chị sợ gặp mặt họ sẽ bị săm soi, cạnh mé, chê bai, rủa sả./

68/Bối cảnh câu chuyện: Chúng ta chứng kiến Chúa Giê-su đang khởi đầu đời sống công khai/ người rời xứ Yudea , vì ở đó Người gặt hái được nhiều thành công, uy tính của Người tăng cao khiến cho bọn biệt phái tức giận./ Trong giai đoạn này Chúa không muốn gây ra cuộc tranh chấp với bọn họ/ bọn họ đang giăng bẩy khắp mọi nơi nhằm làm giảm uy tín và cũng tìm cớ để triệt hạ Người/ nên Người thay đổi địa bàn, băng qua Samari để lên miền Galilê là địa bàn Người đang muốn chuyển đổi/ và nghỉ rằng nơi miền bắc sẽ thích hợp hơn cho việc truyền giảng Đức tin và ơn cứu độ./ Chính tại Samari hôn nay đã xảy ra cuộc gặp gỡ mở màng cho việc rao giảng tin mừng cho dân ngoại trên toàn thế giới! Hôm nay Chúa Giê-su dừng lại ở chân núi Garidim/ từ 400 năm nay, đây chính là ngọn núi Thánh của dân bản xứ Samari/ Vì hai dân tộc kình dịch nhau nên người Samari đã biến ngọn núi này thành nơi để cạnh tranh với đền Thánh Yerusalem  ở miền nam ./****

69/Chúa Giê-su muốn dùng thứ gì để mạc khải sứ mệnh? Đi đường xa mệt mỏi, Chúa Giê-su ngồi xuống bên bờ giếng Giacop, trong khi các môn đệ đi vào làng mua thức ăn/ trong cuộc đối thoại với người đàn bà đang múc nước, ta thấy ngay ý Chúa muốn dùng nước để làm biểu tượng mạc khải sứ mệnh và công bố danh tính của Người/ ở đây chúng ta ghi nhận một bài học tuyệt vời của Chúa, khi Chúa muốn dùng một thứ vật chất tầm thường nhất để giúp con người nhận ra điều cao cả nhất/ đó là nước vật chất và nước trường sinh./

70/Chúa Giê-su đã bắt đầu câu chuyện gợi ý thế nào? Trước hết, Chúa gợi óc tò mò của người phụ nữ/ Người đã đặt mình vào một nhu cầu ở mức tầm thường của đời sống hằng ngày/ vào mức của công việc múc nước/ Người làm cho chị ta phải băng khoăn suy nghĩ rằng: Con người cần có thứ nước đó để sống, nhưng đây chỉ mới là nhu cầu vật chất phần xác/ khát rồi lại uống và phải uống mãi/ thế thì làm sao để có thứ nước ban sự sống, chỉ uống một lần là không còn khát nữa/ chị ta muốn thoát khỏi sự vất vả mỗi ngày, đồng thời chị cũng khao khát muốn biết Chúa muốn nói về điều gì/ bởi chị cũng chưa hiểu rõ ./

71/Có cách nào để ta nhận ra Chúa? Chúa đang hiện diện rất gần gũi với đời sống thường ngày của ta/ ta có muốn đối thoại với Người không?/ Chúng ta có dám chấp nhận rằng: Không phải chỉ có những của cải vật chất mới là quan trọng/ ta cố gắng làm sao đừng bị vật chất hóa, nghĩa là không phải chỉ có nước nuôi thân xác mà thôi/ mà còn có thứ nước trường sinh/ có phải đó chính là những kinh nguyện và các việc phụng tự Chúa không/ Có phải đó chính là các bí tích Thánh không? Hãy tìm Chúa theo thứ tự ưu tiên!

72/Một câu chuyện/ Có một người Ảrập nghèo đi băng qua giữa sa mạc trong cơn đói khát mệt lã/ tình cờ người đó bắt gặp một khe suối/ với tất cả tấm lòng biết ơn, ông ta uống từng ngụm nước và cảm thấy ngọt ngào khôn tả/ ông múc thêm một bầu da đầy và tiếp tục cuộc hành trình./ Sau nhiều ngày vất vả, ông đã đến được thủ đô Baghda, tìm đủ cách để xin tiếp kiến quan đầu tỉnh, ông dâng kính cho quan chính bầu nước ấy/ Quan đầu tỉnh đón nhận bầu nước ấy cách vui vẻ/ cho nước vào ly, ông uống cạn và cảm ơn người Ảrập/ đồng thời tưởng thưởng cho ông ta một cách quảng đại/ những người hầu cận quan, ai cũng tưởng đó là một thứ nước kỳ diệu nên ai cũng mong muốn được nếm thử/ nhưng quan đầu tỉnh nhất mực từ chối/ Đợi cho người Ảrập đi khuất, quan mới giải thích về cử chỉ của mình: Nước nếu đựng lâu trong bầu da, đã trở nên bẩn và hôi thối/ Quan nghĩ rằng: nếu tất cả mọi người đều uống thứ nước đó và đều tỏ thái độ khó chịu trước mặt người Ảrập./ Hẳn ông ta sẽ bị tổn thương/ người Ảrập cứ tưởng mình trao tặng cho quan đầu tỉnh món quà kỳ diệu/ hóa ra chính quan đầu tỉnh mới là người tặng cho ông ta món quà vô giá, với một phong cách trao ban hết sức tế nhị và thấm đậm tình người/

