Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới / Bài số: 019

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 019

   ĐỀ TÀI :  MẸ MANG CHÚA ĐI TRAO TẶNG CHO MỌI NGƯỜI .          

   CN  IV  MV   C  /  Lc 1, 39-45.

   Thứ sáu , ngày 21 / DEC / 2018

 

I. BÁC ÁI KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:    DANH GIÁ CỦA CON NGƯỜI.
 
1. Tại sao người ta quý danh giá? Sách triết ngôn viết rằng: Con hãy lo cho có danh thơm tiếng tốt, vì nó là thứ vĩnh tồn, quý hơn kho báu. Ca dao VN cũng có câu: Tốt danh hơn lành áo / Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.../ Sách ngạn ngôn cũng dạy rằng: Danh thơm giá trị hơn của cải. Tục ngữ VN cũng có câu: Bán gia tài, mua danh vọng. Người đời có khi coi danh giá quý hơn mạng sống, cho nên thà chết, không thà nhơ danh.
2. Có mấy cách phạm đến danh giá? Thưa có 4 cách :
a) Tìm cách chối bỏ việc thiện của người khác làm.
b) Việc thiện đã quá rõ, nhưng lại tìm cách làm giảm giá trị.
c) Việc xấu chưa ai biết, nhưng lại tìm cách tuyên truyền ra ngoài.
d) Việc đã trống, lại còn ác tâm phao tin cho nhiều người cùng biết.
3. Lời nói con người thâm độc như thế nào? Có người thâm độc, khen trước rồi chê sau, lời nói trơn như dầu mỡ, nhưng lại sắc bén như dao, có thể giết người, có thể làm táng gia bại sản.
4. Thế nào là kín miệng? Những trường hợp nào thì buộc hoặc không buộc phải giữ kín miệng. Trường hợp sự việc đã lan truyền ra ngoài, hoặc như toà đã tuyên án rồi và không buộc phải giữ kín nữa, nhưng luật bác ái thì vẫn còn đòi buộc. Nếu ta bị như vậy, thì ta cũng không muốn có ai đó đá động, nói tới những việc của riêng mình.
5. Trường hợp người đó đã quá cố thì sao? Dù họ đã chết, cũng chưa đủ điều kiện để ta nói xấu họ, nhất là những việc còn kín / cho nên họ đâu có còn sống để tự bào chữa mình. Nếu ta đã động đến danh thơm tiếng tốt của người khác, thì những kẻ có lòng tôn kính người đó, họ cũng sẽ không để ta yên, vì hùm chết để da mà.
6. Trường hợp ta muốn mưu ích cho đương sự thì sao? Khi chúng ta biết có một người thứ ba, là người có đủ uy tín, có đủ năng lực để sửa dạy, có thể ngăn ngừa sự dữ cho khỏi lan truyền thêm ra, thì ta được phép trình bày cho người đó biết, trường hợp này không phải là nói xấu mà lại là một việc bác ái.
7. Trường hợp vì công ích thì sao ? Khi có luật giáo hội, luật tu hội, tu viện, hội dòng buộc ta phải báo cáo. Lúc đó ta phải đặt công ích lên trên tư lợi, thì mình được phép thưa lại với vị có thẩm quyền, có tu viện còn buộc phải thông cáo chung cho cả cộng đồng tu.
 
