Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN 28 TN C / LÒNG BIẾT ƠN / Giuse Luca

CHÚA NHẬT  28   TN C 

ĐỀ TÀI: ĐỨC TIN VÀ LÒNG BIẾT ƠN

 

Tung hô Tin Mừng:     x. 1 Tx 5, 18

Haleluia. Haleluia. Anh em hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh, đó chính là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giê-su. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Lc 17, 11-19

Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Lu-ca.

11 Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê. 12 Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa 13 và kêu lớn tiếng: "Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi!" 14 Thấy vậy, Đức Giê-su bảo họ: "Hãy đi trình diện với các tư tế." Đang khi đi thì họ được sạch. 15 Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. 16 Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giê-su mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri. 17 Đức Giê-su mới nói: "Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu?18 Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này? ". 19 Rồi Người nói với anh ta: "Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh."

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/Đại ý bài Phúc Âm hôm nay là gì ?

2/Bệnh phong cùi là bệnh như thế nào ?

3/Quan niệm của Chúa Giêsu về căn bệnh này như thế nào ?

4/Tâm tình của 10 bệnh nhân phong như thế nào ?

5/Chúa Giêsu đã làm gì khi nghe họ van xin ?

6/Vì sao 10 người phong được lành sạch ?

7/Tại sao chỉ có một người quay lại ?

8/Kết quả từ 2 loại người này khác nhau như thế nào ?

9/Câu chuyện về cái túi của 2 vị thiên thần.

10/Tại sao loài người không biết tạ ơn ?

11/Chúng ta phải tạ ơn Chúa bằng cách nào ?

12/Biết ơn là gì ?

13/Nền giáo dục thời xưa dạy gì ?

14/Con vật nào tượng trưng cho sự biết ơn?

15/Thế nào là con người vô ơn ?

16/Do đâu con người biết tới tiếng cảm ơn ?

17/Hậu quả của sự vô ơn là gì ?

18/Cảm nghĩ của Chúa Giêsu như thế nào ?

19/Định nghĩa cụ thể của con người là gì ?

20/Ai đã từng là ân nhân của tôi ?

21/Tâm tình của người Samari như thế nào?

22/Lý do gì 9 người kia không quay trở lại ?

23/Chín người kia được gì, mất gì ?

 

=>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: TẠI SAO PHẢI BIẾT ƠN?

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

1/Biết ơn là gì ? Là nhận ra lòng tốt của người khác / là nhận ra sự cần thiết đối với những gì  người khác đã làm cho mình / Là nhận ra tình yêu thương, sự quan tâm, sự hiểu biết, sự cảm thông , chia sẻ, giúp đỡ của tha nhân / là chứng tỏ mình đã trải qua một quá trình đào tạo, giáo dục để nhận ra những điều tốt và luôn sống đúng với tư cách của một con người chịu ơn.

2/Nền giáo dục thời xưa dạy gì? Dạy chúng ta lòng tôn sư, trọng đạo, kính trên nhường dưới, lễ độ, hòa nhã, biết ơn và luôn sống theo đạo làm người của một chính nhân quân tử/ Nhận ra điều đúng để làm, điều sai để tránh, và nhất là không được vô ơn.

3/Con vật nào tượng trưng cho sự biết ơn? Là con chó trung thành / biểu tượng của sự biết ơn / cho dù chỉ là cục xương khó gặm, chó cũng tỏ vẻ biết ơn / cho dù khi nó có lỗi, bị chủ đánh mắng, nhưng sau đó khi gặp lại chủ, nó vẫn tỏ lòng mừng rỡ, quý mến, biết ơn / không bao giờ tỏ ra thù oán với kẻ đã nuôi mình / Những khi thất lạc, xa cách lâu năm, nhưng khi gặp lại chủ, nó vẫn nhớ, vẫn mừng!

4/Cách xử sự của con người đối với đồng loại ra sao? Con người cho chuyện vô ơn là bình thường / kẻ ngửa mặt chửi rủa trời đất /kẻ phản bội quê hương / kẻ giết cha mắng mẹ / kẻ vô ơn bạc nghĩa với thầy cô / kẻ sẵn sàng dứt bỏ tình nghĩa vợ chồng sau những năm dài chung sống / Anh em bạn bè thân thiết, nhưng khi có một chút lợi nhỏ, một xích mích cỏn con, là họ sẵn sàng ra tay sát hại nhau / xem ra có một bộ phận con người đối xử với nhau rất tệ hại, thua xa loài cầm thú!

