Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho bổn Đạo Mới / Bài số: 040

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 040

 ĐỀ TÀI :  GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG .

          Thứ sáu , ngày 17 / MAY / 2019

 

 
I.  GIÁO LÝ HÔN NHÂN:
 
ĐỀ TÀI:    HỘI THÁNH TẠI GIA
 
1. Thế nào là một gia đình công giáo ? Hội Thánh được hình thành từ những Kitô hữu cùng với gia đình của họ. Cho nên khi theo đạo, họ ước ao cả gia đình mình sẽ được ơn cứu độ. Gia đình công giáo là những hòn đảo nhỏ, là những tế bào nhỏ mang đầy đủ sự sống của Chúa Kitô giữa một thế giới có anh em lương dân chung quanh. Như vậy mỗi gia đình công giáo là một Hội Thánh Kitô giáo tại gia.
2. Hình ảnh của thế giới hôm nay là gì ? Chúng ta đang sống trong một thế giới với nhiều điều khác biệt chứ không dám nói là xa lạ, với nhiều kiểu ý thức hệ, nhiều kiểu tôn giáo, nhiều kiểu đức tin khác biệt. Đôi khi còn gặp phải những lý thuyết thù nghịch với đức tin Kitô giáo. Cho nên gia đình Kitô hữu có một vai trò rất quan trọng, đó là ánh sáng của ngọn đuốc đức tin, cho nên nó phải sống động và chiếu sáng.
3. Trách nhiệm của Hội Thánh nhỏ là gì ? Trong hội thánh tại gia này, Thiên Chúa muốn các bậc cha mẹ là người đầu tiên dùng gương lành, gương sáng để truyền thụ đức tin cho con cái, cũng như gợi ý, hướng dẫn ơn gọi cho từng đứa con, và đặc biệt nhất là chăm sóc ơn gọi linh mục, tu sĩ.
4. Trách nhiệm của gia đình là gì ? Đầu tiên gia đình phải thể hiện chức tư tế cộng đồng do người cha, người mẹ và những đứa con đảm trách. Họ có thể thi hành chức vụ này nhờ lãnh nhận các bí tích, nhờ dâng lên những kinh nguyện, những lời tạ ơn và nêu gương bằng đời sống đạo thánh thiện đầy sự hy sinh, bác ái. Gia đình là trường học đức tin, còn là một môi trường giúp con cái phát triển nhân tính và kiện toàn đức tin. Nhờ môi trường gia đình mà mọi người có thể học biết cách làm việc, cách sống đức tin trong nhẫn nại và yêu thích. Nhờ gia đình mà mọi người biết cách sống thể hiện tình bác ái, lòng quảng đại, nhất là sự tha thứ, rồi cùng nhau nhận ra Thiên Chúa và biết cách phụng thờ Ngài qua kinh nguyện và chu toàn bổn phận hàng ngày.
5. Gia đình được thông hiệp vào đời sống Chúa Kitô như thế nào ? Gia đình là môi trường để mọi người thể hiện tình yêu và hiệp nhất, từ đó có thể dẫn tới việc hiệp thông với mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Cũng nhờ sống đức tin và tuân giữ các giáo huấn của Chúa Kitô giúp mọi thành phần trong gia đình đón nhận và rao truyền ơn cứu rỗi.
6. Chúng ta sống mầu nhiệm hiệp thông như thế nào ? Ở nơi Thiên Chúa Ba Ngôi thì Thánh Linh Thiên Chúa chính là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, còn ở nơi tình yêu của gia đình nhân loại thì những đứa con là kết quả từ tình yêu giữa cha và mẹ. Ở đây chúng ta so sánh không nhằm nói đến mối tương quan giữa các ngôi vị nhưng nhằm so sánh để nói lên tính cách của một tình yêu thương trong hiệp nhất, trong tình yêu Thiên Chúa thì ngôi vị là để có sự phân biệt nhau, nhưng giữa các ngôi không hề có sự tách rời nhau mà chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Mầu nhiệm này chính là nguồn gốc cũng như mẫu mực cho tình yêu trong gia đình.
 