8. Trị cái lưỡi dễ hay khó ? Trị lưỡi quá khó luôn, chúng ta thử nghe lời giải bày của Thánh Giacôbê : Tất cả các loại thú dữ, loài người trị được hết, chỉ có cái lưỡi con người là không ai trị nổi, vì nó quá nham hiểm, đầy nọc độc cho nên đụng đâu chết đó, người đời có câu : Lưỡi không xương, nhiều đường lắt léo.
9. Ta nên ứng xử thế nào ?  Người chỉ chuyên nói về người khác thì thật là nguy hiểm, vậy nên ta cũng không được chê người vắng mặt / gặp trường hợp ta không thể khen được vì xem ra trái ý mình, trái lương tâm, không đúng sự thật, thì tốt nhất ta nên làm thinh, không khen mà cũng chẳng chê.
10. Chúng ta nên giữ lập trường như thế nào ? Để cho người vắng mặt được yên tâm, và để bảo đảm chắc chắn rằng : Họ bị mất danh giá ở đâu khác, chứ không phải ở nơi ta. Họ sẽ yên tâm khi biết rằng: Ta không bao giờ bôi nhọ họ đâu.
11. Hiệu quả của việc này là gì ? Về mặc tiêu cực thì ta tránh được bao lỗi lầm, thoát khỏi nhiều mối nghi ngờ, không bị lương tâm oán trách / về mặt tích cực thì ta đã làm một việc đẹp lòng Chúa, treo gương cho đời và được mọi người tôn trọng.
12. Ta phải có thái độ nào khi nghe người khác nói hành ? Đừng tỏ ý muốn nghe, sách triết ngôn dạy rằng: Hãy lấy gòn bịt tai con lại / Hãy lấy ổ khoá, khoá miệng con lại / Thánh Augustinô dạy: Trong 2 người, một người nói và một người nghe, không biết ai là người đáng trách, nhưng vì có người nói thì mới có người nghe. Hơn nữa, phải có người tỏ ý muốn nghe thì người kia mới có thể nói.
13. Phương pháp nào có thể ngăn chặn ? Nếu người nói là đàn em ta, thì ta phải nghiêm nét mặt, hoặc thẳng thắn nhắc cho họ nhớ. Nếu là người ngang hàng ta thì can được thì can, không can ngăn được thì ta tỏ thái độ không thịnh tình rồi lựa cơ hội để đưa câu chuyện sang hướng khác. Còn nếu người nói có vai lớn hơn mình thì chỉ cần thấy thái độ thụ động của ta, không thèm hoan nghênh, cũng đủ làm cho họ chột dạ. Vì sách ngạn ngôn có dạy rằng : Nguyên cử chỉ rầu nét mặt, đã có thể phá tan lưỡi nói hành.
14. Thánh Giêrônimô khuyên ta thế nào ? Ngài nói: Đối với kẻ miễn cưỡng nghe thì không ai sẵn lòng kể làm gì, và Ngài nói tiếp: Muốn cho khỏi nhơ bẩn thì phải giữ cả lưỡi lẫn tai cho kín kẻ, nghĩa là đừng nói hành người khác, cũng đừng nghe kẻ khác nói hành.
15. Ông Victor Hugo cũng có cách để loại trừ những kẻ nói hành: Trong phòng khách của ông, ông dành riêng một chiếc ghế bằng gỗ quý và đề mấy chữ vắn tắt: Có người vắng mặt đang ngồi đây. Có lắm kẻ chế giễu ông và cho rằng ông có cử chỉ quá gàn dở. Thế nhưng giả sử ở đâu cũng có một câu nầy để nhắc nhở mọi người, thì có lẽ cũng có khối người tránh được tội nói hành nói xấu kẻ khác.**R
 
 
II. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:
ĐỀ TÀI:    THIÊN CHÚA SÁNG TẠO VÀ QUAN PHÒNG.
 