5/Tiếng cảm ơn có phải là món hàng xa xỉ không? Ở xã hội hiện tại, tiếng cảm ơn xem ra quá quý hiếm đối với một số người / Nền giáo dục của các nước tiên tiến dạy người dân nước họ tôn trọng, lịch sự với nhau, nên tiếng cảm ơn luôn hiện diện ở đầu môi của họ / Còn các nước chậm phát triển thì nên giáo dục không phù hợp nên họ dạy các em bé cộng trừ, làm toán trên số xác chết của kẻ địch, của máy bay, của tàu bò / Hậu quả là khi các em lớn lên, chẳng biết cảm ơn, chẳng biết lễ phép lịch sự là gì / cho nên chỉ cần một chút xíu va quẹt ngoài đường thì chúng đối xử với nhau bằng dao găm, mã tấu ngay!

6/Thực trạng đáng buồn là gì? Nếu thực tế hai tiếng cảm ơn đã trở thành quý hiếm trên môi miệng người dân, thì đây rõ ràng là một báo động đáng lo ngại / Đây cũng là dấu hiệu của sự khô cạn tình người trong xã hội chúng ta.

7/Hậu quả của việc vô ơn là gì? Khi ơn nghĩa đã bị chối bỏ, thì tình liên đới giữa những người sống với nhau sẽ trở thành mong manh / Khi tình người bị chối bỏ thì niềm tin tôn giáo cũng chỉ là chuyện thừa thãi, những râu ria mà thôi!  Thật đáng buồn !!!

8/Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta điều gì? Kêu mời chúng ta đào sâu ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống con người / Trong số mười người phung hủi được chữa lành, thì chỉ có một người quay lại ngợi khen Thiên Chúa và đến sấp mình dưới chân Chúa mà tạ ơn Ngài.

9/Cảm nghĩ của Chúa Giêsu như thế nào? Chúa Giêsu đã quá chua xót trước sự vô ơn của con người khi Ngài thốt lên cách kinh ngạc: “Chớ thì không phải cả mười người đều được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu sao không thấy ai trở lại để tôn vinh Thiên Chúa mà chỉ có người ngoại bang này thôi?”.

10/Điều gì khiến Chúa Giêsu ngạc nhiên hơn hết? Một phần mười là tỷ lệ quá thấp / một phần mười này lại là thành phần ngoại giáo / mặc dù anh ta là người ngoại giáo theo nghĩa tôn giáo, nhưng anh lại có đạo theo nghĩa đạo làm người / Mà đạo làm người cũng là thể hiện sát  với đạo Chúa / cho nên người ngoại giáo Samari này, dưới cái nhìn đánh giá của Chúa Giêsu, thì anh ta phải là người có đạo hơn hẳn chín người Do Thái kia / Bởi vì anh này đã biểu lộ nhân đức cao quý nhất của con người là: “lòng biết ơn”.

11/Con người cụ thể mang ý nghĩa gì? Con người là một động vật xã hội / đương nhiên con người không thể sống mà không cần đến người khác / Khi ai đó biết nói lên hai tiếng cảm ơn, là nói lên ý nghĩa thâm sâu tình liên đới giữa người với người / Tôi không thể là tôi nếu không có người khác giúp đỡ / tôi luôn cần có người khác để sống hoàn thiện, để sống hạnh phúc.

12/Ai là người đã giúp đỡ tôi? Từ cha mẹ, tới những người thân trong gia đình, những bà con thân thích, đến bạn bè trang lứa, đến những kẻ thù của tôi,… Tất cả mọi người đó đều đã đóng góp cho sự trưởng thành của tôi / Không ai nghèo đến độ không có gì để trao tặng cho tôi / “Cuộc đời là một chuỗi những sự lãnh nhận” từ sự sống, hạnh phúc, đến thành đạt / không có thứ gì chúng ta đang có mà lại không lãnh nhận từ người khác / Do đó, lòng biết ơn là một đòi hỏi bức thiết nhất của trái tim con người / Vì thế không có tiếng rủa sả nào nặng nề thậm tệ bằng 3 tiếng: “Đồ vô ơn!” / hơn nữa, lòng biết ơn là con đường dẫn đưa chúng ta đến với Thiên Chúa / Vì Ngài là nguồn cội của mọi ơn ban / Đã là con Chúa thì phải biết cảm ơn!  **R

