Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 052

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 052

 ĐỀ TÀI :   PHẢI SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN. 

          Thứ sáu , ngày 09 / August / 2019

 I. GIÁO LÝ HÔN NHÂN:
 
ĐỀ TÀI:  CẦU NGUYỆN TRONG GIA ĐÌNH ( Phần II).
 
1. Gia đình Ki-tô giáo là trường học dạy điều gì đầu tiên? Là trường học dạy cầu nguyện vì gia đình là Hội Thánh thu nhỏ, là nơi cha mẹ dạy cho con cái cầu nguyện. Nhất là các em nhỏ, là môi trường gieo ký ức sống động của hội thánh. Ở đây luôn được Chúa Thánh Thần nâng đỡ.
2. Cầu nguyện mang lại lợi ích nào? Là thực phẩm nuôi dưỡng đời sống nội tâm, dịp cầu nguyện trong một ngày là: Kinh tối, kinh sáng, trước và sau các bữa ăn. Trong gia đình, tùy hoàn cảnh, đọc kinh chung hay riêng. Nhưng đọc kinh chung vẫn tốt hơn.
3. Lợi ích từ buổi đọc kinh chung là gì? Là những giờ phút ngồi bên nhau và cùng nhau đối diện trước mặt Chúa, là giờ học chân lý, là giờ khám phá ra những điều kỳ diệu, là một buổi khám chữa bệnh và nhận thuốc thần tiên. Nội dung đọc kinh chung thể hiện cuộc sống độc đáo trong gia đình. Đây là lúc Thiên Chúa mời gọi và chúng ta đáp trả như là một buổi hầu chuyện cùng Thiên Chúa. Đây cũng là lúc thể hiện lòng hiếu thảo, chia vui sẻ buồn với Chúa và với nhau như là: Những chuyện vui buồn hy vọng, sầu khổ, ngày sinh, ngày cưới, người sắp ra đi, người vừa trở về, ngày mất người thân yêu./ Tất cả đều là những món quà mà Thiên Chúa ưu ái gởi đến. Các buổi kinh chung là dịp nhắc nhở chúng ta tỏ lòng tạ ơn Thiên Chúa.
4. Điều gì thể hiện sự hiệp nhất? Cùng đọc kinh chung, cùng thể hiện sự hiệp nhất và yêu thương nhau trong Chúa, thì tình yêu gia đình càng bền chặt. Điều này đã được Chúa Giê-su chúc phúc như sau: Thầy bảo thật anh em, nếu ở dưới đất có hai người họp lại cầu xin sự gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho họ. Vì ở đâu có 2-3 người hợp lại nhân dân Thầy, thì có Thầy ở đó, giữa họ (Mt 18,19-20).
5. Đức Gioan Phaolo II đã dạy gì về việc cầu nguyện chung? Gia đình nào cùng nhau cầu nguyện là gia đình đó cùng nhau sống. Bởi khi họ cùng hướng mắt nhìn lên Chúa Giê-su thì đồng thời họ cũng sẽ âu yếm nhìn vào mắt Chúa, bởi vì Chúa Giê-su là Thiên Chúa của tình yêu. Cho nên họ sẽ có khả năng thông cảm nhau, khả năng tha thứ cho nhau, khả năng nhớ lại giao ước yêu thương và khả năng thực thi giao ước với nhau trong ơn trợ giúp của Thần Linh Thiên Chúa.
6. Lợi ích mà giờ kinh chung mang lại là gì? Là cơ hội để mọi người xin ơn thánh hóa mọi công việc hàng ngày: Xin ơn thành công trong công việc, tạ ơn Chúa vì những hồng ân đã lãnh nhận. Dâng niềm vui nỗi buồn cho Chúa. Xin ơn nâng đỡ, xin Chúa chúc lành, xin ơn vun xới tình cảm trong gia đình, xin ơn tha thứ cho người đã khuất, cầu bình an cho người vắng mặt, người đi xa. Cầu xin những nhu cầu, xin lỗi và bỏ lỗi cho nhau, tha thứ, cảm thông và giúp đỡ nhau. Xin Chúa ban ơn hoàn thiện đời sống Kitô hữu. Xin ơn dạy dỗ giáo dục con cái về mặt đức tin, xin ơn làm gương sáng cho con cái.
7. Điều đáng lo ngại hôm nay là gì? Truyền thống đọc kinh tối sáng của người Việt Nam từ xưa tới nay là rất tốt. Tuy nhiên truyền thống này dễ bị mai một là do nếp sống thực dụng quy về vật chất hôm nay, muốn duy trì truyền thống tốt đẹp này thì trong gia đình, cha mẹ cần thu xếp giờ kinh nào cho thuận tiện. Nhất là những lúc người trẻ đang tỉnh táo. Nếu không được thì cha mẹ cần giúp cho các bé cầu nguyện trước, trong các buổi đọc kinh, cần nhất là bầu khí trang nghiêm, trang trọng ấm cúng, để chúng ta thật sự đang gặp gỡ và trò chuyện cùng Thiên Chúa.
 