1. Danh Thiên Chúa được xưng tụng như thế nào?
a) Danh Thiên Chúa lẫy lừng trên khắp địa cầu.
b) Thiên Chúa Ba Ngôi là Đấng toàn năng, Ngài đã dùng sự khôn ngoan và tình thương để tác thành muôn vật hữu hình và vô hình.
c) Ngài luôn chăm sóc và hướng dẫn mọi loài thọ tạo.
2. Đức Kitô đã mời gọi chúng ta làm điều gì? Chúa mời gọi chúng ta hãy tôn thờ và tín thác mọi sự vào Thiên Chúa như một người con thảo (Mt 6, 26-34). Còn Thánh Phêrô thì nhắn nhủ rằng: Anh em hãy trút cả mọi âu lo cho Người, vì Người luôn săn sóc anh em. (1Pr 5,7)
3. Con người luôn thắc mắc về điều gì? Con người vẫn luôn tự đặt ra nhiều câu hỏi: Tôi từ đâu đến / Tôi đang đi đâu / Tôi sống để làm gì / Mọi tạo vật mà ta đang thấy, là từ đâu mà có. Trí tuệ con người thật hữu hạn, nên không thể cho ra câu trả lời thoả đáng.
4. Việc quan trọng nhất đời con người là gì? làm sao để biết được cội nguồn, làm sao để biết cùng đích của cuộc đời là gì? Hai điều này thật quan trọng vì nếu chúng ta biết rõ, chúng ta sẽ có quyết định đúng đắn cho hướng đi của cuộc đời mình.
5. Thiên Chúa đã giúp gì cho loài người? Ngài mặc khải cho loài người bằng việc tuyển chọn một dân riêng và ký giao ước với họ. Trong thời Cựu Ước rồi qua thời Tân Ước ,Thiên Chúa đã mạc khải trọn vẹn cho dân tộc Do Thái mà cụ thể là các tông đồ và môn đệ của Chúa Giêsu và sai họ đi loan báo cho muôn dân biết cội nguồn và cùng đích của con người và nói cho con người biết rằng: Thiên Chúa chính là Chúa tể vũ trụ vạn vật, và Ngài cũng chính là Đấng ban sự sống.
6. Thế giới hữu hình bao gồm những gì? Chúng ta vẫn tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình. Vì vậy mọi tạo vật hữu hình mà ta thấy trên đời này đều do Thiên Chúa sáng tạo, mọi vật đều nói lên quyền năng và sự tốt lành của Thiên Chúa. Không tạo vật nào có thể tự mãn vì chúng phải dựa vào nhau, tuỳ thuộc nhau và bổ túc cho nhau. Mọi tạo vật đều là những nấc thang của sự hoàn hảo, mà con người chính là chóp đỉnh của sự hoàn hảo đó. Bởi con người được tạo dựng nên một cách thật đặc biệt (St 1, 26).
 