 

Bài 2: THÁI ĐỘ CẦN CÓ CỦA KẺ CHỊU ƠN

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

13/Người Samari được chữa lành đã thể hiện tâm tình như thế nào? Anh đã trở lại để ngợi khen Thiên Chúa và sấp mình dưới chân Chúa Giêsu mà tạ ơn Ngài / Như vậy, lòng biết ơn là con đường dẫn anh đến gặp gỡ Thiên Chúa / Điều kiện để gặp gỡ Thiên Chúa là sống cho ra con người, một con người có tình nghĩa / những kẻ không muốn tin Chúa, muốn loại trừ Thiên Chúa thì cũng chỉ là những kẻ vô ơn / Một khi đã chối bỏ Thiên Chúa thì họ cũng sẽ chối bỏ anh em mình cách dễ dàng.

14/Chúa Giêsu đang đi đâu? Chúa đang lên Yerusalem để chịu khổ hình và hoàn tất ơn cứu độ / Trên đường đi, Chúa đi ngang qua Samaria nên đã gặp và chữa các bệnh nhân phong/ Chúa cho chúng ta thấy ơn cứu độ có bốn đặc điểm.

15/Đặc điểm thứ nhất: Ơn cứu độ phổ quát: Chúa muốn cứu hết mọi người, không trừ ai, nên Chúa đi ngang qua Samari là vùng đất cấm kỵ của người Do Thái / Đây là vùng đất ngoại đạo, vùng đất ô uế / Vùng đất mà Do Thái và Samari không giao tiếp với nhau / Chúa đã vượt qua ranh giới cấm kỵ đó / Hạng phong cùi bị xã hội loại bỏ / Đây là tầng lớp cuối cùng của xã hội / Chúa muốn đem ơn cứu độ đến cho tầng lớp cuối cùng, bị xã hội khinh miệt, hất hủi, lãng quên / Bởi vì trước mặt Chúa, mọi người đều bình đẳng.

16/Đặc điểm thứ hai: Ơn cứu độ được cho biếu không: Không có ai dám nghĩ đến việc mời Thiên Chúa xuống trần gian / không ai có công trạng gì khiến cho Chúa phải xuống trần gian để đền đáp / Chúa xuống hoàn toàn do tự nguyện và lòng yêu thương / Chúa Giêsu bất ngờ đến vùng đất Samari và những người phong cùi cũng không bao giờ dám mơ tưởng tới / Họ là hạng người bị lên án, bị loại trừ / Ngay việc họ muốn gặp một người dân thường cũng không được phép, huống chi là được gặp Chúa / Nhưng Chúa đã đến gặp họ, ban ơn cứu chữa họ, là hoàn toàn tự nguyện và nhưng không / Họ chẳng có công cũng chẳng có quyền đòi / Họ chỉ có nỗi đau tột cùng và chính vì nỗi đau này mà Chúa đã xót thương họ.

17/Đặc điểm thứ ba: Đón nhận ơn cứu độ phải có niềm tin: Ơn cứu độ được ban rộng rãi và vô điều kiện, nhưng muốn đón nhận phải có niềm tin / Những người phong cùi hôm nay đã bày tỏ niềm tin qua hai thái độ: a) đồng thanh lớn tiếng kêu cầu danh Đức Giêsu / Danh Giêsu có nghĩa là “Thiên Chúa cứu” / Từ nỗi đau tột cùng, những người phong cùi đã kêu van bằng cả một tấm lòng tha thiết và với một niềm tin vững chắc rằng: chỉ có Chúa mới có thể cứu họ / b) Thái độ thứ hai là đi trình diện tư tế, Chúa không chữa ngay, nhưng bảo họ đi trình diện thầy tư tế / dù chưa được khỏi nhưng họ vẫn tin và lên đường / đang đi trên đường thì họ được khỏi => như vậy đức tin đã cứu chữa họ.

18/Đặc điểm thứ tư: Đón nhận ơn cứu độ với niềm vui: Niềm vui là mối tương giao tốt giữa con người và Thiên Chúa / cốt lõi của việc ban ơn cứu độ là thiết lập mối tương giao, làm cho con người trở nên con cái Thiên Chúa / đồng hưởng hạnh phúc với Chúa / Đó là cội rễ của niềm vui, niềm hạnh phúc.