8. Bàn thờ trong gia đình phải như thế nào? Mỗi gia đình cần có một bàn thờ nhỏ giúp các thành viên nhớ tới sự hiện diện của Thiên Chúa trong gia đình. Bàn thờ sáng sủa trình bày đủ để diễn tả đức tin, đừng quá rườm rà, không để quá nhiều ảnh tượng trên bàn thờ, bàn thờ cần có 1 thánh giá, tượng Chúa, ảnh Mẹ, một cuốn kinh thánh, một câu lời Chúa, có chỗ để chưng bông hoa, không để hình ảnh những người quá cố, nên để một chỗ riêng bên cạnh, thấp hơn bàn thờ Chúa. Bàn thờ phải vừa tầm nhìn, đừng để bàn thờ quá cao, chỉ làm cho có vì đọc kinh mà phải ngó lâu lên cao thì không được, rốt cuộc ta không nhìn Chúa mà chỉ là nhìn đâu đâu, không thể sốt sắng được.
9. Tại sao ta cũng nên cầu nguyện riêng? Cầu nguyện chung rất cần, mà cầu nguyện riêng lại càng cần hơn, cầu nguyện như là hơi thở, ai không thở thì không sống, ai không cầu nguyện thì không thể lãnh nhận ơn cứu rỗi. Mỗi người chúng ta phải gặp gỡ Chúa thường xuyên, vì khi yêu ai, ta rất muốn gặp, khi ghét ai thì ta tránh mặt. Khi lơ là lạnh nhạt với ai thì ta không thèm nói chuyện. Đó là sự thường tình, cầu nguyện chung và riêng cần đi đôi với nhau vì Chúa luôn chờ đợi mỗi người, sao ta có thể nói chuyện với người quen, với anh hàng xóm cả ngày, mà Chúa trong nhà thì ta lại không muốn để ý tới, hay là trong lòng ta không có Chúa, hay không có chỗ nào cho Chúa, hay vì ta không muốn biết ơn Chúa. Vậy nên cha mẹ cần dạy cho con cái cách cầu nguyện.
10. Bắt đầu một ngày, ta nên làm gì trước? Vừa thức dậy là ta phải nhớ tới Chúa trước, ta nên dâng ngày cho Chúa, cảm ơn Chúa vì vừa trải qua một đêm bình an, có khối người đi ngủ nhưng sáng mai không hề thức dậy, có người hôm nay còn nhưng sáng mai đã mất. Ta phải luôn nhớ rằng Chúa lúc nào cũng đang nhìn ta, dù ta đang làm gì thì Chúa cũng nhìn ta bằng cặp mắt yêu thương. Ta hãy xin Thánh Thần dạy ta, nhắc ta luôn nhớ Chúa, có những câu ta cần lập đi lập lại nhiều lần trong ngày. Khi lên giường, ta hãy nhớ lại những ơn Chúa ban trong ngày để mà cảm ơn, và xin một giấc ngủ bình an.