7. Ý định của Thiên Chúa như thế nào về gia đình ? Thiên Chúa thiết lập bí tích hôn nhân, Giáo Hội đón nhận và xây dựng nền tảng gia đình. Cho nên khi cử hành bí tích hôn phối. Hội Thánh muốn làm phong phú và củng cố gia đình Kitô hữu để thánh hóa và tôn vinh ý định của Thiên Chúa Cha. Sau đó khi Hội Thánh công bố giới răn về đức ái thì Hội Thánh cũng muốn hướng dẫn các gia đình sống với nhau để thể hiện cung cách phục vụ cho tình yêu, có nghĩa là giúp cho các gia đình làm sống lại chính tình yêu hiến tế của Chúa Kitô dành cho Hội Thánh cũng như cho toàn thể nhân loại.
8. Chúa muốn truyền đạt điều gì cho gia đình Kitô hữu ? Khi gia đình kitô hữu được hòa nhập vào trong mầu nhiệm của Hội Thánh thì không những họ nhận được tình yêu của Chúa Kitô để trở nên một cộng đồng được ơn cứu rỗi, mà Thiên Chúa còn mời gọi họ truyền đạt điều này cho anh chị em của họ bằng chính tình yêu của Đức Kitô và như thế họ sẽ trở nên một cộng đồng đang làn truyền ơn cứu rỗi cho người khác.
9. Gia đình là nơi đào tạo những gì ? Là nơi đào tạo cho con người biết yêu thương nhau, biết sống yêu thương trong nhiều mối tương quan với người khác. Bởi vì gia đình  Kitô hữu không thể khép kín, nhưng mở ra cho cộng đồng, hướng tới cho mọi người có được ý thức về công lý nhờ vào việc mỗi người sẽ quan tâm lo lắng cho người khác, cũng như nhờ bổn phận và trách nhiệm riêng của mỗi gia đình làm lan tỏa đến cộng đồng xã hội.
10. Nguyên do gia đình tan vỡ do đâu ? Hội Thánh tuy thánh thiện nhưng cũng xen lẫn vào đó những con người bất toàn, như lúa và cỏ lùng. Ngày nay xã hội tiến bộ quá nhanh khiến cho mọi người đều yêu thích kiểu sống thực dụng, khiến cho các giá trị luân lý truyền thống bị sụp đổ, kéo theo nhiều gia đình tan vỡ theo, nhiều người kitô hữu cũng bị lây nhiễm và biến chất theo. Gây ra bao gương xấu, làm méo mó gương mặt của giáo hội, làm cho những kẻ yếu đức tin thêm nản lòng.
11. Tại sao anh em phải chiếu sáng ? Quyền năng và tình thương của Chúa Kitô vẫn còn mãi, giúp cho ta có chỗ tựa nương và hy vọng, dẫu rằng nỗ lực sống tốt của một số gia đình kitô hữu chẳng nghĩa lý gì / Không khác nào đem muối bỏ biển, thế nhưng chúng ta luôn có Chúa ở cùng. Đây chính là niềm hy vọng vào ân sủng của Thiên Chúa, để rồi một ngày nào đó niềm tin vào Thiên Chúa sẽ được củng cố và lan rộng. Lúc đó mọi gia đình Kitô hữu sẽ hoà chung một lời chứng và tiếng nói ấy sẽ vang lên, đem lại niềm hy vọng lớn lao cho nhân loại, để rồi mọi người sẽ hiểu rõ bản chất của Hội Thánh. Đúng như lời Thánh Phaolô nói : Giữa một thế hệ ngang trái và tà vạy, anh em phải chiếu sáng như ngọn đuốc giữa thế gian (Pl 2, 15) **R
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:    CN  V /  PHỤC SINH  / C  
 
PHÚC ÂM:  Ga 13, 31-33a. 34-35
"Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau."
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an:
 
31 Khi Giu-đa ra khỏi phòng tiệc ly, Đức Giê-su nói: “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. 32  Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.
33a  Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. 34  Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 35  Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.”
Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:      GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG .
 
