Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - Bài số: 015

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 015

   ĐỀ TÀI :     ĐỨC KITÔ, VUA VŨ TRỤ /   

Ga 18, 33b-37 /  Trước mặt quan Philatô .

      Thứ sáu , ngày 23-11-2018

I. BÁC ÁI KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:    ĐỪNG NÊN XÉT VIỆC NGƯỜI   /   (Những lý do thúc đẩy)
 
1. Vì tính tự kiêu, luôn cho mình hơn người khác/ Ta hiên ngang xét người khác do tính tự kiêu, các tông đồ khi thấy anh mù mới sinh, các ông đã vội xét đoán: Tại ai mà nó mang tật nầy? Tội của nó, hay của cha mẹ nó? Chúa liền đáp: Không, nó mù để cho danh Chúa được hiển vinh. Ta hãy nhớ lại cách người Pharisêu lên đền thờ cầu nguyện.
2. Mình sẵn có tật xấu nầy, ca dao VN có câu: Mình ăn trộm “lờ”, nên cứ nghĩ người khác ăn trộm “đó”. Một câu triết ngôn thời cựu ước: Trên con đường người dại đi, nó cũng cứ tưởng mọi người đều khùng như nó (Eccl 10,3).
3. Tại mình không ưa họ / Sao cả 2 người cùng làm việc, mà ta dễ dãi với người này, nhưng lại khắt khe với người kia / ca dao VN có câu: “ Đã không ưa, thì dưa có dòi”, ta phải nhớ rằng mình không được thiên lệch, người ta ưa mà làm sai ta phải lên tiếng, còn người ta không ưa, nếu làm đúng thì ta phải công nhận là đúng.
4. Tại sao ta phải luôn xét mình? Đọc trọn các pho sách nhân đức, ta đều thấy các ngài chỉ dạy ta tự xét mình, chứ không ai dạy ta phải xét người khác bao giờ, ta cứ xét người khác làm gì khiến cho lòng trí ta thêm bối rối, bận tâm / nào có ích gì đâu. Hãy trách mình trước khi trách người khác.
5. Tốt nhất nên cắt nghĩa theo ý ngay lành/ Khi ta hồ nghi thì không biết sẽ phải đứng ở phía nào. Vì thế chỉ nên cắt nghĩa theo ý lành . Thánh Toma dạy: Thà xét lầm điều lành cho kẻ dữ còn hơn là xét dữ cho kẻ lành, việc trước thì không sao, nhưng việc sau là lỗi phạm rồi. Thánh Benađô dạy: Nếu không thể biện minh cho việc làm sai bề ngoài, thì cũng cứ cho là đương sự có ý tốt, có thiện chí.
6. Hãy nghĩ đến bản chất loài người / Con người là sinh vật yếu đuối, vì vậy, sự sai lầm, tội lỗi là nghiệp dữ của con người / có người được ơn dồi dào bên trong mà vẫn có nết xấu lộ ra bên ngoài, cho nên dù người khác có đôi chút tật xấu, có khi họ đã trọn lành rồi. Còn bản chất ta, cho dù chẳng thấy mình tội lỗi gì, nhưng vẫn còn xa đường trọn lành lắm 
7. Ta không thể biết hết việc người/ Thánh Kinh viết rằng: Con người một ngày có thể sa sẩy 7 lần / cho dù ta biết vậy , nhưng rất khó lòng có thể thông suốt việc của người khác. Khi muốn đánh giá việc làm của người khác, ta cần biết rõ lý do nào tác tạo nên nó, lý do này không thể nào chúng ta có thể thấy được bằng mắt / nhiều khi ta xét đoán xong, cứ ngỡ là đúng 100 phần, đột nhiên ta lại khám phá ra một điều khác làm đảo ngược tình thế.
 