11. Khi ở nhà thờ, ta nên cầu nguyện thế nào? Khi ở nhà thờ, ta hãy luôn ngắm nhìn lên nhà tạm, nơi có Thánh Thể Chúa, ta hãy mời Chúa ngự vào lòng ta, ta thờ lạy và cảm tạ, đồng thời ta cũng cầu xin nhiều ơn khác, ta phải ngồi ngay ngắn tập trung, ta xin ơn Thánh Thần dẫn dắt, dạy ta biết đối thoại với Ngài. Hãy giũ bỏ mọi âu lo trong công việc, vì chỉ có ta với Chúa, ta hãy thành tâm đối thoại với Ngài, ta phải hết sức nghiêm túc và kiên nhẫn, dần dần Chúa sẽ dẫn dắt ta cầu nguyện sâu xa.
12. Nội dung các buổi đọc kinh chung là gì ? Các buổi đọc kinh chung phải có các yếu tố sau đây: Lời Chúa, lời ca, lời suy niệm, lời kinh, lời cầu nguyện và suy gẫm, lời Chúa quan trọng ngang bằng với Thánh Thể Chúa, là chuẩn mực để hướng dẫn đời sống đạo của chúng ta, là phương tiện mà Chúa muốn giúp ta biến đổi. Bởi vậy trong giờ kinh tối thì lời Chúa là quan trọng nhất, chúng ta nên đọc kinh theo chương trình, đừng đọc cách ngẫu hứng. Sự thinh lặng xét mình để lời Chúa thấm vào linh hồn ta. Nhờ đó ta có thể hiểu và nói lên lời cầu nguyện tự phát để ca tụng, ngợi khen và cảm tạ Chúa, đồng thời để ta bày tỏ tâm tình thống hối, mến yêu hay cầu xin ơn cho mình, ơn cho người khác và xin cho nhu cầu của hội thánh, cho loài người.
13. Những kinh nào là kinh nền tảng? Nhất thiết ta phải đọc những kinh làm nền tảng như: Kinh Truyền Tin, kinh Chúa Thánh Thần, Tin Cậy Mến, Ăn Năn Tội. Lạy Cha, Kính Mừng, Sánh Danh, Lạy Nữ Vương, Cảm Ơn, Trông Cậy, Kinh Vực Sâu, Đọc phải có chương trình, đừng đọc theo cách ngẫu hứng, vừa đọc, vừa chọn là sai. Mỗi giờ kinh nên có một chục kinh mân côi chung, thỉnh thoảng ta nên đọc trọn 50 kinh. Lúc này nên bỏ bớt một số kinh khác, phần lời Chúa nên đọc theo Lời Chúa 365 ngày.
14. Điều cần nhớ khi đọc kinh chung là gì? Ta cần nhớ là Chúa luôn hiện diện trước mặt ta, trên bàn thờ, trong sách thánh, Chúa đang nhìn ta, ta ở đó để nghe Chúa phán dạy và nghe người khác nói về Chúa, nghe giáo hội ca tụng Ngài. Khi đọc kinh, ta nên ăn mặc nghiêm chỉnh, thu dọn đồ đạc cho gọn gàng, trên bàn thờ sao cho đẹp đẽ, ngăn nắp và trang nghiêm.
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN XIX  TN / C  
PHÚC ÂM:  Lc 12, 32-48
 
Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng.
 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
32 Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : "Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em.
33 "Hãy bán tài sản của mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền không hề cũ rách, một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục phá. 34 Vì kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em ở đó.
35 "Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. 36 Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. 37 Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ. 38 Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ. 39 Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu. 40 Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến."
41 Bấy giờ ông Phê-rô hỏi: "Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người? " 42 Chúa đáp: "Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc? 43 Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta. 44 Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình. 45 Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: "Chủ ta còn lâu mới về", và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, 46 chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín. 47 "Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. 48 Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.
  Đó là lời Chúa.
 
 
ĐỀ TÀI:      PHẢI SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN. 
 
1. Đầu tiên Chúa Giêsu muốn nói gì với các môn đệ? Đoàn chiên bé nhỏ, hạt cải nước trời. Đây là những cách nói tượng hình để các môn đệ dễ hiểu hơn về thân phận của mình giữa một thế giới mênh mông. Chúa muốn trấn an để họ đừng sợ, vì dù họ chỉ là một nhóm người nhỏ bé, nhưng một khi họ đã kết hiệp mật thiết với Chúa, thì họ sẽ có một sức mạnh vô biên từ Ngài.
2. Làm sao để chúng ta sử dụng tiền của cho đúng? Đối với của cải vật chất, Chúa bảo hãy bán tài sản của mình có và cho đi như của bố thí, chỉ bằng cách đó các ông mới có thể sắm cho mình những túi tiền không hề cũ rách, không bị mối mọt. Đây chính là thứ kho tàng vĩnh cửu ở trên trời.
3. Đọc lại đoạn văn trên đây, ta nhớ lại điều gì? Ta nhớ lại chuyện ông phú hộ, ông này phạm hai sai lầm: Thứ nhất ông không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, ông đã không lo làm giàu cho linh hồn ông. Vì quá lơ đễnh nên ông đã quên mất rằng: Cái chết sẽ bắt được ông một cách hết sức thình lình. Sai lầm thứ hai: Ông không chịu chia sẻ của cải cho những người kém may mắn đang ở bên cạnh ông.
4. Muốn tránh cái chết đến bất chợt, chúng ta nên làm gì? Chúa đưa ra 3 câu chuyện: 
 
1) Hãy thắt lưng, thắp đèn cho sẵn, chủ về gõ cửa là phải ra mở ngay. 
2) Chủ về thình lình mà thấy tôi tớ vẫn tỉnh thức, thì ông sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn và phục vụ cho từng người. 
3) Ông chủ về thật trễ thì thật là phúc. Vậy ta hãy sẵn sàng vì lúc ta không ngờ thì Chúa sẽ đến.
 
5. Vì sao ta không nên lơ là, say ngủ? Thiên Chúa luôn ẩn mình, Ngài luôn xem ra vắng mặt, Ngài vô hình, lại có vẻ xa vời và yếu đuối. Thật ra đây là một thử thách thật đáng sợ cho người Kitô hữu chúng ta. Chính vì ỷ y, thiếu cảnh giác nên chúng ta sống lơ là, buông thả, vô trách nhiệm. Thiên Chúa không phải là mối nguy đang rình rập họ, nhưng sự thật là Chúa vẫn có ở đó, Người biết hết và Người sẽ thưởng phạt phân minh.
6. Trong các dụ ngôn nầy, Chúa muốn nhấn mạnh ở điểm nào? Yếu tố chung của các dụ ngôn là sự vắng mặt của ông chủ. Chúa muốn dạy cho chúng ta biết phải làm gì khi ông chủ đi vắng. Bổn phận của họ là phải tỉnh thức, sẵn sàng..
 
