Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN Lễ Giáng Sinh / Giuse Luca

LỄ    GIÁNG   SINH     A     

ĐỀ TÀI : CON THIÊN CHÚA GIÁNG TRẦN LÀM NGƯỜI PHÀM .

 

Tung hô Tin Mừng:   Lc 2,10-11

Alleluia, alleluia! Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại: Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho chúng ta. Người là Đấng Ki-tô, là Đức Chúa. Alleluia.

PHÚC ÂM:  Lc 2,1-14

"Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em".

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca.

1 Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. 2 Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri. 3 Ai nấy đều về thành của mình mà khai tên tuổi. 4 Bởi thế, ông Giu-se cũng từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê, lên thành vua Đa-vít gọi là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình và dòng tộc vua Đa-vít. 5 Ông lên đó khai tên cùng với bà Ma-ri-a là người đã thành hôn với ông, lúc ấy bà đang có thai. 6 Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. 7 Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.

8 Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. 9 Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ sợ hãi kinh hoàng. 10 Nhưng sứ thần bảo họ: "Anh em đừng sợ. Này tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là tin mừng cho toàn dân: 11 Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô là Đức Chúa. 12 Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ." 13 Bỗng có đạo binh Thiên quốc đông đảo hợp với thần cất tiếng ca tụng Thiên Chúa rằng:

14 "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương."

Đó là Lời Chúa

 NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/ Đấng Cứu Độ đến để làm gì ? (1-2-3)

2/ Họ đối xử với Chúa ra sao ? (4)

3/ Ngày nay chúng ta có thể gặp Chúa ở đâu ? (6)

4/ Chúng ta nghĩ gì khi đứng trước Chúa Hài Đồng ? (7-8)

5/ Chúng ta cộng tác với Chúa như thế nào? (9)

6/ Cái giá phải trả khi nói 2 tiếng “Xin vâng” ? (10-11)

7/ Chúa Giáng Sinh để dạy ta điều gì ? (12-13)

8/ Chúa Giáng Sinh mang lại cho  ta điều gì ? (14-15)

9/ Chúa bảo gì khi ta đi viếng Chúa Hài Nhi ? (16-17)

10/  Chúa nói với ta bằng ngôn ngữ nào ? (18-19)

11/  Chúng ta thấy gì nơi máng cỏ Chúa Hài Đồng ? (20-21)

12/  Ý nghĩa của tình yêu Chúa Giáng Sinh ? (22-23-24)

13/  Chúa Hài Đồng muốn chúng ta làm gì ? (25-26)

14/  Chúng ta có tàn ác như Herode không ? (27-28)

15/  Những nết xấu của Herode ? (29-30-31)

16/  Chúng ta phải giáo dục con mình như thế nào? (32-33-34)

17/  Chúng ta học được gì nơi Thánh Giuse ? (35-36-37-38-39)

18/  Những hình ảnh nào gợi nhớ đến Herode ? (40)

19/  Những gương tốt nào từ Thánh Giuse? (41-42-43-44)

20/  Thánh Giuse dự định cho tương lai như thế nào? (47)

21/  Thánh Giuse đã tín thác như thế nào? (48-49-50)

22/  Những thứ nào đe dọa hạnh phúc gia đình ? (51-52-53)

23/  Cách mà vợ chồng già phải đối xử với nhau ? (54)

24/  Tình yêu gia đình quan trọng như thế nào? (55-56)

25/  Thế nào là người chồng tốt ? (57)

26/  Hoa trái của hạnh phúc gia đình là gì ? (58)

27/  Một gương xấu nên tránh ? (59)

    =>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: MỘT THIÊN CHÚA HÓA THÂN 

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

1/  Tại sao Chúa Giê-su sinh ra tại Bê-lem ? Trong 4 thánh ký ,chỉ mình Luca muốn giải thích cho chúng ta biết : Tại sao Chúa Giê-su phải sinh ra ở Bê-lem chứ không sinh ra ở Nazaret. Việc kiểm tra dân số theo chiếu chỉ của Hoàng đế Xedarê Augustô năm 30 trước công nguyên và năm 14 sau công nguyên. Được thực hiện trên đất Palestine theo tập tục Do Thái-> là phải đăng ký nơi nguyên quán, chứ không theo kiểu Roma là đăng ký ở nơi cư ngụ.

2/  Vì sao Thánh Giu-se trở về Bêlem ? Thánh Giu-se phải trở về Bêlem vì ông thuộc dòng tộc Đavít. Bởi vì hơn 10 thế kỷ trước, Bêlem chính là quê quán của Gie-sê, là cha của vua Đavít / người Do Thái luôn hoài niệm về dòng dõi của mình; nơi chôn nhau cắt rốn không bao giờ nhạt phai trong ký ức của họ. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra dân số dưới thời Augustô lại được thực hiện theo tiêu chuẩn truyền thống ,nên Giu-se phải trở về nơi nguyên quán của mình.

3/  Tại sao Đức Maria cũng theo Thánh Giu-se trở về ? Không lẽ cô Maria cũng thuộc dòng tộc Đavít? Cũng có thể, vì người Do Thái cũng muốn dựng vợ gả chồng ở trong vòng gia tộc của mình. Điều này không chắc lắm, thật ra Đức Maria là em họ của Elizabét, thuộc chi tộc Levi. Sau này người ta gặp thấy một cuộc kiểm tra như vậy vào năm 104 sau công nguyên và tài liệu đó chứng thực rằng người vợ phải trình diện bên cạnh chồng mình.

4/  Lý do nào hai ông bà không tìm được chỗ trọ? Đừng hiểu rằng hai ông bà bị người ta xua đuổi. Bởi vì Do thái có phong tục rất hiếu khách, nhưng hai ông bà cảm thấy thật bất tiện với một phụ nữ bụng mang dạ chửa, sắp đến ngày sinh, nhưng lại đang ở một nơi quá đông đúc như vậy khi mà người và vật cùng với hàng hoá chen đầy trong sân các phòng trọ . Hơn nữa các phòng trọ cũng còn ,nhưng giá thì khá đắt, chỉ thích hợp cho những người có nhiều tiền .

5/  Tại sao Bêlem lại là dấu chỉ của yêu thương ? Bêlem nghĩa là: nhà của bánh. Chúa Giê-su đã bằng lòng đón nhận thân phận làm người của chúng ta khi tự mình trút bỏ vinh quang và quyền lực của Ngài. Vì tình yêu thương nên sau này Ngài đã biến mình thành một mẩu bánh cho nhân loại ăn.