8. Có khi Chúa muốn thử lòng ai đó, Có khi một việc mà ta cứ cho là đắc tội, thì trước mặt Chúa nó lại là một nhân đức. Có khi một khuyết điểm nọ là một sự khinh xuất hơn là cố ý, hoặc tà tâm / có khi Chúa lại làm thinh với các khuyết điểm đó để che bớt nhân đức của họ, đồng thời Chúa cũng muốn thử lòng chúng ta / Chúa cũng muốn nhìn thấy lòng chúng ta đang muốn cải thiện như là anh em mình đang cố gắng cải thiện vậy (Đây là câu của Thánh Vinh Sơn đờ Phaolô). Có khi khuyết điểm này mà chúng ta vừa thấy chỉ là sự yếu đuối mà họ đã vượt qua được 99 lần, chỉ rủi có một lần thất bại, cho dù đương sự có tà tâm đi nữa thì Thiên Chúa cũng chỉ đòi hỏi mỗi linh hồn phải sống tương xứng với các ơn lành Ngài đã ban cho mà thôi.
9. Ta phải luôn nghĩ đến khả năng của chính mình. Ta có thể nhìn thấy khuyết điểm rành rành ở nơi người khác, để rồi ta có thể trách họ, nhưng đâu ai biết được: Nếu ta ở vào địa vị của họ với truyền thống và cách giáo dục trong gia đình, những thiếu sót trong cách dạy dỗ, những khó khăn thử thách mà họ phải đương đầu. ta có thể dám chắc rằng mình có thể không thua kém họ chăng ? Biết đâu trước mặt Chúa, họ lại chẳng xứng đáng hơn ta, sống tử tế hơn ta, ai có thể bảo đảm rằng: Mình có thể trung thành với ơn Chúa cho đến cùng, ai dám bảo rằng: Tôi sẽ không chối Chúa như Phêrô ? Hãy nhớ, ta luôn luôn có thể phạm những lỗi mà người khác đang mắc phải.
10. Phải biết mình, biết người. Chúng ta thường mắc lỗi tự hào, cho rằng mình nhơn đức hơn người, rồi chỉ săm soi những nết xấu của kẻ khác, chẳng khác nào một kẻ đi vào thăm viện bảo tàng mà chỉ cố tình đi săm soi những vết nứt của bức hoạ, và chỉ thấy toàn là bụi với bẩn, mà không thể nào nhìn ra giá trị thật của các hiện vật ấy.
11. Đừng nên khinh người. Cho dù họ là một người kém tài, kém đức thì trong lòng họ vẫn có ơn Chúa, cũng có chút tàn lửa mến Chúa, và chút lửa ấy có thể cháy to lên bất cứ lúc nào. Đừng khinh khi ý của họ, cũng đừng khinh việc họ làm, vì nhiều khi ta không thể biết được động cơ nào thúc đẩy họ làm. Vì chúng ta chẳng thể nào biết rõ được việc họ đang làm, sẽ phát triển như thế nào trong bàn tay của Chúa.
12. Hãy biết sợ lý đoán của Chúa. Nếu ta cứ xét đoán người khác một cách quá dễ dàng, Chúa nói với thánh nữ Melthilđa rằng : Vì nó cứ xét đoán sai cho anh em, thì nó lại mắc phải cái tội mà nó đang muốn gán cho anh em nó. Nếu nó cứ thấy rồi kết án những lầm lỗi của anh em, mà tuyệt nhiên nó không để ý đến thiện chí của anh em, thì nó cũng đang vướng cái lỗi mà nó cố tình gán cho anh em mình, nếu nó không hối cải thì nó cũng phải chịu phạt đúng với cái lỗi mà anh em nó đang vướng phải.
13. Một câu chuyện minh hoạ: Một tu viện có rất đông các thầy ẩn sĩ, có một thanh niên con nhà giàu cũng xin vào tu, nhưng ông thầy nầy không thể áp dụng mọi tập quán chung của các thầy, như là đi chân đất, thì thầy phải mang dép rơm, ăn uống đạm bạc thì tỳ vị thầy không tiêu thụ được , nên thầy được bề trên cho châm chước / khi đến lúc gần chết thì thầy vẫn điềm nhiên như không có gì phải lo sợ, thầy vẫn giữ luật và không có chút gì tỏ ra mình phải thay đổi thái độ. Điều này khiến cho các thầy khác thì thầm rằng: Có lẽ thầy nầy đã ngã lòng trông cậy / thầy bèn mời các anh em khác đến gần và thì thào hỏi: Chúa Giêsu có nói dối không ? Chúa Giêsu không hề nói dối, các thầy kia đáp. Nếu Chúa không nói dối, thì tôi không sợ phán xét, vì Chúa bảo: Đừng phán xét, đừng lên án. Tôi biết thân tôi, nên chẳng dám đoán xét ai, và suốt đời tôi đã cố gắng giữ như vậy. Thế nên đã đến lúc Chúa Giêsu phải thực hiện lời mình hứa. Thật ra, Chúa có quyền phán xét tôi, nhưng Chúa sẽ không phạt tôi.
Các thầy khác tấm tắc khen. Sau đó, thầy này qua đời. Một cái chết lành thánh, quý giá. Sau lễ an táng một thời gian ngắn, có một thầy được Chúa cho ngất trí, trong một thị kiến, ông ta nhìn thấy một đoàn các thánh tu hành đi qua: Thánh Phaolô tu hành, thánh Antôn tu hành, rồi tiếp đến là ông thầy dòng vừa mới qua đời, và còn biết bao vị thánh tu hành khác đang tiếp bước phía sau. Như vậy, chúng ta có thể thấy phần thưởng mà Chúa hứa ban cho những người không xét đoán, sẽ lớn lao như thế nào.**R
 