73/Người phụ nữ Samari cứ tưởng mình làm ơn cho Đức Giê-su khi cho Người uống thứ nước từ giếng Giacop/ hóa ra Chúa Giê-su mới chính là vị ân nhân đã ban cho bà một thứ nước kỳ diệu/ khi uống vào sẽ không còn phải khát nữa./

74/Nước hằng sống là thứ nước gì? Nước đó chính là lời Đức Giê-su/ lời bày tỏ sự kín nhiệm của Người/ Là Đấng Messia sẽ đến/ để rồi cuối cùng, Người đã tự tỏ mình ra, không phải lo cho người Do Thái đồng hương/ không phải cho các môn đệ thân yêu, mà là cho chính chị => người phụ nữ Samari/ “Đấng ấy chính là tôi, Người đang nói với chị đây” (Ga 4,26)

 

TÓM Ý

1/ Dân Do Thái cần nước như thế nào ? Người Do Thái quý nước vì họ ở trong Sa mạc / vùng đất Palestin mưa ít, nhiệt độ lại cao/ con người không thể nhịn nước lâu như nhịn ăn được/ nhiệt độ nóng của chúng ta là 35oC/ còn bên họ là từ 45oC-50oC / có chỗ còn cao hơn.

2/ Có mấy loại nước uống ? Chúa Giêsu cho chúng ta thấy có hai loại nước uống/ nước uống phần xác và nước uống dành cho tâm linh, gọi là nước hằng sống.

3/ Do thái và dân Samari có hòa thuận không ? Người Do Thái coi dân Samari như kẻ thù/ Chúa Giêsu vượt qua mọi rào cản/ Chúa muốn cứu mọi người nên không coi ai là kẻ  thù/ Chúa còn dùng một người đàn bà tội lỗi ngoại giáo này như một bước khởi đầu để đến với dân ngoại.

4/ Vì sao 2 dân tộc lại ghét nhau ? Do Thái và Samari ghét nhau bởi vì Do Thái tự cho mình mới là người xứng đáng, là dân Chúa chọn/ trong khi tiêu chuẩn chọn lựa của Chúa lại khác xa cách hành xử của con người.

5/ Chúa Giê-su muốn hòa giải như thế nào ? Chị phụ nữ nhận ra Chúa là Đấng Messia và muốn Chúa có cách can thiệp để hòa giải giữa hai dân tộc. Chúa dạy: Thờ phượng Chúa trong tinh thần là đúng nhất, chứ không phải chỉ vịn vào hình thức bề ngoài: Nơi này, nơi nọ/ người này, người kia mới xứng đáng.

6/ Ai là trung gian giữa con người và Thiên Chúa ? Con người muốn gặp được Thiên Chúa phải vượt qua giới hạn của mình/ chúng ta cần có một nhịp cầu/ nhịp cầu đưa chúng ta đến với Thiên Chúa chính là Chúa Giêsu, vị trung gian các ơn.

7/ Tại sao chị phụ nữ lại coi thường Chúa Giêsu ? bởi chị chỉ nhìn, chỉ dựa vào những thứ vật chất chị đang có như giếng nước, gàu, bình, hạnh phúc gia đình, ngôi đền thờ bằng gỗ đá/ trong khi Chúa cho chị biết những thứ chị đang có chỉ là tạm bợ/ nước hằng sống mới là thứ vĩnh cửu.

8/ Sau cuộc gặp Chúa, chị đã nhận ra điều gì ? Sau khi nghe Chúa Giêsu giải thích/ chị đã nhận ra những thứ chị đang có chẳng có giá trị gì nhiều/ vì tất cả chỉ là phù du/ chỉ có Đức tin và lòng mến mới đưa chị đến nguồn sống vĩnh cửu.

9/ Những thứ gì đang che mắt chị ? Những thứ đang che mắt chị, đó là của cải, dục vọng và thứ tôn giáo vụ hình thức bề ngoài.