6/  Chúa sinh ra trong máng cỏ mang ý nghĩa nào? Máng cỏ chính là cái nôi của Chúa, trong sự kiện này, Thánh Luca nhấn mạnh đến từ này 2 lần. Đây là dấu hiệu mà các sứ thần muốn các mục đồng nhận ra Đấng Cứu Thế và 1 lần nữa kế tiếp ở câu thứ 16 cũng đề cập đến máng cỏ. Đây cũng là dấu chỉ tiên báo về số phận của Hài Nhi.

7/  Con trai đầu lòng phải được hiểu như thế nào? Lề luật Do Thái có nhiều quy định về con trai đầu lòng. Đứa con này phải được thánh hiến để dâng lên cho Thiên Chúa và phải có của lễ chuộc lại. Theo pháp lý thì nó không bao hàm việc Đức Maria còn có những đứa con nào khác mà chữ anh em của Đức Giê-su mà các thánh ký nói đến là anh em họ của Đức Giê-su. Chữ anh em theo ngôn ngữ Do Thái thời Cựu Ước, nó có một nghĩa rất rộng. Nhưng người Do Thái không có chữ riêng để chỉ anh em họ, vả lại những người anh em của Đức Giê-su đều có những bà mẹ khác nhau (Mt 27,56/Mc 15,40-41/Gn 19,45). Và cũng vì Giáo hội Roma luôn công bố Đức Maria trọn đời đồng trinh.

8/  Chữ con đầu lòng được Thánh Phaolô diễn tả như thế nào? Con đầu lòng mang ý nghĩa từ viễn cảnh Kitô giáo khi Đức Kitô là trưởng tử của một cuộc sáng tạo mới. Mầu nhiệm Giáng sinh của Đức Kitô thật sự mang ơn cứu độ đến cho nhân loại. Thánh Phaolô diễn tả: Đức Kyto là người anh cả của một đám đàn em đông đúc.

9/  Đức Mẹ lấy tã bọc con nói lên điều gì? Thiên Chúa hoá thân thành một phàm nhân yếu đuối, phụ thuộc vào tất cả trong thân phận một Hài Nhi bé bỏng nghèo hèn. Ngôi lời Thiên Chúa quyền năng trở nên một trẻ sơ sinh chưa biết nói. Thiên Chúa là Đấng hằng sống nhưng giáng trần và chấp nhận một số kiếp cũng lớn lên như bao đứa trẻ sơ sinh khác.

10/ Giáo huấn của Chúa Giê-su sau này là gì? Ba mươi năm sau, đấng ấy đã lớn lên từ đứa bé mới sinh ra hôm nào, Ngài tuyên bố một giáo huấn trái ngược: “Ai tự hạ mình, coi mình như trẻ nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời. Nơi khác Chúa lại nói: Cứ để trẻ em đến với Thầy. Trong Tin Mừng Tân Ước, Chúa Giê-su đã vạch ra một con đường nên thánh, bằng cách trở nên trẻ thơ, và con đường này bắt nguồn từ Hài Nhi ở Bêlem hôm nay.

11/ Sau này Chúa Giê-su đã nói gì về mình? Một ngày kia khi Chúa trả lời cho những môn đệ Gioan khi họ hỏi về gia thế của Ngài: “Con chim có tổ, con chồn có hang, nhưng con người không có chỗ tựa đầu”.

12/ Điều nào gây mẫu thuẫn nhiều nhất ở nơi cuộc đời Chúa Giê-su? Chúa Giê-su là một Thiên Chúa quyền năng, nhưng lại đưa ra nhiều điều mâu thuẫn nhất. Ngày Chúa nhập thể trong lòng một trinh nữ / Ngài sinh ra như một kẻ nghèo hèn ,tận cùng của xã hội, không khác gì những con người vô gia cư / Ngài bị xét xử như một con người có trọng tội / Ngài lãnh hình phạt và chết như một tên tội phạm nguy hiểm nhất / và Ngài chỉ làm vua, làm Đấng Cứu Độ khi đã chết rồi.

13/ Thần tính của Chúa Giê-su là gì? Một vị Thiên Chúa quyền năng nhưng lại nghèo vô tận, yêu thương vô tận và tha thứ vô tận chỉ vì Ngài muốn cứu độ tất cả mọi người.

14/ Tại sao Chúa Giê-su lại sinh ra trong cảnh khó nghèo? Chúa Giê-su giáng trần trong cảnh bé nhỏ, khó nghèo. Đây là cách Chúa biểu lộ tình thương cho mọi người . Nhưng thật ra đây chưa phải là điều tuyệt đối mà Chúa muốn mạc khải cho con người qua mầu nhiệm giáng sinh /Chẳng có gì xứng đáng cho Chúa cả, chẳng có gì cao trọng, lộng lẫy để tiếp rước Ngài. Chính vì thế nên Thiên Chúa đã chọn một nơi không có gì hết, vì ở những nơi như thế không hề có sự giả dối, không có chuyện cạnh tranh lố bịch, không có sự giàu sang giả tạo. Chúa chỉ ngự đến nơi máng cỏ, trong khung cảnh nghèo hèn thật sự, nơi mà Đức Maria, Thánh Giu-se là hai tâm hồn cực kỳ khó nghèo, cùng với đám mục đồng đơn sơ khốn khổ và cả những đạo sĩ với một lòng quyết tâm đi tìm Chúa để thờ lạy.

15/ Tại sao chuồng chiên lại trống? Những người chăn chiên thức đêm ngoài trời canh giữ đàn vật. Những người chăn chiên ngủ ngoài trời và đàn vật cũng ở bên ngoài / thời tiết ở Palestine giữa Lễ Vượt Qua và mùa thu thì rất đẹp. Chúa Giê-su không sinh ra vào ngày 25/12, nhưng vì vào thời kỳ đầu , Đạo Chúa chưa được xã hội chấp nhận. Họ vẫn còn cấm cách nên Giáo hội mới chọn ngày 25/12 là ngày mà anh em lương dân thờ kính thần mặt trời để mừng chung cho khỏi bị lộ.

16/ Ai là những kẻ đầu tiên được loan báo tin mừng giáng sinh? Khi sinh ra, Chúa Giê-su đã tự đặt mình vào số những con người nghèo hèn, khiêm hạ, nhỏ bé cho nên những người chăn chiên là những người tầm thường vô học, vì không giữ luật Moisen cho nên họ bị xã hội bỏ rơi / họ bị liệt vào hàng những kẻ tội lỗi, cùng với hạng đàn bà, trẻ con và nô lệ.