1. Cốt lõi của niềm tin Kitô giáo là gì? Chúa Giêsu là giáo chủ của đạo Kitô Giáo. Nếu Chúa Giêsu chết là chết luôn thì cũng chẳng có đạo công giáo, vì thế cốt lõi của niềm tin Kitô giáo chính là: Chúa Kitô đã chết và đã phục sinh.
2. Trong đạo công giáo, giới răn nào là quan trọng nhất? Khởi đầu, Thiên Chúa ban cho ông Moisen tại núi Sinai, là chủ chăn của dân Do Thái / chỉ có 10 giới răn và buộc dân Do Thái phải tuân giữ như một giao ước / lâu dần về sau các lãnh đạo tôn giáo Do Thái đã giải thích, đã thêm bớt thành 613 điều / chia thành 365 Điều cấm và 248 Điều khuyên nên làm. Nhưng đến thời Tân Ước khi Chúa đến để kiện toàn lề luật, Ngài làm cho cách hiểu về lề luật đúng hơn, cho nên Chúa Giêsu mới dạy rằng: chỉ có giới luật yêu thương là quan trọng nhất, đó là : Kính mến Chúa trên hết và yêu thương anh em như chính mình.
3. Chúa Giêsu thể hiện tâm tình người mục tử như thế nào? Không phải chỉ có Chúa Giêsu mới kêu gọi mọi người yêu thương nhau / ở thời Cựu Ước, sách Lêvi và  Đệ Nhị Luật cũng đã kêu gọi mọi người yêu thương nhau rồi. Thế nhưng điều răn Chúa Giêsu ban có vẻ như mới. Bởi vì nó mô phỏng cụ thể tình yêu của Chúa Giêsu cũng như tình yêu của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi Chúa Giêsu. Như vậy khi chúng ta yêu thương nhau, chúng ta cũng trình bày gương mặt của Thiên Chúa cho mọi người hay nói cách khác nếu chúng ta không yêu thương nhau thì chúng ta đã làm méo mó gương mặt của Thiên Chúa, cũng như của Chúa Giêsu.
4. Tình yêu theo nghĩa của Kitô giáo là gì? Bản chất của tình yêu là quảng đại, là sự tự hiến, là sự hy sinh. Chính Chúa Giêsu đã làm rõ nghĩa cho chữ tình yêu khi người cúi xuống rửa chân cho các môn đệ và đã hy sinh chịu chết cho cả loài người. Các Kitô hữu được mời gọi phải nối dài tình yêu của Chúa Kitô cho hết thảy mọi người. Nhờ đó mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy.
5. Cách Chúa Giêsu yêu thương các môn đệ như thế nào? Chúa Giêsu ban tình yêu cho các môn đệ bằng cách ngự vào lòng các ông. Chúa không chỉ ban Lời Chúa để cho các ông tuân giữ, mà Người còn ban chính mình để nuôi sống các ông, cho nên khi Chúa ban tình yêu cho các môn đệ, thì Chúa cũng ban sự hiện diện chính mình Ngài cho các ông, qua bí tích thánh thể, và đây chính là sự hiện diện hữu hình nơi cung lòng các ông.
 