7. Nguyên tắc làm hay nghỉ, làm sao ta phân biệt? Ai tháo dây lưng và cởi áo khoác là ngưng làm việc để đi nghỉ, còn ai mặc áo, thắt dây lưng thì sẵn sàng làm việc cũng như sẵn sàng lên đường. Với ngọn đèn đang cháy sáng là người ta sẵn sàng làm những việc tốt nhất vào ban đêm. Như vậy là ta đang yêu cầu là phải sẵn sàng mọi lúc. Chúa đến như kẻ trộm để lưu ý rằng Chúa sẽ đến bất ngờ, cũng có nghĩa là ta phải sẵn sàng để tính sổ.
8. Ý Chúa muốn dạy ta như thế nào? Các dụ ngôn cho thấy có mối tương quan giữa ông chủ đi vắng và những người có mặt ở nhà. Tuy họ vẫn có sự tự do, nhưng họ phải điều chỉnh cách sống và cách cư xử theo ý của ông chủ. Ông chủ không muốn mối quan hệ giữa ông chủ với họ bị buông lỏng. Cho nên ông đòi họ phải luôn sẵn sàng, tức là chúng ta phải luôn sống quy hướng về Chúa, cho dù có xa mặt chứ không được cách lòng.
9. Vì sao chúng ta lại thấy một phản ứng lạ lùng, ở chỗ nào? Khi ông chủ về, thấy các tôi tớ sống tốt, luôn tỉnh thức, ông sẽ rất cảm kích, ông sẽ thế họ bằng cách đảm nhiệm bổn phận tôi tớ để phục vụ họ như là những ông chủ.
10. Các môn đệ nên hiểu như thế nào? Chúa muốn các môn đệ hiểu rằng: Chúa đánh giá cao cách sống của họ. Ông chủ thật sự vui mừng khi diễn tả lòng biết ơn đối với họ. Dĩ nhiên ông vẫn là ông chủ, nhưng việc ông phục vụ họ như vậy mới là đáng kể. Nhưng vinh dự mà ông ban cho họ mới thật sự lớn lao.
11. Khi hành xử như vậy, ông chủ muốn giải thích điều gì? Ở đây chúng ta thấy rằng: Mối liên kết giữa ông chủ với các tôi tớ thật là bền vững theo cách rất thân tình. Ông biết cách đánh giá và cách tôn trọng người khác. Qua việc này các tôi tớ sẽ luôn mang hình ảnh ông chủ ở trong tim mình, vì họ luôn để ý muốn của ông chủ hướng dẫn mình và họ cũng tin chắc rằng: ông chủ cũng luôn dùng trái tim của ông cho họ.
12. Điều sâu xa trong ý muốn của ông chủ là gì? Ông muốn các tôi tớ đều phải luôn tỉnh thức khi ông trở về, riêng những tôi tớ đã được giao những nhiệm vụ đặc biệt như là điều hành, lãnh đạo các tôi tớ khác. Cho nên nó cũng có nguy cơ vì họ có trách nhiệm đặc biệt, vì sao? Vì họ chỉ là những người quản lý chứ không phải là những người lãnh đạo theo đúng ý nghĩa. Họ phải trung thành trong việc chu toàn các nhiệm vụ mà ông chủ đã bố trí. Họ phải tỏ ra bén nhạy, họ còn phải coi sóc và phục vụ các tôi tớ khác. Họ không được tìm cách trốn tránh nhiệm vụ hay tỏ ra gian dối trong thời gian ông chủ vắng mặt, nghĩa là họ không được lạm dụng địa vị hiện có để cư xử độc tài với các bạn làm của mình. Nếu họ sai, sẽ bị ông chủ trừng phạt. Nếu họ làm đúng, sẽ được ông chủ tín nhiệm và biết ơn.
13. Vậy thật sự Chúa muốn gì ở chúng ta? Chúa luôn muốn ban sự sống vĩnh cửu cho chúng ta với điều kiện ta phải biết cách sống theo chiều hướng đó. Vì thế Chúa muốn chúng ta phải biết sử dụng của cải vừa phải biết điều hành cuộc sống của chúng ta đúng theo chiều hướng đó. Chúa Giêsu chính là Đấng chỉ cách cho chúng ta, cũng là Đấng giúp chúng ta thi hành, rồi sau này Chúa Giêsu sẽ thay mặt Thiên Chúa để kiểm chứng đời sống đạo của chúng ta. Vì thế bổn phận của chúng ta là phải liên kết, phải trung thành với nhiệm vụ mà Chúa đã trao phó cho ta. Chúa không ban cho chúng ta những mệnh lệnh độc đoán, nhưng là Chúa muốn chúng ta phải có thái độ sống dứt khoát, là phải sống, phải làm, phải chuẩn bị đón Chúa đến và sống với Người. Như vậy là ta đã đi vào sự hiệp thông trọn vẹn với Người.
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 587
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  24
 Hôm nay:  3372
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11429637
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top