17/ Những người chăn chiên ở Bêlem còn mang ý nghĩa nào nữa? Bêlem là thành của vua Đavít, mà người chăn chiên ở Bêlem chính là dấu chỉ của một Đavit tuyệt vời. Chúa Giê-su đã sinh ra giữa nơi mà xưa kia Đavít đã canh giữ đàn chiên. Vậy nên Chúa Giê-su hôm nay chính là Đavít mới.

18/ Bản hợp xướng của thiên sứ nói lên điều gì? Nơi các thiên sứ ca hát, chính là dấu chỉ cho biết nơi đó có Thiên Chúa hiện diện. Triều đình thiên quốc đã dời chỗ, Thiên Chúa không hiện diện ở nơi Thiên Quốc nữa, mà là nơi máng cỏ ở Bêlem ,vì Hài Nhi nơi đây không ai khác hơn là chính là hình ảnh Thiên Chúa đang hiện diện.

19/ Sứ điệp mà thiên sứ gởi đến mang ý nghĩa nào? Sứ điệp ấy mang đến những danh xưng thật vĩ đại : Đấng cứu độ, thành đô Vua Đavít, Đấng Kitô, Đấng Messia / thật tương phản biết bao khi so với lời kết thúc: Anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh được bọc tã, nằm trong máng cỏ.

20/ Ngôi lời Thiên Chúa đã hoá thành nhục thể là gì ? Hôm nay vinh quang Thiên Chúa đang ẩn hiện kiểu tranh tối, tranh sáng nơi hang Bêlem và nhục thể kia không phải là để sau này bị tra tấn, bị nhục mạ ,bị hành hạ, bị đóng đinh cho đến chết đó sao?

21/ Mầu nhiệm giáng sinh có phải là một sự trao đổi không? Mầu nhiệm Thiên Chúa làm người vừa mạc khải về Thiên Chúa vừa mạc khải về con người, điều này cũng nói lên sự cao cả của con người. Vì con người được tạo dựng giống với hình ảnh của Thiên Chúa, và hôm nay Thiên Chúa cũng mặc lấy dung mạo con người. Chính khi con người được tham dự vào sự vĩnh cửu của Thiên Chúa / Mặc dù con người là thứ mỏng dòn yếu đuối, nhưng nhờ vào sự tham dự kỳ diệu ấy mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống muôn đời.  **R

 

Bài 2: MỪNG SINH NHẬT CHÚA GIÊ-SU

1/Ngày 11/3/2011 Nhật Bản bị rúng động bởi thảm họa kép, vừa động đất vừa sóng thần, khiến cho cả nước Nhật khoảng 30.000 người thiệt mạng. Cả thế giới đã đau xót hướng về nước Nhật như muốn san sẻ bớt niềm đau to lớn ấy !

2/ Việt Nam mỗi năm có đến 300.000 ca nạo phá thai, số người chết vì tai họa này lên gấp 10 lần hơn cả Nhật Bản, được xếp hạng thứ 5 trên thế giới. Thế nhưng sao mọi người vẫn dửng dưng , không nói gì ?

3/ Hôm nay cả thế giới hân hoàn mừng Lễ Chúa Giáng Sinh, kỷ niệm biến cố hơn hai ngàn năm con Thiên Chúa giáng trần, Ngài thật sự trở nên người phàm và đang cự ngụ giữa chúng ta.

4/ Mỗi lần cử hành biến cố này, chúng ta được Chúa Giê-su nhắc nhở là phải biết trân trọng mạng sống và nhân phẩm của chính chúng ta cũng như của biết bao người khác.

5/ Đức Giáo Hoàng Yoan Phao-lô II trong thông điệp Tin Mừng về sự sống, Ngài đã thẳng thắn lên án: Phá thai là một tội ác quá sức nghiêm trọng.

6/ Vì sao Giáo Hội nhận ngày 25/12 làm ngày sinh nhật Chúa? Trước hết các tác giả sách Tin Mừng hoàn toàn không hề đề cập đến vấn đề này, các sử gia và các nhà văn Công giáo cũng không để lại dấu vết nào có thể giúp chúng ta khám phá ra ngày con Thiên Chúa ra đời.

7/ Giáo hội chọn ngày 25/12 để mừng lễ sinh nhật Chúa Giê-su. Các nhà giải thích phụng vụ nêu lên 2 giả thuyết có thể chấp nhận được như sau:

a) Việc chọn ngày 25/12 là để thay thế lễ mừng mặt trời mà người ngoại giáo chọn và cử hành vào ngày này, bởi vì lúc đầu đạo công giáo chúng ta chưa được nhiều người chính thức công nhận và trải qua hơn 300 năm bắt đạo tại Roma, cho nên người công giáo mừng chung vào ngày này để khỏi bị chú ý , khỏi bị bại lộ và khỏi bị bắt bớ .

b) Khi chọn ngày 25/12, Giáo hội dựa theo quan niệm của một số Giáo phụ và những người có uy tín ở đầu thế kỷ thứ 3 cho rằng: Đức Mẹ thụ thai vào ngày 25/03 (lễ truyền tin ) và sinh vào ngày 25/12.

8/ Từ thế kỷ thứ 4 trở đi, có nhiều nơi đã tổ chức mừng sinh nhật Chúa Giê-su, nhưng chưa thể thống nhất trong việc qui định ngày nào , tháng nào cho lễ ấy.

9/ Trong lúc Roma mừng vào ngày 25/12 thì Ai Cập chọn 20/5. Nơi khác chọn 20/4 hoặc ngày 6/1, hoặc 17/11, cũng có nơi cử hành vào ngày 28/3. Mãi cho đến thế kỷ thứ 5, toàn thể giáo hội công giáo mới thống nhất mừng ngày sinh nhật Chúa vào 25/12.

10/ Một đặc điểm của lễ Giáng Sinh là Giáo hội cử hành trọng thể 3 thánh lễ: Lễ nửa đêm, lễ rạng đông và lễ ban ngày. Suốt 10 thế kỷ đầu chỉ có Đức Giáo Hoàng tại Roma được cử hành 3 lễ này mà thôi.