19/Hậu quả của việc không trở lại của chín người kia là gì? Họ chỉ có niềm vui là được khỏi bệnh, nhưng không có niềm vui trong mối tương giao với Thiên Chúa / Họ có đức tin cầu xin nhưng không có đức tin gặp gỡ Thiên Chúa / Niềm vui được khỏi bệnh rồi cũng sẽ nhạt phai / chỉ có một người trở lại vì mối tương giao / Anh đã nhận biết nguồn gốc niềm vui của mình / Anh đã biết được nguồn gốc hiện hữu của mình / anh đã tìm thấy cội nguồn ý nghĩa của đời mình / Niềm vui của anh sẽ còn mãi / vì thế anh sẽ dùng đời mình để tạ ơn không ngừng.

20/Trước hết Chúa Giêsu đã làm gì với mười người phung hủi? Bọn họ mong gặp được Chúa, họ chỉ dám đứng xa xa, nài xin Ngài dũ lòng thương xót, Chúa Giêsu không chiều họ ngay, Ngài muốn thử thách lòng tin của họ / bảo họ phải đi trình diện tư tế, như thể là họ đã được khỏi bệnh rồi / họ đã vâng phục và lên đường ngay / Chính trong lúc đi, họ đã được khỏi bệnh.

21/Lý do gì anh cùi người Samari đã quay trở lại? Khi bọn họ được khỏi bệnh, niềm vui bất ngờ ùa vào lòng mọi người / cả nhóm vui mừng quá nên vẫn tiếp tục cuộc hành trình / chỉ trừ một người bệnh phong người Samari là quay trở lại / do lòng anh biết ơn Chúa Giêsu khiến anh quay lại / sấp mình xuống và tạ ơn.

22/Chín người kia được gì, mất gì? Chín người kia đã đi trình diện các tư tế như lời Chúa Giêsu dạy, nhưng họ đã quên Đấng mới vừa ban ơn cho họ / niềm vui của họ chỉ dừng lại ở món quà tặng / nhưng lòng của họ không hề nghĩ đến người tặng quà / họ đã có niềm tin nên được khỏi bệnh / nhưng họ lại thiếu lòng biết ơn cần thiết / Lòng biết ơn sẽ khiến cho niềm tin trở nên sâu xa hơn // vì họ đã gặp lại chính Đấng đã ban ơn cho họ.  **R

 

Bài 3: TÂM TÌNH TẠ ƠN

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống Tin Mừng :

23/Tại sao Chúa Giêsu chữa cho mười người bệnh phong? Đức Giêsu không làm phép lạ chỉ để được biết ơn / Ngài mong những người kia sau khi được khỏi bệnh quay lại để Ngài được gặp họ / Ngài muốn trao cho họ chính con người của Ngài / Bởi vì điều này còn quý hơn cả ơn được khỏi bệnh / Ơn được lành bệnh chỉ là một nhịp cầu để chúng ta gặp gỡ Đấng ban ơn, nhờ đó chúng ta được lớn lên trong niềm tin cậy mến!

24/Tôi thuộc về hạng người nào? Tôi thường thuộc vào nhóm chín người kia, bởi vì tôi đã quá quen với những ơn Chúa ban, đến độ tôi thấy đó là chuyện quá bình thường / cho nên tôi thấy không cần phải tỏ lòng biết ơn.

25/Chúng ta cần phải làm gì? Sự biết ơn phải là một tâm tình chủ yếu chi phối cuộc sống và lời cầu nguyện của chúng ta / Bởi vì sao? Bởi vì toàn bộ đời sống của chúng ta là một hồng ân, một món quà tặng / Chúa muốn đời sống của chúng ta như một lời tạ ơn không ngừng / Tạ ơn nói lên một sự mãn nguyện về những gì chúng ta đã lãnh nhận và thấy rõ rằng: đời sống của chúng ta luôn được bao bọc bởi tình yêu / nên chúng ta cũng muốn làm mọi sự để đáp lại tình yêu đó.

26/Người Samari quay trở lại để làm gì? Anh quay lại để tôn vinh Thiên Chúa vì Ngài đã chữa lành bệnh cho anh qua Đức Giêsu / Chúng ta cũng đã nhận biết bao nhiêu ơn Chúa từ tay những người thân quen hay xa lạ / vì thế chúng ta cần phải cảm ơn Chúa, cảm ơn cuộc đời, cảm ơn mọi người / “Đời tôi là một món quà tặng của Chúa / tôi sẽ dùng nó để làm quà tặng cho mọi người”.