 
II. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:      KINH TIN KÍNH
 
1. Lý do nào có Kinh Tin Kính? Thuở ban đầu, các tông đồ đã diễn tả và trao ban đức tin cho người khác bằng những công thức ngắn gọn. Từ thuở đó Hội thánh đã thu thập những yếu tố cần thiết cho đức tin bằng một bản tóm tắt theo từng đề mục. Đó là lời tuyên xưng đức tin.
2. Kinh Tin Kính nào cổ xưa và đúng nhất? So với Kinh Tin Kính của 2 công đồng Nice-a, thì Kinh Tin Kính của các tông đồ là chi tiết, rõ ràng và đầy đủ nhất / nhờ lời tuyên xưng này mà chúng ta có thể hiệp thông với Thiên Chúa và Hội Thánh. Là kinh mà chúng ta vẫn đọc trong thánh lễ hôm nay: “Tôi tin kính một Thiên Chúa , là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình.”…../
3. Sách Đệ Nhị Luật dạy chúng ta thế nào? Nghe đây hỡi Israel! Đức Chúa chúng ta là Thiên Chúa duy nhất, hãy yêu mến hết lòng hết dạ, hết sức anh em (Đnl 6, 4-5). Tiên tri Isai-a cũng mời gọi: Nào muôn dân khắp cõi địa cầu, hãy hướng về Ta, thì các ngươi sẽ được cứu độ, vì Ta là Đức Chúa, chẳng còn có Chúa nào khác...(Is 45, 22-24).
4. Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ là ai? Ngài là Thiên Chúa của tổ phụ Abraham, Isa-ac và Giacob, Thiên Chúa đã mạc khải Danh Người cho ông Moisen, và cũng là Thiên Chúa Cha của Đức Giêsu Kitô.
5. Chúng ta đang tin như thế nào? Chúng ta tin: Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, vì nếu không duy nhất thì không phải là Thiên Chúa. Niềm tin mà chúng ta có hôm nay được bắt đầu vào thời Cựu Ước. Khi Thiên Chúa chọn Israel làm dân riêng và thiết lập giao ước (Đnl 4, 39). Cũng trong giao ước Sinai với Moisen là “10 điều răn”, thì điều răn thứ I thật rõ ràng: “Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta” (Xh 20,3). Mỗi khi Israel đi theo Thần khác, thì các ngôn sứ đều gọi họ trở về với Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất (Is 45, 22-24).
6. Vào thời Chúa Giêsu, người Do Thái phải đọc hàng ngày câu gì? “Nghe đây hỡi Israel /Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa của anh em, hết lòng, hết dạ, hết sức anh em (Đnl 6, 4-5).
 