11/ Theo tài liệu phụng vụ cho biết: Ngay chiều hôm trước, Đức Giáo Hoàng cùng toàn thể giáo dân tụ họp trong đền thờ Thánh Phê-rô và hát kinh nguyện, đoạn hàng giáo sĩ hát kinh đêm và sau giờ thứ ba, tức khoảng 11 giờ, Đức Giáo hoàng long trọng cử hành Thánh lễ nửa đêm, trong lễ này chỉ có một mình Đức giáo hoàng được rước mình Thánh Chúa mà thôi.

12/ Sau lễ thứ nhất, mọi người ra ngoài đền thờ và nghỉ đến rạng đông, rồi cùng với Đức Giáo Hoàng trong phẩm phục đại triều tiến về nhà thờ Thánh Anatha-sio để hát lễ nhì.

13/ Xong lễ nhì, Đức Giáo Hoàng và mọi người trở về đền thờ thánh Phê-rô để long trọng cử hành thánh lễ thứ ba. Lễ này là lễ long trọng nhất trong 3 lễ, Giáo sĩ và giáo dân được rước lễ trong lễ này.

14/ Khoảng giữa thế kỷ thứ 10, người ta thấy vài nơi ở ngoại ô thành Roma, cử hành 3 Thánh lễ trong ngày Giáng Sinh, nhưng lại do 3 Linh Mục khác nhau. Đến thế kỷ thứ 13, mọi Linh Mục mới được cử hành 3 Thánh Lễ trong ngày trọng đại này.

15/ Đây là ý nghĩa thiêng liêng của ngày Lễ Giáng Sinh, người ta nhắc đến 3 sự sinh ra của Chúa Giê-su.Thứ nhất: Là sinh ra trong thời gian ,  bài Kinh Thánh Lễ nửa đêm đã diễn tả: Thưở ấy, Hoàng đế Césare Augustino ra chiếu chỉ ban hành lệnh kiểm tra dân số, ông Yuse thuộc xứ Galile đã bỏ thành Nazaret để lên Giudea, đến thành Davit gọi là Belem… Đang khi ông bà đến đó thì ngày tháng đã đầy, đã đến ngày sinh, bà sinh con đầu lòng. Trong vùng có những người chăn chiên, Thiên thần đến bảo họ…. : “Đừng sợ, này Ta loan báo Tin mừng vĩ đại, một vị cứu tinh đã sinh ra đời cho các ngươi”, tức là Chúa Giê-su.

16/ Thứ hai: Chúa sinh ra thiêng liêng trong lòng người công chính. Các người chăn chiên tiêu biểu cho hạng người này, bài Tin mừng của lễ nhì cho thấy: Khi ấy các mục đồng bảo nhau, “Chúng ta hãy đến Belem xem điều gì đã xảy ra mà Chúa đã tỏ ra cho chúng ta”. Họ liền hối hả đi, đến nơi họ gặp Maria, Yuse và Hài Nhi Giê-su nằm trong máng cỏ. Thấy rồi, họ kể lại các điều họ đã nghe nói về con trẻ.

17/ Thứ ba:Chúa sinh ra từ thuở đời đời trong ánh sáng rực rỡ huy hoàng của Đức Chúa Cha, và Ngài sẽ tái Giáng để phán xét chung toàn thể nhân loại. Bài Tin mừng diễn tả như sau: Lúc khởi nguyên đã có Ngôi Lời, ngôi Lời ở nơi Thiên Chúa và ngôi Lời là Thiên Chúa, Ngài đã có ngay lúc khởi nguyên.

18/ Tóm lại: Với con mắt đức tin, chúng ta thấy Hài Nhi bé nhỏ nằm trong hang đá, chính là con Thiên Chúa ,đồng bản tính với Đức Chúa Cha. Cũng vì yêu thương chúng ta, Ngài đã mặc lấy xác phàm để sinh xuống trần gian.

19/ Chúa Giê-su giáng sinh, đem đến một niềm hy vọng bất diệt cho chúng ta, và ơn cứu độ cho nhân loại đã từ trời đến với chúng ta bằng việc con Thiên Chúa nhập thể / Ngài đã đến và cư ngụ giữa chúng ta.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa là sự sống cho những người tin Chúa. Xin Chúa cho anh em lương dân cũng nhận ra Chúa là đầu mối và nguyên thủy mọi loài, và chính Ngài cũng là Đấng ban sự sống cho muôn loài chúng con. Amen. **R

 

Bài 3: HÃY GIANG TAY ĐÓN NHẬN

1/Một ánh lửa khác thường là gì? Cách đây hơn 20 thế kỷ, một biến cố trọng đại đã xảy ra, làm cho cuộc sống của nhân loại xáo trộn theo chiều hướng đổi mới phong phú / Một em bé hài nhi đã sinh ra trong tăm tối nghèo hèn / Rồi 30 năm sau, người ta lại thấy Ngài xuất hiện trên khắp các nẻo đường như một ánh lửa khác thường của trái đất / Ngài mời gọi cả thế giới cùng thay đổi / Ngài lật đổ mọi thứ nặng nề trì trệ của cuộc sống hiện tại cũng như thay đổi tư duy tôn giáo.

2/Tại sao Chúa đến là để xô đổ các bức tường? Con người đã lập ra quá nhiều bức tường, quá nhiều hàng rào ngăn cách: ngăn cách gia đình, ngăn cách dòng tộc, ngăn cách phe nhóm, ngăn cách giữa các quốc gia / Ngài khơi dậy nơi lòng mọi người sự ân cần của tình thương / Ngài đã thưa chuyện thân mật với Thiên Chúa như một người con / nơi nào Ngài đến thì đẳng cấp nơi đó bị sụp đổ và người nghèo được vui mừng / người bệnh tật, bất hạnh được mạnh khỏe, hạnh phúc / người cuối cùng trở thành người thứ nhất.

3/Ngài đến để hủy diệt hay tái sinh? Ngài tái sinh những kẻ chết trong tội, Ngài tái sinh ông nhà giàu ra khỏi đống tiền bạc ,của cải bất chính / Ngài sửa chữa người đàn bà hư hỏng, Ngài chỉnh đốn nhà thông luật nặng về hình thức, Ngài còn biến đổi cả viên sĩ quan nhà vua / Một cuộc sống như thế đã là chưa từng có / nhờ đó xã hội được biến đổi từ từ và thế giới sẽ đầy ắp tình yêu thương.