7. Thế giới vô hình bao gồm những gì? Bao gồm các tạo vật mang tính thần thiêng, không có thể xác nặng nề, mà Kinh Thánh gọi là Thiên Thần. Đó là những tôi tớ, những sứ giả của Thiên Chúa, các ngài hơn hẳn con người, vì có trí tuệ, ý chí, ngôi vị và bất tử. Vì thế họ hoàn hảo hơn con người.
8. Bổn phận của các Thiên Thần là gì? Các ngài được tạo nên là để phục vụ cho chương trình cứu độ như là: Đóng cửa vườn địa đàng, báo tin việc Chúa Ngôi hai giáng trần, gìn giữ ,nhắc nhở mọi người. Sau cùng là tập hợp muôn dân trước mặt Thiên Chúa để nhận kết quả từ việc Đức Kitô làm thẩm phán khi phán xét chung (Mt 24, 31). Ngoài ra các ngài còn ca tụng Thiên Chúa trong các Thánh lễ, bảo vệ và nhắc nhở, hướng dẫn mỗi Kitô hữu có đủ điều kiện để tiến tới nhận lãnh sự sống đời đời.
9. Thế nào là Thiên Chúa quyền năng, đồng nhất trong tình yêu thương? Trong Kinh Tin Kính, ta thường tuyên xưng rằng: Chúa Cha là Đấng tạo thành muôn vật, Chúa Con là Đấng cứu chuộc loài người, và Chúa Thánh Linh là Đấng ban sự sống và thánh hoá mọi người . Thật ra cả 3 nhiệm vụ đều là công trình chung của Ba Ngôi, và Ba Ngôi đều đang hiện diện trong con người hữu hình của Chúa Giêsu, vì chỉ có Chúa Giêsu mới có hình hài thể xác, còn hai Ngôi còn lại là vô hình. Vậy nên Thiên Chúa đã sáng tạo muôn vật để làm vinh danh mình và cũng để tạo nên hạnh phúc cho chúng ta.
10. Thế nào là Thiên Chúa toàn năng? Thiên Chúa ngự ở trên trời, Ngài làm được tất cả (Lc 1, 37), Ngài làm cho kẻ chết sống lại, Ngài có thể tạo ra mọi thứ từ không mà có, ngài không cần vật liệu nào và cũng không cần ai trợ giúp.
11. Tại sao Thiên Chúa lại là Cha? (Mt 6, 9) Sau khi sáng tạo mọi sự, Ngài vẫn còn chăm sóc và điều khiển mọi sự một cách trực tiếp và cụ thể, nghĩa là từ sự hình thành ban đầu, giúp tiến dần đến mức hoàn hảo theo ý Người muốn mà Giáo Hội gọi đó là : Thiên Chúa quan phòng.
12. Tại sao lại có sự dữ xâm nhập? Thiên Chúa đầy quyền năng, yêu thương và khôn ngoan, Ngài tạo mọi vật còn ở trong tình trạng chưa hoàn hảo, Ngài muốn mọi vật tự mình tiến lên qua dòng thời gian, bổ túc cho nhau, cùng giúp nhau đạt tới mức hoàn hảo sau cùng / trong chương trình tiến hoá đó, và qua ơn trợ giúp cùng với sự tự do. Con người có thể tự chọn cho mình hoặc là trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn, có nhiều người đã sai lầm khi dung sự tự do để phạm tội. Chính vì họ muốn nghe theo sự xấu xa luân lý, trước đó đã du nhập vào thế gian sau khi tổ tông phạm tội.
13. Tại sao con người sa ngã? Sự xấu, sự dữ đều không do ý Thiên Chúa muốn. Tuy nhiên Người để cho nó xảy ra vì Người tôn trọng sự tự do của chúng ta, và vì người muốn để cho con người hiểu rằng: Sự dữ, sự xấu ấy có thể trở thành điều lành, nếu chúng ta kêu cầu sự trợ giúp của ơn Chúa và quyết tâm không đồng loã với cái xấu ấy, thì mọi sự cố gắng đó sẽ được trả lại bằng phần thưởng gấp bội (St 45, 8) (Rm 5, 20).
14. Khi nào ta mới hiểu được mầu nhiệm nầy? Điều mầu nhiệm nầy chỉ có một mình Chúa Kitô biết rõ, cho nên các giáo phụ gọi tội tổ tông là tội Hồng phúc. Vì cả đời Chúa Giêsu và công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu như lời giải thích cho mầu nhiệm nầy. Tuy thế chúng ta cũng chỉ hiểu lờ mờ, phải đợi đến ngày được diện kiến Thánh nhan, chúng ta mới hiểu được (1Cor 13, 12).
 