27/Tại sao người biết cảm ơn lại là người xứng đáng? Người biết cảm ơn là người biết quý mến món quà tặng, và là người biết trân trọng kẻ đã làm ơn cho mình / Cho nên họ luôn xứng đáng lãnh nhận những ơn tiếp theo.

28/Những ơn nào chúng ta cần cảm ơn, những ơn nào không? Xem ra chúng ta thường chỉ cảm ơn những ơn vừa ý / còn những ơn xem ra trái ý như là những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống thì chúng ta lại không muốn đón nhận, nên chúng ta cũng chẳng cần cảm ơn / Những mảng tối trong đời chúng ta cũng là một ơn /chẳng những  chúng ta phải tạ ơn Chúa vì những ơn chúng ta thấy được / mà còn phải cảm ơn những ơn mà chúng ta không thấy được / và những ơn mà chúng ta lại không nhận là ơn.

29/Tại sao ta lại buồn phiền về những ơn Chúa không ban? Chúng ta cần biết rằng: chúng ta nhận được nhiều ơn hơn là mình tưởng nghĩ / Rất nhiều ơn chúng ta cứ cho đó là chuyện tự nhiên / lắm khi chúng ta đau khổ vì những ơn mà Chúa cương quyết không ban/ bởi vì Chúa thấy điều đó có hại cho chúng ta / hay bởi vì Chúa muốn ban cho chúng ta một ơn trọng đại hơn.

30/Luật Do Thái về bệnh phung hủi như thế nào? Theo luật Do Thái, bệnh phung hủi phải được tư tế kiểm chứng, và kẻ nào bị tuyên bố là ô uế thì sẽ bị gạt ra ngoài xã hội / muốn nói chuyện với ai phải đứng đàng xa / tên bệnh ấy vào thời xưa bao gồm nhiều chứng bệnh ngoài da / lâu lâu có người được khỏi bệnh / Họ cũng phải được tư tế kiểm chứng / sau đó mới được trở về sinh hoạt bình thường trong cộng đồng.

31/Tại sao chín người phung hủi không nghĩ đến bổn phận phải cảm tạ Thiên Chúa? Chắc hẳn họ hấp tấp muốn xác nhận khỏi bệnh thật sự để sớm được trở về trong xã hội / Họ quan tâm trước nhất đến việc đó / họ chỉ biết nghe theo tư lợi và quên hẳn việc tạ ơn / Cũng có khi họ nghĩ rằng tạ ơn sau cũng được / nhưng họ có biết đâu là tạ ơn đôi khi đã quá muộn / Giữa 2 quyền lợi: một bên là quyền lợi về mặt xã hội / và một bên là tâm tình tạ ơn ngay tức khắc / họ đã chọn ưu tiên cho quyền lợi của họ.

32/Chúa Giêsu đã giải thích rõ ràng phần này vào lúc nào? Chúa Giêsu lên án chủ nghĩa hình thức khi Ngài nói đến luật ngày hưu lễ / Chúa không coi rẻ lề luật / nhưng Chúa dạy rằng: người nào tuân thủ lề luật một cách nghiêm ngặt mà lại thiếu đức tin sống động thì nó chẳng có thể giữ được tình nghĩa của con người / Nếu vì viện cớ phải giữ lề luật Kitô giáo mà quên mất những đức tính tự nhiên cần có / cũng như không chịu nhớ đến những hành động cần thiết cho đời sống nội tâm / thì việc tuân thủ lề luật chặt chẽ như vậy là chưa đúng ,chưa đủ ../

33/Sau khi nhận ơn, chúng ta có bổn phận gì? Tạ ơn theo nghĩa của Kitô giáo là: tâm tình biết ơn, thán phục, tôn vinh, sùng kính, dâng lên Thiên Chúa / Trong Phúc Âm, hình ảnh của Chúa Giêsu là hiện thân cho tâm tình tạ ơn / Phúc Âm cho thấy con người thường có xu hướng tạ ơn một cách vụ lợi / trong khi đó thì Đức Giêsu luôn ở trong trạng thái thường xuyên tạ ơn Cha Ngài / Theo lời Thánh Phaolô dạy: thái độ tạ ơn của Đức Kitô phải là gương mẫu cho người Kitô hữu / vì nhiều lẽ: vì ân huệ đức tin / vì ơn cứu chuộc / vì đức ái tràn ngập tâm hồn / vì Thánh Thần ngự trong lòng chúng ta / Như vậy sống kết hợp với Đức Kitô là sống trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa.   **R