4/Người ta đã đối xử với Ngài như thế nào? Người ta chỉ muốn hưởng nguồn ánh sáng ấy trong phút chốc / những kẻ quyền hành của thế giới cũ đã liên kết với nhau để chống lại Ngài / Trẻ hài nhi ngày nào sinh ra nơi hang đá Belem, hôm nay đã bị đóng đinh trên thập giá / Ngài đã chết sau một đêm bị hành hạ và 3 giờ hấp hối trên thập giá / chỉ vì Ngài muốn biến đổi thế giới, muốn khai sinh một nhân loại mới / Rồi kể từ đó cho đến nay, nhân loại đã quên mất Ngài / trong số đó thậm chí còn có kẻ đã từng mang danh Kitô hữu.

5/Hãy so sánh cây sậy trước gió và những kẻ có đức tin vững mạnh: Sau cái chết tức tưởi ấy, tinh thần của Đức Kitô không ngừng lan rộng qua các tâm hồn / họ học qua cách sống của Ngài / ngày nay có biết bao nhiêu người đã sống như Ngài / hãy nghĩ đến trong đêm Giáng Sinh này : có biết bao con người thay vì đi dự tiệc rượu, đã tới thăm viếng những người đau yếu, nghèo túng, và chia sẻ với họ bằng những phần quà nho nhỏ / những vị bác sĩ sau khi ra trường, thay vì xin phục vụ tại thành phố, họ lại ra đi xin phục vụ không công ở nơi xa xôi hẻo lánh / những người đã dám hiến cả đời mình cho các trại phong cùi / thay vì chạy trốn, họ lại tiến lại gần/  họ đã phản ảnh trung thực nhất tình thương của Thiên Chúa.

6/Chúng ta tìm gặp Chúa ở đâu? Vậy thì Chúa Hài Nhi ở đâu để chúng ta có thể tìm kiếm / có phải câu chuyện của Ngài chỉ còn là kỷ niệm? Thiên Chúa không ở trong lầu đài do Đavít xây dựng, Ngài không phải chỉ ở trong các Đền thờ mà Ngài còn ở trong chính tâm hồn của những người thiện tâm / Yoan viết rằng: Thiên Chúa làm người, đang ngự giữa chúng ta / Vậy thì Ngài đã ở trong cung lòng, trong gia đình ta hay chưa? Hơn nữa, ta thật sự đã gặp gỡ Ngài nơi những người chung quanh chưa/ Nhất là nơi người nghèo khổ, bệnh tật?

7/Nơi máng cỏ giúp ta tìm gặp được điều gì? Khi đứng trước máng cỏ chính là lúc chúng ta đang đối diện với tình yêu, một tình yêu bao la / máng cỏ giúp ta gặp được tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa / Tình yêu đó không chịu lùi bước trước sự khép kín, ích kỷ của nhân loại.

8/Chúng ta bắt gặp được điều gì nơi hang đá Belem? Chúng ta gặp một tình yêu khiêm tốn / Thiên Chúa cúi xuống để trao tặng tình yêu ấy cho con người / Con Thiên Chúa chịu làm người, sinh ra nơi hang súc vật, không mang một chút hào quang, không một chút quyền lực, Ngài chỉ là đứa trẻ thơ khóc oe oe, Ngài sinh ra trong đêm tối, Đấng Tối Cao đang chịu sự khống chế của thời gian / Đấng Tuyệt Đối lại phải mang một thân xác hữu hạn.

9/Chúng ta tìm gặp được điều gì từ nơi tình yêu của Thiên Chúa? Tình yêu khiêm tốn của Thiên Chúa đã không làm chúng ta choáng ngợp / Ngài không ban bố tình yêu ấy một cách kẻ cả/ nhưng Ngài biết mời gọi và kiên nhẫn đợi chờ / Thiên Chúa giàu sang đã trở nên nghèo khó, để nhường lại gia nghiệp giàu có cho chúng ta (2 Cor 8, 9).

10/Thế gian đã đón nhận Ngài như thế nào? Hơn hai ngàn năm trôi qua, từ khi Ngôi Hai Giáng Trần / Ngài đã đốt lên một bó đuốc trong đêm tăm tối, chính Ngài là ánh sáng chiếu soi mọi người (Yn 1, 9) / Tiếc thay đa số nhân loại đã chọn bóng tối, bởi vì bóng tối dễ chịu, dễ núp, dễ thỏa hiệp, dễ đồng lõa (Yn 3, 19) / bóng tối ở bên ngoài, bóng tối ở bên trong, bóng tối đang bao phủ tứ bề  .

11/Chúa Giê-su Nhập Thể bao nhiêu lần mới đủ? Ngôi Lời đã đến nhà của Ngài nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận (Yn 1, 11) / Bởi thế, Đức Giê-su còn phải nhập thể cho đến tận thế / Tiếp bước Đức Giê-su, chúng ta phải làm công tác truyền giáo / là làm cho Ngài được sinh ra ở đây, ngay hôm nay, đúng với dòng văn hóa truyền thống dân tộc, trong thời đất nước đang biến chuyển.

12/Chúng ta phải sống Mầu Nhiệm Nhập Thể như thế nào? Sống Mầu Nhiệm Nhập Thể là chúng ta phải trở nên một Maria khác, một Yuse khác, xin vâng, đón nhận và cưu mang Ngài và sẵn sàng sinh Ngài ra cho thế giới.

13/Cái giá phải trả nếu muốn làm một ngọn nến: Cuộc cưu mang sinh hạ nào cũng dễ gặp bất trắc và đau đớn / hãy mồi lên một ngọn lửa từ nguồn ánh sáng của Ngôi Lời / và cùng đoàn kết với hàng triệu ngọn nến khác để có thể thắp sáng và đẩy lui toàn bộ bóng tối trên mặt đất !  **R

 

Bài 4: THIÊN CHÚA MANG ĐẾN ĐIỀU GÌ ?

1/ Lời hát của Thiên thần mang sứ điệp từ đâu? Thiên thần mang sứ điệp từ trời cao gởi xuống / Lời hát này nối kết đất với trời / lời hát này ràng buộc giữa Thiên Chúa với con người / Cũng bởi vì yêu mà Thiên Chúa tự ràng buộc như thế.

2/ Tại sao Thiên Chúa tự ràng buộc với loài người ? Vì yêu thương nhân loại nên Chúa xuống thế làm người / cũng vì yêu thương, Chúa tự nguyện trở nên trẻ thơ yếu ớt / vì yêu thương, Chúa tự nguyện làm con của loài người / chịu sinh ra bởi một người phụ nữ / bởi vì Ngài muốn trở thành một thành viên trong gia đình nhân loại / Ngài cũng cần có một gia đình y như bao con người khác.