15. Ông trời có phải là Thiên Chúa không? Người Việt có thói quen: Chuyện tốt hay xấu đều đổ hết cho ông trời, dù là dịp may hay vận rủi, chúng ta đều coi ông trời như Đấng tạo hoá: Trời sinh voi, trời sinh cỏ. Cha mẹ sinh con, trời sinh tánh. Nhiều người lập bàn thờ ông Thiên để tỏ lòng hiếu thảo với ông trời, họ luôn cầu trời để xin cho mình được ấm no, hạnh phúc, may mắn. Bởi thế Thiên Chúa là Đấng tạo thành muôn vật không khác gì ông trời mà mọi người vẫn tôn kính. Trái lại, nó giúp cho người công giáo của chúng ta hiểu rõ hơn về Thiên Chúa, là Cha toàn năng / là chủ trời đất, từ giáo lý chúng ta đã học, giúp chúng ta càng tôn thờ Chúa hơn và sống với Chúa bằng tâm tình người con thảo.
16. Vì sao chúng ta tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa quan phòng? Chúng ta biết Thiên Chúa tạo dựng và điều khiển muôn loài muôn vật, nhờ vào lời giảng dạy của Đức Kitô, chúng ta sẽ sống tốt, cứ lao động phát sinh và làm sáng danh Chúa theo khả năng của mình. Lúc đó Thiên Chúa sẽ giúp ta thành tựu theo ý muốn và chương trình của Người. Bởi người Việt vẫn tin: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên ”.
17. Tại sao ta không nên thờ ngẫu tượng? Vì biết Thiên Chúa tạo nên muôn loài muôn vật, cho nên mọi tạo vật tất cả đều như nhau. Vì thế chúng ta không nên sợ ai, cũng không được tôn thờ bất cứ tạo vật nào, mọi tạo vật đều nói lên quyền năng, sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Cho nên bổn phận của chúng ta là kiện toàn cuộc sống của con người và luôn phải góp phần để cải tạo thế giới / nghĩa là làm cho thế giới đáng yêu, sạch đẹp và giàu tình yêu thương hơn. Đó là trời mới đất mới, nơi mà công lý và tình thương luôn ngự trị (2Pr 3, 13).
18. Tại sao ta phải cảm tạ Chúa mọi lúc mọi nơi? Thiên Chúa đã sáng tạo ra mọi điều tốt đẹp, Thiên Chúa không làm ra sự xấu, sự dữ, cho nên ta đừng bất mãn với Thiên Chúa, cũng đừng tuyệt vọng trước sự dữ. Trái lại, ta phải bắt chước Chúa Giêsu, không thoả hiệp với điều xấu, nên ta phải cố gắng sống tốt và làm thật nhiều việc lành để tạo sự hoà giải với cái ác. Vì thế chúng ta phải luôn tin tưởng rằng: Mọi sự Thiên Chúa tạo ra, đều sinh lợi ích cho phần rỗi của chúng ta / cho nên chúng ta phải luôn yêu mến và biết ơn Người (Rm 8,28).**R
 
III. TÔN VINH LỜI CHÚA :      CN 4  MV - C   
 
ĐỀ TÀI:   MẸ MANG CHÚA ĐI TRAO TẶNG CHO MỌI NGƯỜI .        
 
PHÚC ÂM :   Lc 1, 39-45
"Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ?"
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca:
39 Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên đường, vội vã đi đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. 40 Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. 41 Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy Thánh Thần, 42 Bà Elizabet kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. 43 Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? 44 Quả thật, này tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vì vui sướng. 45 Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em."
Đó là lời Chúa.
 
SUY NIỆM : 
 