7. Thời Tân Ước, Chúa Giêsu dạy như thế nào? Hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết dạ, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi (Mc 12,30). Trong thời các tông đồ, Tân ước cũng xác nhận niềm tin khi phải đối đầu với đa thần giáo của dân ngoại (1 Cor 8,4 / Ep 4, 6).
8. Thiên Chúa đã mạc khải tên người như thế nào? Nói cho người khác biết tên mình để người khác dễ hiểu biết và cảm thong / Thiên Chúa đã muốn gần gũi với dân người nên đã tỏ ra cho dân Israel. Thiên Chúa có một cái tên, Ngài muốn đối thoại với chúng ta cho nên chính Thiên Chúa đã bộc lộ tên của người để chúng ta có thể tiếp xúc và thưa chuyện.
9. Tên nào có vẻ bí ẩn và gần gũi nhất? Thiên Chúa có nhiều tên gọi, nhưng tên căn bản và ý nghĩa nhất khi Chúa nói với Moisen tại nơi bụi gai đang rực cháy “Ta là Đấng Hiện Hữu” (Xh 3, 13-15) Tên Chúa rõ ràng là một mầu nhiệm vì nó vừa bí ẩn, vừa rất gần gũi, nó vượt xa sự hiểu biết, tưởng nghĩ của con người.
10. Ý nghĩa của Đấng Hiện Hữu là gì? Người là Đầng hằng sống, là Đấng kêu gọi và hướng dẫn các tổ phụ, người là Thiên Chúa luôn trung thành với lời mình hứa, là Thiên Chúa đấng giải thoát Israel khỏi cảnh nô lệ, là Thiên Chúa luôn ở với dân Người, là Đấng nhận lời họ kêu cầu để giải thoát họ. Vì vậy chính Ngài là Đấng luôn Hiện Hữu.
11. Ngài đã đối xử thế nào với một dân tộc bất trung? Đấng hiện hữu luôn trung thành, vẫn giữ lòng nhân nghĩa đến ngàn đời (Xh 34, 7) Ngài vẫn là Thiên Chúa giàu lòng thương xót (Ep 2,4) đến nỗi đã ban Người Con Một (Ga 3, 16) để giải thoát chúng ta bằng cái chết trên thập giá, bằng câu nói: Khi các ông giương con Người lên cao, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu (Ga 8,28).
12. Thiên Chúa đã quả quyết như thế nào? Ngài nói rằng: Chỉ có mình thiên Chúa hiện hữu, bất biến, không có khởi đầu, cũng chẳng có điểm cùng tận. Vì vậy, muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và tất cả đều quy hướng về Người (Rm 11, 36) và cũng chính ở nơi Người mà chúng ta sống, cử động và hiện hữu (Cv 17, 28).
 
 
III. TÔN VINH LỜI CHÚA :      CN 34  TN  B  / 
 
ĐỀ TÀI:          ĐỨC KITÔ, VUA VŨ TRỤ /   Ga 18, 33b-37 /  trước mặt quan Philatô .
                                                                      Mt 25, 31-46   /  Chúa xét xử muôn dân .
 
PHÚC ÂM :   Ga 18, 33b-37
Chính ngài nói rằng Tôi là Vua.
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an:
33b Khi ấy, Quan Phi-la-tô nói với Đức Giê-su rằng: "Ông có phải là vua dân Do-thái không?" 34 Đức Giê-su đáp: "Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?" 35 Ông Phi-la-tô trả lời: "Tôi là người Do-thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?" 36 Đức Giê-su trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này." 37 Ông Phi-la-tô liền hỏi: "Vậy ông là vua sao?" Đức Giê-su đáp: "Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi."
Đó là lời Chúa.
 