3/ Thiên Chúa đồng hóa với con người như thế nào? Khi Thiên Chúa tự nguyện làm một con người như chúng ta, Thiên Chúa tự đồng hóa mình với con người => đến nỗi từ nay ai khinh miệt một con người, là khinh miệt chính Chúa / ai bạc đãi con người là bạc đãi chính Chúa / ai hà hiếp con người là hà hiếp chính Chúa / ai xúc phạm một con người cũng là xúc phạm chính Chúa.

4/ Chúng ta nhận được lời mời gọi nào từ hang đá Belem? Đây là lời mời gọi cấp thiết nhất cho tương lai nhân loại / Bởi khi Thiên Chúa hóa thân thành một em bé sơ sinh là để mời gọi chúng ta hãy biết tôn trọng sự sống / Thiên Chúa làm một trẻ thơ yếu hèn là để mời gọi chúng ta hãy biết yêu thương những người bé nhỏ, yếu hèn / Thiên Chúa sinh ra trong cảnh khó nghèo là để mời gọi chúng ta biết nâng đỡ những người cùng khổ / Thiên Chúa sinh ra làm Con Đức Mẹ là để dạy chúng ta biết tôn trọng phụ nữ, yêu thương mẹ mình / Thiên Chúa sinh ra trong một gia đình là để mời gọi chúng ta biết bảo vệ truyền thống hạnh phúc gia đình.

5/ Tại sao khi ta tôn trọng Chúa lại là tôn trọng anh em? Ai tôn trọng con người là tôn trọng chính Chúa / ai phục vụ con người là phục vụ cho Chúa / Lời Chúa dạy: mỗi lần ngươi cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới mặc, thăm viếng kẻ liệt, kẻ tù rạc, là ngươi đã làm cho chính Ta (Mt 25).

6/ Giá trị của Lễ Giáng Sinh là gì? Lễ Giáng Sinh là dịp để nâng cao phẩm giá con người / Chúa xuống trần để nâng cao con người lên / Chúa xuống làm người để con người được kính trọng / để con người được thêm phần cao quý vì được làm con Thiên Chúa.

7/ Tại sao Lễ Giáng Sinh lại đem đến niềm vui? Vui vì con người được Thiên Chúa yêu thương / vui vì con người từ địa vị thụ tạo, đã được nâng lên làm con Thiên Chúa / vui vì con người mang thân phận hay chết nhưng nay có được sống vĩnh cửu.

8/ Chúng ta phải mừng Lễ Giáng Sinh thế nào cho đúng nghĩa? Vì thế nếu chúng ta chỉ yêu mến, tôn thờ Chúa thôi thì chưa đủ mà chúng ta còn phải yêu thương kính trọng con người / Vào dịp Lễ Giáng Sinh, nếu chúng ta chỉ đến nhìn ngắm và viếng hang đá thôi thì chưa đủ / mà còn phải đến viếng những nhà tranh vách lá tồi tàn, giúp dựng lại những chiếc lều xiêu vẹo / chỉ viếng Chúa Hài Đống thôi thì chưa đủ / ta còn phải cảm thương những anh chị em nghèo khổ chung quanh ta / Khi nào chúng ta làm được như vậy, thì việc mừng Lễ Giáng Sinh mới đúng ý nghĩa.

9/ Lời tỏ tình của Thiên Chúa như thế nào? Thánh Yoan định nghĩa: Thiên Chúa là tình yêu / Ngài bày tỏ tình yêu của Ngài bằng nhiều cách khác nhau / nhưng hình ảnh của Thiên Chúa chúng ta khó thấy được / nhiều khi chúng ta không nhận ra công trình yêu thương của Ngài / Đã yêu rồi nên lúc nào Ngài cũng muốn nói ra / vì Thiên Chúa quá yêu thương nên sau cùng Ngài đã gửi Con Một xuống trần để bày tỏ cho chúng ta biết tình yêu của Thiên Chúa / Con Một Thiên Chúa chính là Lời Ngài muốn tỏ mình ra cho nhân loại.

10/ Thiên Chúa nói lời Ngài ở đâu? Hãy vào hang đá Belem để lắng nghe được lời Chúa nói với ta / Chúa Hài Đồng không nói bằng âm thanh của loài người, nhưng nói bằng âm thanh của trái tim / là lời tình yêu / là tiếng nói thì thầm nơi hang đá bằng những sắc màu tình yêu khác nhau!

11/ Thế nào là tình yêu dâng hiến? Belem theo tiếng Do Thái là “nhà bánh” / Chúa Giê-su tự nguyện trở thành tấm bánh nuôi dưỡng chúng ta / Ngài nằm trong máng cỏ như một thứ lương thực mời gọi đoàn chiên đến để được bồi dưỡng / Đó không phải là thứ lương thực nuôi xác, nhưng là lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng linh hồn.

12/ Ngày nay cơn đói nào gay gắt nhất? Ngày nay cơn đói cơm bánh rất ít gay gắt, nhưng lại xuất hiện cơn đói mới: đói văn hóa, đói sự an ủi, đói chia sẻ / đói của ăn thiêng liêng / Chính tấm bánh Chúa Giê-su mới có thể đáp ứng những cơn đói mới ấy.

13/ Thế nào là tình yêu khiêm nhường? Đó là tình yêu chân thật / hạ mình vì người yêu / Chúa Giê-su đã hạ mình thẳm sâu, từ trời xuống đất / từ địa vị Thiên Chúa xuống địa vị làm người / Ngài khiêm nhường nên nhường hết mọi thứ cho con người / những gì cao sang, rộng lớn đều thuộc về con người / còn Chúa chỉ thu mình trong một góc nhỏ bé của chuồng bò / Chúa để cho con người ăn to nói lớn, còn Chúa chịu thu nhỏ, câm nín, lặng yên / không dám khóc.

14/ Thế nào là tình yêu đi tìm ? Tình yêu Thiên Chúa luôn đi bước trước / Yêu con người khi con người chưa hề biết yêu Chúa / Tha thứ cho con người trước khi con người nhận ra lỗi lầm và xin lỗi / chạy đi tìm con người trước khi con người quay về / cuộc tìm kiếm thật vất vả, tìm từ trời cao xuống tới đất thấp  mới gặp được / Chúa phải mặc lấy thân phận thấp hèn, khổ sở, nhục nhã và phải chịu chết mới tìm được con người / nhưng đâu phải con người nào cũng chịu nhận ra Chúa ?