10/  Lời Chúa đã giúp gì cho chị ? Chị càng nhìn Chúa, chị càng nhận ra: Ngài là một ngôn sứ, sau cùng chị nhận ra Ngài là Đấng Messia, Đấng cứu thế. Chị đã tin/ chị quá vui sướng nên vội vã chạy về làng báo tin. Lời Chúa Giêsu đã giúp chị nhận ra đâu là thật, đâu là giả, đâu là tạm bợ, đâu là vĩnh cửu, đâu là điều đúng, điều sai/ đâu là tội lỗi, đâu là sự công chính/ đâu là tình yêu đích thực. Lời Chúa giúp chị sám hối.

11/ Tác dụng của ơn hoán cải như thế nào ? Ơn hoán cải giúp chị thấy chị có một chút vật chất tạm bợ, nhưng hoàn toàn thiếu thốn về mặt tâm linh. Chị khao khát sống đạo đức, chị nhận ra Chúa Giêsu chính là mạch nước trường sinh.

12/ Dụng ý của Chúa là gì khi giả vờ xin nước ? Chúa Giêsu vờ hỏi xin nước, nhưng thật sự là Chúa đang muốn ban ơn, Chúa khát là khát phần rỗi linh hồn nhân loại, Chúa đói là đói tình yêu nhân loại, lương thực của Chúa là luôn muốn chu toàn Thánh ý Chúa Cha, là khát khao cho mọi người nhận biết Chúa Cha.

13/ Chúa Giêsu muốn cho mọi người biết điều gì ? Ở nơi Chúa chỉ có tình thương chứ không có kẻ thù, Chúa đi gieo rắt yêu thương chứ không phải đi chiến đấu với kẻ thù/ Chúa muốn giảng hòa, Chúa muốn bình an/ Chúa đi tìm yêu thương và xóa bỏ thù hận.

14/ Lời Chúa giúp gì cho chị phụ nữ ? Lời Chúa giúp chị phụ nữ nhận ra tội lỗi sai trái của mình / Lời Chúa vén mở cho chị thấy ý định thâm sâu của Chúa/ Chúa biết mọi sự nơi hoàn cảnh chị ,không phải để soi mói nhưng để cảm thông giúp đỡ.

15/  Nhân loại hôm nay đang đói thứ gì ?Nhân loại hôm nay đang dư thừa của ăn vật chất nhưng lại quá đói khát về tình yêu, bởi thế của ăn vật chất tuy nhiều, tuy dư thừa nhưng do con người quá ích kỷ nên phân bổ không đồng đều/ rốt cuộc kẻ ăn không hết, người lần không ra /nên đã có quá nhiều người chết đói!

16/  Chị phụ nữ sợ điều gì ?Bởi con người quá kêu căng, ích kỷ nên cứ nhìn thấy những người tội lỗi,những người kém may mắn như những con quái vật cần xa lánh/ chính vì thế chị phụ nữ tội lỗi đã không dám đi  kín  nước vào giờ khác vì sợ bị kẻ khác đay nghiến, chê cười.

17/ Dân Do Thái ngộ nhận điều gì ?Biệt phái và dân ở Yerusalem không chịu nhận ra Chúa, họ ngộ nhận khi thấy xuất thân của Chúa nghèo hèn./ Họ ganh ghét vì thấy Chúa làm được nhiều việc lạ /nhưng vì thành kiến nên nhất định không chịu tin./ Chính vì thế Chúa phải tránh xa họ, phải thay đổi địa bàn/ phải đến với dân ngoại.

18/ Hôm nay Chúa muốn Mạc khải điều gì ?Chúa muốn dùng nước, một thứ vật chất tầm thường, rẻ tiền nhất để mạc khải về nước trường sinh và công bố danh tính của mình.

19/ Vì sao con người càng thêm u tối ?Con người luôn khao khát những điều chân thiện mỹ, nhưng vì bị vật chất bao bọc quá kỷ nên không thể nhìn thấy những điều tầm thường nhưng cao cả đang ở chung quanh mình/ con người luôn bị vật chất hóa, nên đầu ốc trở nên u tối/ không thể nhận ra thứ gì thật sự quý giá/ thứ gì là tầm thường.

20/  Chúng ta có thể tìm thấy nước hằng sống ở đâu ? Nước hằng sống chính là Thánh thể Chúa, là lời Chúa qua kinh thánh. Là lời giáo huấn của giáo hội/ là những hy sinh hãm mình, là lời cầu nguyện, là làm những việc thiện trong mùa chay/ Lời Chúa đang ở trong tầm tay/ đó chính là thứ nước trường sinh mà con người cần phải tìm, cần phải uống, để khỏi phải đói khát nữa. **R

Giuse Luca  / Kinh Thánh Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1306
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  2062
 Hôm qua:  13063
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11441390
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top