SUY NIỆM : 
1. Chúa Giêsu đến trần gian mấy lần? Chúa Cha sai Ngài đến trần gian 2 lần, lần đầu là để thi hành sứ mạng cứu thế, mạc khải cho con người biết Thiên Chúa là Cha và chỉ cho loài người biết con đường về trời. Lần thứ 2 Ngài đến với tư cách là Vua Trời, là vị Thẩm Phán xét xử muôn dân (Mt 25, 31-32).
2. Vua Trời xét xử như thế nào ? Những ai sống theo tám mối phúc thật, sẽ được coi là những kẻ lành, sẽ được Vua trời chúc phúc, thưởng công / những kẻ chỉ làm điều ác, luôn làm ngược lại những huấn lệnh của Đức Kitô ,sẽ bị coi là những kẻ ác, sẽ bị phạt trầm luân trong hỏa ngục .
3. Câu chuyện một Đức vua thi tuyển hoàng tử : Vị vua đã già, không có con nên muốn tìm người tài đức để truyền ngôi, lại có anh thanh niên tài đức nhưng quá nghèo, không có quần áo, lương khô để đi dự thi, cuối cùng dân làng cũng giúp anh có được 1 bộ quần áo sạch sẽ và chút lương khô làm hành trang / nhưng khi vừa đến cổng thành thì chàng thanh niên lại gặp một ông hành khất, ông xin ,và anh đã cho hết …/ thế thì làm sao đây ?
4. Ông hoàng hạnh phúc và con chim én. Con chim én muốn bay đi tránh mùa đông, nhưng khi thấy tượng ông Hoàng khóc, nó đồng ý ở lại giúp ông, nhưng khi đến giữa mùa đông, lúc ông Hoàng không còn vật quý giá nào trên người, thì cũng là lúc con chim én nằm chết lạnh dưới chân pho tượng của ông Hoàng /ông đã cho hết những gì ông có , vì người nghèo …/
5. Đức Giêsu, vị Vua Trời hiện đang ở đâu ? Sẽ đến ngày Đức Kitô tái lâm để xét xử muôn dân, Ngài sẽ tách biệt người lành ra khỏi kẻ dữ, Ngài sẽ thưởng phạt hết sức công minh, nhưng hiện tại ngày ấy chưa đến, nên Chúa Giêsu đang đồng hoá mình với những kẻ xấu số trên trần thế mà chúng ta vẫn gặp gỡ mỗi ngày. Ngài đang hiện diện trong Bí tích Thánh thể, trong Lời Chúa, trong các dòng tu, trong các cộng đoàn hiệp nhất vì danh Chúa. Ngoài ra Chúa vẫn luôn ẩn mình trong những con người nghèo khó, bệnh tật, khổ đau ,để xin chúng ta giúp đỡ / có khi chúng ta gặp Chúa nhưng lại cố tình không nhận ra Ngài / nhưng hãy coi chừng sau nầy khi Chúa đến xét xử, Chúa sẽ không bỏ qua cái tội làm ngơ của chúng ta đâu .
6. Những việc cụ thể mà Chúa muốn chúng ta làm là gì ? Là giúp những nạn nhân bão lụt, là những người mù loà, tàn tật, nghèo khổ, là những em học sinh trong các lớp học tình thương, là các em mồ côi trong các mái ấm, là những cụ già neo đơn trong thôn xóm, là những người lầm lỡ nghiện ma tuý hoặc bị lây nhiễm HIV, là những cô gái bị chôn chặt trong các nhà chứa / họ đang cần được phục hồi nhân phẩm. Làm sao để thôn xóm chúng ta sạch đẹp, công bình, nhân ái hơn theo tiêu chuẩn trời mới đất mới mà Tin mừng đang đề cập đến.
 
7. Câu chuyện ông lão lang thang trước hoàng cung. Ông bị nhà vua quở trách vì đây không phải là chốn để cho ông nghỉ chân. Ông lão đã phản bác ý nghĩ của nhà vua thế nào ? Ông lão cho rằng : Đến Vua cũng chỉ là trạm dừng chân, hết lượt người này rồi sẽ đến lượt kẻ khác, một thời gian ngắn thôi / chỉ có Chúa Giêsu mới thật sự là ông Vua muôn đời .
8. Trên đời này có mấy loại vua ? Thưa có 2 loại vua, ngày xưa thì có vua một nước, ngày nay vẫn còn, nhưng hiện tại đang xuất hiện một loại vua nữa, đó là một ông vua trong một lãnh vực : Như là vua kim cương, vua dầu hoả, vua xe hơi, vua bóng đá…/ Nhưng 2 loại vua này chỉ tồn tại được một thời.
9. Đức Giêsu Kitô là hạng Vua nào ? Vua Giêsu là vua tình yêu, Nước Trời không có biên giới, không lãnh thổ, không thể kiểm đếm dân số. Chính vì Ngài là vua của vương quốc tình thương nên mọi thứ đều bao la không biên giới, Ngài là vị vua lạ đời, vua mà dám chết vì thần dân, sau đó Ngài trở lại với vương quyền trong vinh quang để xét xử và cai trị cả vũ trụ.
10. Nét độc đáo của vua Giêsu ở điểm nào ? Ngài cảm thông thân phận yếu đuối của con người, nên Ngài không lên án ai, Ngài không kết án kẻ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, Ngài đã cho chị cơ hội để làm lại, Ngài dạy chúng ta hãy nghiêm khắc với bản thân nhưng phải độ lượng với người khác / không bới lông tìm vết, không nguyền rủa, chửi bới ai, và dạy chúng ta phải yêu thương kẻ thù, tha thứ cho nhau.
11. Luật pháp và lệnh truyền của vua tình yêu là gì ? Ngài dạy : Các con hãy yêu thương nhau, hãy làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy, hãy sống theo 8 mối phúc thật .
12. Đức Kitô cai trị như thế nào ? Vua Chúa trần gian thì cai trị dân bằng uy quyền, bằng vũ lực, thủ đoạn, mưu mô, dối trá, bất công / còn Chúa Giêsu thì không dùng bất cứ thủ đoạn nào như thế, Ngài coi mọi người là bạn hữu nên chỉ có luật yêu thương, chứ không có luật đàn áp.
 