15/ Thế nào là tình yêu hy sinh? Vì yêu nên chấp nhận thiệt thòi / chịu đói nghèo, chịu xua đuổi, chịu nhục nhã / Yêu đến độ chấp nhận lạnh giá rét mướt trong máng cỏ / yêu đến độ chấp nhận tất cả khổ đau .

16/ Thế nào là tình yêu kết hợp ? Cứ dấu này mà các ngươi nhận biết Ngài: đó là một bé sơ sinh nằm trong máng cỏ / Tình yêu kết hợp là tình yêu chấp nhận mặc lấy tất cả mọi phần số của con người / chấp nhận đói khát, khổ sở, nghèo nàn, chấp nhận một cuộc sống bấp bênh, bất trắc của kiếp người.

17/ Chúng ta nhận được gì từ nơi máng cỏ? Thiên Chúa đã ngỏ lời với chúng ta qua Hài Nhi / hãy đến bên máng cỏ để nghe Chúa nói / Hãy mở rộng trái tim để đón nhận tình yêu của Ngài >< Tình yêu Thiên Chúa như ánh sáng xé tan bóng tối hận thù, ích kỷ, ghen ghét.

18/ Thế nào là tình yêu Thiên Chúa chiếu soi? Tình yêu Chúa chiếu soi vào tâm hồn ta, để rồi đến lượt chúng ta, chúng ta sẽ đem ánh sáng tình yêu ấy chiếu soi vào môi trường sống  chung quanh / để cho thế giới bớt tối tăm, để cho lời tình yêu của Chúa vang dội khắp thế giới.

19/ Thế nào là sứ giả tình yêu? Còn quá nhiều người chưa nghe được tình yêu của Chúa / Chúa đang cần rất nhiều người làm sứ giả / Thế nhưng chúng ta sẽ nói gì với người khác, nếu chúng ta chưa nghe, chưa học, chưa hiểu được tiếng Chúa nói! Nếu muốn nghe được tiếng Chúa nói, chúng ta phải lại kề bên máng cỏ và xin Chúa mở tai, mở trí, mở mắt chúng ta ra / Hãy nghe cho rõ để có thể nhớ, có thể hiểu và có thể nói lại.**R

 

TÓM Ý

1/ Thiên Chúa đến chỉ gây xáo trộn. Chúa mời gọi chúng ta đổi mới tư duy, thay đổi cách sống / Ngài mang ánh sáng chiếu soi đêm tối, để cứu rỗi loài người/

2/ Chúa đến xô đổ bức tường ngăn cách  => Tường nhà, tường xóm làng, tường các quốc gia/ Ngài mời gọi nhân loại sống với nhau bằng tình thương / hãy gọi Thiên Chúa là Cha mình /

3/ Chúa đến để tái sinh, để kiện toàn, để đổi mới / để dạy con người biết thương nhau.

4/ Họ đối xử với Chúa như một tên tội phạm.

5/ Ngày nay có biết bao nhiêu người noi gương, tiếp bước Ngài => giúp đỡ kẻ nghèo đói , cùng khổ /

6/ Chúng ta có thể tìm gặp Ngài => trong Kinh thánh, bí tích thánh thể,nơi  máng cỏ/ nơi những anh em nghèo khó.

7/ Đứng trước máng cỏ là ta đang đối diện với tình thương của Thiên Chúa

8/ Chúa đến mang ánh sáng, chân lý, tình thương, ơn cứu rỗi cho nhân loại .

9/ Cộng tác vào mầu nhiệm nhập thể là xin Vâng lời như Mẹ, như Chúa Giê-su, như Thánh Yuse, như các Thánh /

10/ Cái giá phải trả khi xin Vâng: chúng ta sẽ gặp nguy hiểm, bất trắc, đớn đau, thiệt thòi, thiếu thốn/ đòn vọt, tù đày, chết chóc /

11/ Vì yêu Chúa, ta chấp nhận chịu cưu mang, chịu sinh ra nơi chuồng bò, chịu chết nơi thập giá.

12/ Thiên Chúa chịu đồng hóa => để ai khinh rẻ anh em là khinh rẻ Chúa/ ai tốt với anh em là tốt với Chúa /

13/ Chúa làm trẻ thơ để dạy chúng ta tôn trọng sự sống,  tôn trọng các em bé / biết nâng đỡ kẻ khó nghèo, cùng khổ / biết tôn trọng phụ nữ/ biết tôn trọng hạnh phúc gia đình /

14/ Giáng sinh là sự kết nối giữa đất với trời/  Chúa làm người để con người được tôn trọng/ và con người mai sau trở nên con Thiên Chúa /

15/ Giáng sinh đem lại niềm vui, vui vì được Chúa yêu/ vui vì được làm con Thiên Chúa, vui vì được sống vĩnh cửu với Chúa /

16/ Dịp Giáng sinh chúng ta đi viếng Chúa,  chúng ta cũng phải đi viếng anh em nữa /

17/ Chúa xuống trần để bày tỏ tình yêu Thiên Chúa với nhân loại  /

18/ Chúa nói với nhân loại bằng ngôn ngữ của trái tim/ của yêu thương

19/ Giáng sinh là dâng hiến => Chúa làm tấm bánh, ta phải tự nguyện đem bánh cơm đến cho anh em / nhất là đem lương thực nuôi linh hồn /

20/ Giáng sinh là khiêm nhường, Chúa bỏ trời xuống đất, Chúa hạ mình ở chuồng bò để dành chỗ đẹp, chỗ rộng rãi, chỗ ấm cúng cho con người /

21/ Tình yêu Thiên Chúa đi bước trước, tha tội trước, cứu độ trước khi con người biết ăn năn sám hối/ và xin tha thứ và trở về /

22/ Tình yêu hy sinh:  Chúa chịu xua đuổi, chịu khó nghèo, chịu thiếu thốn/ chịu nhục nhã vì con người /

23/ Tình yêu kết hợp:Chúa  mặc lấy phận người/ chịu đói khát, khổ sở, bất bênh, bất trắc /

24/ Tình yêu chiếu soi => Chúa làm ánh sáng chiếu soi cho ta / ta phải làm ánh sáng chiếu soi cho anh em /

25/ Chúa là sứ giả của Chúa Cha để dạy chúng ta học, để nói cho chúng ta hiểu, để dạy chúng ta thực hành / để sai chúng ta đi gieo tin vui cho mọi người /  **R

26/ Câu chuyện tin mừng nhắc chúng ta về bổn phận của cha mẹ đối với con cái /

27/ Hêrôđê tìm giết trẻ em ở Bê-lem/ Hôm nay không thiếu những kẻ tàn ác như Hêrôđê ngày xưa: những tên chuyên giết trẻ em ở Brasil / bọn bắt cóc con nít bán dâm ở Bankok / những tên chuyên rình rập phá hoại trẻ em / một nền văn hóa đồi trụy, phim ảnh, sách vở, báo chí, internet khiêu dâm / một xã hội thiếu vắng lòng đạo đức, chỉ muốn làm tổn thương thân xác và tinh thần trẻ thơ.