ĐỀ TÀI:   MANG CHÚA ĐẾN VỚI NGƯỜI KHÁC
1. Tại sao đường lối của Thiên Chúa lại khó hiểu? Những điều nầy khó hiểu : Thiên Chúa là Đấng tạo dựng lại đi yêu thương loài thọ tạo. Thiên Chúa vì yêu thương loài người nên đã sai Con mình xuống thế làm người để hy sinh chết và cứu chuộc nhân loại. Đavit chỉ là cậu bé chăn chiên, thế mà Thiên Chúa đã chọn và đặt ông làm Vua, dẫn dắt dân Chúa và đánh bại đội quân hùng mạnh, giết được Goli-at / tiên tri Giêremi-a thì chỉ là cậu bé nói cà lăm. Moisen thì nói ngọng, bà Elizabet thì già quá tuổi lại sinh con. Mẹ Maria là một trinh nữ, lại có thể thụ thai sinh hạ Đấng Cứu thế. Các tông đồ là những thuyền chài dốt nát, lại có thể lèo lái cả giáo hội và làm xoay chuyển cả thế giới.
2. Bà Elizabet và mẹ Maria là những con người thế nào? Cả hai người đều không có hy vọng sinh con, mẹ Maria thì khấn hứa giữ mình đồng trinh, còn bà Elizabet thì 60, đã quá tuổi. Theo quan niệm Do Thái thì cả lai là thành phần vô phúc vì không thể sinh con. Hai hạng người này như là đường cùng vì họ không có thể chuyển thông sự sống.
3. Thiên Chúa đã làm gì với 2 con người xem ra yếu kém nầy?Chúa đã chọn 2 người này để làm hai việc trọng đại, một người sẽ sinh ra một vị tiền hô của Đấng Cứu thế, còn người kia thì được chọn làm mẹ Đấng Cứu Thế cho muôn dân.
4. Tại sao Chúa cần chúng ta cộng tác?Thánh Augustino nói: Khi tạo dựng nên ta, Chúa không cần ta đồng ý.../ Dù Thiên Chúa kêu mời, nhưng điều quan trọng là chúng ta có muốn cộng tác hay không / dù chúng ta ai cũng hèn kém yếu đuối, nhưng nếu chúng ta biết xin vâng như Mẹ Maria và biết cộng tác với ơn Chúa ban như bà Isave. Chúa sẽ dùng chúng ta để làm nên những điều kỳ diệu, và Chúa sẽ biến chúng ta trở thành những sứ giả  đem Chúa đến cho người khác.
5. Dân Do Thái chờ mong Đấng Cứu thế đến để làm gì?Họ mong Đấng Cứu Thế đến để giải thoát họ, nhất là khi họ gặp tai ương hoạn nạn, nỗi khắc khoải chờ mong đó đã kết tinh thành lời nguyện cầu: Trời cao hãy đổ sương xuống...
6. Ơn cứu độ đã thành sự, nhờ vào đâu?Nhờ vào lời xin vâng của Đức Mẹ, Thiên Chúa đã đến để giải thoát con người khỏi án phạt của tội lỗi, thế nhưng dù Chúa có đến ở Palestine năm xưa và chỉ có một số người Do Thái đón nhận, thì ngày hôm nay qua hành động thăm viếng của Đức Mẹ. Mẹ chính là mẫu gương sống đạo khi mang Chúa trong tâm hồn , mà mẹ còn tuyền đạt ý muốn của Thiên Chúa cho mỗi người chúng ta. Đó là mang Chúa đến cho mọi người. Đây cũng chính là sứ điệp trong mùa Giáng sinh nầy.
7. Bài tin mừng hôm nay mang lại cho chúng ta những niềm vui nào? Bà Elizabet vui vì được mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm, Gioan nhảy mừng trong bụng mẹ vì được khỏi tội tổ tông khi chỉ mới 6 tháng tuổi.
 