13. Vua Giêsu có những điểm nào mâu thuẫn ? khi bị bắt, đứng trước quan Philatô thì Chúa Giêsu khẳng định mình là Vua, nhưng khi dân chúng rước Ngài vào đền thánh. Tung hô Ngài là vua thì Ngài không chịu làm vua, cũng như khi hoá bánh ra nhiều cho dân chúng ăn. Dân muốn tôn Chúa là vua thì Ngài lại lánh mặt .(câu 24, bài số 2).
14. Thế nào là một vụ án lạ đời ? Chúa Giêsu khẳng định : Nước tôi không thuộc về thế gian này, dân Do Thái kết án Chúa Chỉ vì Chúa nói Ngài là Đấng được Chúa Cha sai đến, Chúa xưng mình là Vua ở một thế giới khác, nên chẳng dính dáng gì đến quyền bính của Philatô. Sau đó dân Do Thái lại đưa ra một cái cớ khác, họ cho rằng Chúa Giêsu là ông vua đối lập với hoàng đế Cesar. Đây là điều hết sức vô lý, nhưng Philatô vì quá nhu nhược nên đã chiều theo ý họ và cho kết án người vô tội .
15. Quyền năng của Đức Kitô ở đâu ? Đức Kitô là ngôi Hai Thiên Chúa, Ngài là Đấng Messi-a, là Thiên Chúa cứu độ. Vì vậy Thiên Chúa là nguồn gốc của mọi quyền năng, còn quyền năng của Philatô là do ơn trên ban cho ông ta . Thánh Cecili-a giải thích rằng : Quyền năng như hơi trong một quả bóng, tự quả bóng không thể tròn trịa được, mà phải nhờ không khí. Nhưng chỉ cần 1 mũi kim nhỏ là nó sẽ xẹp ngay, quyền uy trần gian chóng tàn là thế / chỉ có quyền năng của Thiên Chúa, Đấng tạo dựng mới bền vững mà thôi .
16. Làm sao có thể chiến thắng hận thù ? Một mình Chúa Giêsu đối diện với đám đông Do Thái. Họ đầy lòng ghen ghét, hận thù, nhưng Chúa muốn minh chứng Ngài là Thiên Chúa của tình yêu, Ngài là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa. Vì yêu nên Chúa mới đến trần gian, vì yêu nên Ngài phải chết để cho chúng ta được sống. Dù rằng con người vẫn luôn dùng hận thù để vây bọc Ngài, chính vì yêu thương mà Ngài mới có thể cứu độ thế giới.
17. Ai mở cửa nước Trời ? Chúa Giêsu là người đầu tiên sống lại từ cõi chết, Ngài là người đầu tiên chiến thắng, Ngài đã mở cửa và chỉ cho những ai thuộc về Thiên Chúa mới được bước vào / và vì vương quốc yêu thương, nên chỉ những ai sống yêu thương nơi trần thế thì mới được bước vào vương quốc vĩnh cửu nơi quê trời. Sự độc ác, giả trá chỉ mang lại cái chết vĩnh viễn mà thôi .
18. Thế nào là trật tự tâm linh ? Chúa Kitô là vua Nước trời nên vương quyền của Chúa Kiô tồn tại mãi mãi. Cesar chỉ là vương quyền của thế gian / Không phàm nhân nào có thể đặt giới hạn cho Thiên Chúa. Do đó Chúa Giêsu mới là vua vĩnh cửu / nhưng vì Philatô thuộc về thế gian, nên đời ông cũng sẽ sớm qua đi / Nhưng lời tuyên bố của ông lại vượt xa thời gian, trở thành lời tuyên bố phổ quát cho muôn người, đến muôn đời. Vì vậy Đức Kitô mới là Vua vĩnh cửu.**R
 
IV. MƯỜI GIỚI RĂN:  
 
 
GIUSE LUCA / TRƯỞNG NHÓM KT EMMAUS 
GX TÂN THÁI SƠN / TGP SAIGON /VN
 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 721
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  1464
 Hôm qua:  13063
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11440792
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top