28/ Hêrôđê ngày nay là những người cha mẹ tàn nhẫn giết chết con mình từ trong trứng nước bằng các hành động ngừa thai, phá thai ngày một gia tăng /

29/ Hêrôđê nóng giận:  cha mẹ nóng giận, không nhường nhịn nhau , phát sinh ly dị -> con cái sẽ bơ vơ.

30/ Hêrôđê đầu độc: cha mẹ làm gương xấu -> tác hại đến con cái .

31/ Hêrôđê nuông chiều : nuông chiều thái quá -> con cái sẽ hư đốn -> trở thành tội phạm.

32/ Thánh Yuse luôn tỉnh táo,  chúng ta phải nhiệt tinh bảo vệ, giáo dục thiếu nhi.

33/ Lập trường của Chúa Giê-su:  ai làm gương xấu thì cột cối đá vào cổ và ném xuống biển .

34/ Cha mẹ phải chu toàn bổn phận  và làm  gương sáng cho con cái .

35/ Yuse luôn trung thành  với lời mình cam kết / tuân phục luôn gây xáo trộn, thiệt thòi , dời chỗ ở hoài gây tốn kém, mất nhiều công sức , hao tiền bạc .

36/ Thánh Yuse vâng lời : ngay lập tức Ngài chỗi dậy đi liền, không chần chờ trì hoãn.

37/ Thánh Yuse luôn tín thác  vào Thiên Chúa/ Thiên Chúa đổi ý , nhưng Yuse không bàn cải, không hoảng hốt, Ông sẵn sàng từ bỏ ý mình, tuân theo ý Chúa.

38/ Yuse có nhiều mơ ước  nhưng Yuse chọn cách vâng lời Thiên Chúa, tín thác vào Thiên Chúa -> Yuse phải trả giá khá đắc ở đời này, nhưng nhờ có đức tin mạnh mẽ nên Giuse đã vượt qua bao nhiêu khó khan, thử thách/ và đã chu toàn sứ mệnh.

39/ Bổn phận cha mẹ đối với con cái: Làm gương sáng , chu toàn bổn phận .

40/ Hình ảnh Hêrôđê: tàn ác/ bắt cóc/ phim ảnh đồi trụy/ sách báo/ bạo lực/ khủng bố.

a) Giết trẻ em/ xâm hại trẻ em

b) Tàn nhẫn với trẻ em: nóng giận/ ly dị

c) Đầu độc bằng gương mù, gương xấu.

d) Nuông chìu làm cho các em hư/ trở thành tội phạm xã hội

41/ Thái độ Thánh Yuse:  Tỉnh táo để bảo vệ con trẻ ,là tấm gương tốt trong việc giáo dục các em.

42/ Lập trường của Chúa Giê-su  -> cột cối đá vào cổ nếu làm gương xấu .

43/ Cha mẹ tạo môi trường yêu thương/ đạo đức.

44/ Thánh Yuse tuân phục  -> cho dù bị thiệt hại vì vâng lời gây xáo trộn ,nhưng Giuse vẫn đứng lên đi ngay.

45/ Không vâng lời thiếu tình yêu.

46/ Tín thác -> là vâng lời không hoảng hốt, không bàn cãi.

47/ Thánh Yuse cũng có bao dự định cho tương lai ,nhưng ông đã dẹp bỏ ý mình để thực thi ý Chúa.

48/ Bài học ở Thánh Yuse -> Có đức tin mạnh mẽ, nhờ đó có thể vượt qua mọi khó khăn.

48/ Vì yêu con trẻ nên Giuse sẵn sàng làm tất cả  -> Đang đêm phải chổi dậy và ra đi.

50/ Cuộc sống bấp bênh vì tín thác.Thay đổi chổ ở nhiều lần .

51/ Những thứ đe dọa hạnh phúc gia đình -> nghèo, bệnh, thất học, bị lạm dụng/ nổi sợ lớn nhất là thiếu vắng tình yêu /

52/ Xung đột gia đình gây ảnh hưởng  -> ngoại tình, phá thai, ly dị, sẽ không còn bóng mát cho con cái lớn khôn /

53/ Hạnh phúc gia đình/  cần phải được giáo dục -> phải kiên nhẫn lắng nghe/ phải dịu dàng đối thoại, hãy tha thứ và chấp nhận nhau /

54/ Tuổi mãn kinh  -> hai người là tài sản của nhau nên không thể cấm vận sẽ phát sinh nhiều hậu quả tai hại / yêu thương nhau hay là phải trả nợ nhau .

55/ Thế giới thiếu tình yêu  / mọi gia đình có tình yêu thì thế giới sẽ hòa bình.

56/ Gia đình thiếu tình yêu  thì giới trẻ bơ vơ, chán nản, hư hỏng, nghiện ngập.

57/ Người chồng phải miệt mài lao động: cố gắng chu toàn trách nhiệm/ mau mắn thi hành thánh ý Chúa/ yêu thương, tôn trọng vợ/ người vợ cần tế nhị phục vụ, phó thác cho Chúa/ âm thầm cầu nguyện liên lỉ.

58/ Gia đình thánh phát sinh những con người tốt, khỏe mạnh, thánh thiện, đạo đức, tràn đầy ơn Chúa/ xã hội sẽ lành mạnh/ thế giới sẽ hòa bình.

59/ Gia đình công nương Diana dư gì?Thiếu gì?Tại sao?Vì họ không yêu thương, tôn trọng nhau.Một trong hai người là ích kỷ , không chung thủy  !  **R

 

Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1705
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  14
 Hôm nay:  4048
 Hôm qua:  13063
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11443376
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top