6. Mục đích Chúa ban điều răn cho chúng ta để làm gì? Khi ban điều răn, Chúa không áp đặt, cũng không ép buộc. Chúng ta sẽ sai khi dám nghĩ quẫn như thế. Bởi vì khi ban điều răn là Chúa muốn chỉ cho chúng ta cách tìm ra nguồn sống hạnh phúc tại đây và ngay lúc này. Nếu tất cả mọi người đều sống như thế này thì tình hình thế giới sẽ ra sao? Hẳn các quốc gia sẽ bình yên, các gia đình sẽ đoàn tụ, an vui, hạnh phúc. Mọi người sống hài hòa với nhau. Các Kitô hữu sẽ sống bên nhau rất thân thiện, vui tươi và xã hội sẽ biến đổi hòa hợp .
7. Thập giá của Chúa Kitô nói lên điều gì? Thập giá của Chúa Kitô không phải là dấu hiệu của sự thất bại. Ngược lại, nó đã biểu lộ sự chiến thắng. Thiên Chúa đã chiến thắng tội lỗi và bóng tối do bè lũ Satan cầm đầu, nhưng đối với những người có suy nghĩ một chiều, thì những gì đang xảy ra với Chúa Giêsu lại có vẻ thất bại, nhưng Chúa Giêsu đã chiến thắng và Thiên Chúa đã được tôn vinh.
8. Tại sao Chúa Giêsu phải  chỉ dẫn họ trước lúc ra đi? Trong sự kiện Chúa Giêsu chịu tử nạn, hình ảnh Thiên Chúa luôn được đặt tại vị trí trung tâm. Chúa Giêsu là nhân vật chính. Cho nên tất cả những gì đã xảy ra cho Chúa Giêsu đã là một mạc khải quan trọng và trọn vẹn về tình yêu của Thiên Chúa dành cho con cái loài người. Dù biết vậy nhưng những sự việc xảy đến cho Chúa Giêsu vẫn cứ là nguyên nhân gây đau khổ, thất vọng, đã phá vỡ mọi niềm hy vọng nơi các tông đồ. Và Chúa Giêsu sẽ bị tách ra khỏi họ. Cho nên lời chỉ dẫn của Chúa trước lúc ra đi là họ phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương họ. Vì thế tình yêu thương giữa họ sẽ là dấu chứng cho thấy họ là môn đệ của Chúa Kyto .
9. Lời trăn trối của Chúa có quan trọng không? Các  bậc vĩ nhân trước khi chết, không bao giờ các Ngài trăn trối những chuyện nhỏ nhặt, vô bổ / thông thường lời trăn trối luôn luôn bao gồm toàn bộ giáo huấn của cả cuộc đời của vĩ nhân đó. Cho nên lời cuối của Chúa Giêsu cũng là những lời trọng tâm. Chúa muốn nói rằng: Cái chết của Chúa muốn nói lên sự yêu thương của Thiên Chúa đối với loài người sẽ lớn lao vĩ đại như thế nào. Cho nên bổn phận của chúng ta là phải sống sao để có thể phản ánh đúng tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho chúng ta bằng việc chúng ta sống yêu thương nhau. Nhờ tình yêu thương đó mà mọi người sẽ nhận ra tình yêu thương ở nơi Thiên Chúa.
10. Lý do nào thế giới vẫn cứ có chiến tranh, bất hòa? Không ai muốn nghe, muốn hiểu và muốn giữ luật Chúa tận căn, nên các nước vẫn cứ chia rẽ, oán thù nhau. Chúa muốn mọi người có dấu để phân biệt / Cứ dấu này người ta sẽ nhận ra anh em là môn đệ của Thầy là: anh em hãy yêu thương nhau. Bởi con người chỉ thích giả dối, khoe khoang cho nên thay vì thánh giá là nguồn ơn cứu rỗi thì nhiều người lại đeo nó như một món đồ trang sức, nhiều người vẫn đi lễ, đọc kinh, giảng dạy, khuyên bảo người khác. Nhưng chính họ vẫn sống thiếu bác ái, họ chỉ sống đạo bằng vẻ bề ngoài. Nhưng bên trong các cộng đoàn Kyto giáo vẫn còn chia rẽ, vùng miền, tranh giành quyền lợi / Biết bao giờ nhân loại mới đối xử thật tình như anh em ruột thịt với nhau ?
 
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con biết yêu thương và phục vụ lẫn nhau, như Chúa đã yêu thương phục vụ chúng con. Xin cho con dám quỳ xuống phục vụ mọi người như Chúa , Amen.  **R
 
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA /  KINH THÁNH EMMAUS
 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 715
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  11
 Hôm nay:  4514
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11430779
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top