8. Đâu là nguồn gốc của những niềm vui ấy? Trong Chúa Giêsu có đủ Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tâm hồn nào có ơn khiêm nhường thì tâm hồn ấy có Chúa Thánh Thần. Khiêm nhường là nhận ra mình yếu đuối, tội lỗi. Khiêm nhường khi nhận ra các ơn Chúa ban không phải do công trạng của mình, nhưng do lòng Chúa thương xót. Vì thế khi được làm mẹ Đấng Cứu Thế, thì Đức Maria đã xưng mình là nữ tỳ, bà Elizabet cũng tự hỏi: Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm.
9. Ơn bác ái do đâu mà có? Chúa Thánh Thần là thần tình yêu, Chúa đến đâu thì lửa bác ái cháy đến đó, Chúa Thánh Thần đã rợp bóng trên Đức Mẹ, nên Mẹ đã tràn đầy lòng bác ái, Mẹ liền nghĩ ngay đến bà chị họ, Mẹ không lo cho bản thân mình cũng đang thai nghén, mệt nhọc, nhưng với lòng bác ái mạnh mẽ, Mẹ đã vội vã lên đường ngay, Mẹ không chỉ nhớ đến người thân, mà còn nhớ đến tổ tiên, đến cả dân tộc mình qua bài kinh  tạ ơn Mangnificat.
10. Ơn quên mình do đâu mà có? Do Thánh Thần tác động, Mẹ sẽ quên bản thân mình, lúc trước quên mình để chu toàn thánh ý Thiên Chúa, hiện tạiMẹ lại hoàn toàn quên mình khi thưa với sứ thần: Nầy tôi là nữ tỳ của Chúa.... và Đức mẹ cũng đã quên mình vì bà chị họ, vì tha nhân / quên mình cũng đang thai nghén để đi thăm và giúp đỡ bà chị họ. Sau này Mẹ quyên mình khi lo cho chủ nhà vì thấy thiếu rượu, Mẹ quên mình khi đứng dưới chân thập giá cùng chịu đau khổ, nhục nhã với Con mình.
11. Cuộc gặp gỡ niềm vui là khi nào? Niềm vui khi Mẹ gặp bà Elizabet, khi Chúa Giêsu gặp Thánh Gioan khiến ông nhảy mừng. Cũng nhờ ơn Chúa Thánh Thần mà cả hai người Mẹ và hai bào thai đã họp nhau thành cộng đoàn biết đón nhận và trao tặng cho nhau ơn cứu độ, các Ngài là những người đầu tiên, là cộng đoàn đầu tiên đón nhận ơn cứu độ. Tiên báo việc Giáo Hội và nước Chúa sẽ được thiết lập sau này.
12. Mùa vọng chúng ta thường tự nhủ điều gì? Chúng ta thường tự hỏi à Mình phải làm gì? Chúng ta thấy cuộc sống của mình có ích cho ai không? Chúng ta dùng thời gian và tiền bạc có ý nghĩa không? Hãy gặp nhau, hãy chấp nhận nhau, hãy cùng làm việc với nhau. Hãy làm điều tốt cho những người chung quanh. Hãy chứng minh cho mọi người thấy à Chúng ta là những con người đang sống niềm tin.
13. Trở về với Chúa là gì? Yêu Chúa là yêu anh em, trở về với Chúa đồng nghĩa với việc đến với anh em. Chúa không đòi buộc chúng ta bỏ nghề cũ, nhưng chúng ta phải bỏ đi cái nếp sống tội lỗi cũ. Nếu xưa kia chúng ta thường gây bất công thì hôm nay chúng ta phải sửa sai, phải sống quảng đại hơn. Nếu xưa kia chúng ta ích kỷ, chỉ yêu mình, thì hôm nay chúng ta hãy ra đi, hãy đến với anh em. Trong lòng chúng ta phải luôn có Chúa, để khi đến với anh em, ta hãy mang Chúa theo và tặng Chúa cho họ.
14. Tinh thần mùa vọng của tuần thứ tư là gì? Mẹ Maria khiêm tốn đón nhận ngôi Hai Thiên Chúa. Mẹ nhận ra con người mình thấp hèn, không xứng với ơn trọng đại Chúa ban. Nhưng mẹ vẫn xin vâng ý Chúa, Mẹ hết lòng ca ngợi cảm tạ Chúa, và Mẹ đã mang Chúa đi để phục vụ cho người chị em mình. Bà Elizabet được Chúa cất đi nỗi khổ nhục, bà đã nhận ra Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, và Đấng mà Mẹ cưu mang là chính Ngôi Hai Thiên Chúa, bà hết lòng cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa. Bà đã vui mừng khôn xiết về những ơn trọng đại mà bà vừa nhận được.
15. Chúng ta phải sống tinh thần nầy như thế nào? Con cảm tạ Chúa đã tạo dựng nên con, đã ban ơn cứu độ qua Chúa Con. Lại còn ban cho con một người Mẹ rất thánh. Cảm tạ Chúa đã tạo dựng, đã ban muôn vàn ơn trong đời, Cho con làm người, có trí khôn, được ơn biết Chúa, nhận ra bao ơn lành Chúa ban. Xin ban cho con tấm lòng hiếu thảo biết ơn, để đời con luôn là những ngày tháng biết ơn và cố gắng sống hết sức mình để làm vinh danh Chúa, bằng cách mang ơn cứu độ đến cho nhiều người chung quanh .**R
 
 
GIUSE LUCA /ĐẠI DIỆN CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS 
GX TÂN THAI SƠN /TGP SAI GON /VN
 
 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 742
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  16
 Hôm nay:  3311
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11429576
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top