 

TÓM Ý

1/Đại ý bài Phúc Âm hôm nay là gì ? Trên đường lên Yerusalem, có 10 người phong cùi đón gặp Chúa Giêsu để xin ơn chữa lành / nhờ thực hiện điều Chúa yêu cầu nên cả 10 người đều được lành bệnh. Nhưng sau đó chỉ có 1 bệnh nhân người Samari quay lại để tạ ơn Chúa.

2/Bệnh phong cùi là bệnh như thế nào ? Là một loại bệnh ngứa, lở ngoài da. Theo luật Do Thái thì bệnh này là một loại bệnh gây ra tình trạng ô uế, dơ bẩn. Họ bị cộng đồng khinh khi, kinh tởm. Những người này bị cách ly, phải sống biệt lập bên ngoài trại, nơi đồng vắng. Xã hội quan niệm rằng : Đây là những người bị Thiên Chúa trừng phạt, bị chúc dữ.

3/Quan niệm của Chúa Giêsu về căn bệnh này như thế nào ? Chúa Giêsu đã vượt qua quan niệm khắc nghiệt của người Do Thái. Chúa chạnh lòng thương nên đã ra tay cứu giúp họ vì thấy họ rất đáng thương , vì họ có một lòng tin rất mạnh mẽ vào Thiên Chúa.

4/Tâm tình của 10 bệnh nhân phong như thế nào ? Họ đã thể hiện niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa vì tin nên họ muốn vượt qua hàng rào kỳ thị (không cho đến gần). Họ chỉ mong sao được Chúa thương chữa lành.

5/Chúa Giêsu đã làm gì khi nghe họ van xin ? Chúa chạnh lòng thương. Chúa muốn giải thoát họ về mặt tinh thần, để họ không còn bị xã hội xa lánh, khinh bỉ, nguyền rủa. Từ nay họ được lên đền thờ cầu nguyện, dâng lễ vật và được về sum họp với người thân. Đây chính là điều quý hóa và hạnh phúc nhất của họ.

6/Vì sao 10 người phong được lành sạch ? Vì tin Chúa nên họ mới van xin, Vì tin Chúa nên họ mới vâng lời để đi trình diện tư tế. Kết quả là nhờ có lòng tin mạnh mẽ vào Chúa nên họ đã được lành sạch.

7/Tại sao chỉ có một người quay lại ? Chỉ có 1 người Samari quay lại tạ ơn. Còn 9 người Do Thái thì không. Là vì 9 người Do Thái không nhận ra ơn lành do Thiên Chúa ban. Họ tự hào là dân riêng nhưng không hề biết tạ ơn. Người Samari thì quý trọng ơn vừa nhận nên anh ta quay lại tỏ lòng biết ơn.

8/Kết quả từ 2 loại người này khác nhau như thế nào ? Người Samari tỏ lòng biết ơn nên anh nhận được thêm ơn. Anh được sạch cả ngoài, sạch cả bên trong (nhận được ơn sạch tội ) Những người Do Thái thì khỏi bệnh phần xác nhưng bên trong lòng họ vẫn còn bệnh nên họ không có thể nhận được ơn cứu rỗi.

9/Câu chuyện về cái túi của 2 vị thiên thần/ Hai vị thiên thần được lệnh mỗi người mang một cái túi xuống trần gian để đựng những gì loài người dâng lên Thiên Chúa và mang về trời. Vị thiên thần thứ nhất để vào túi của mình thật đầy và trĩu nặng. Trong khi vị thiên thần thứ hai thì cái túi nhẹ tênh. Có người nêu thắc mắc thì hai vị thiên thần liền trả lời : Loài người dâng lời cầu xin thì rất nhiều, họ nhận rất nhiều ơn, nhưng túi của thiên thần thứ hai chuyên nhận những lời tạ ơn thì hiếm có người người biết cảm ơn Chúa. Họ được ơn rồi thì quên đi ngay.

10/Tại sao loài người không biết tạ ơn ? Con người nhận ơn thì nhiều nhưng hiếm khi nhận ra ơn lành Chúa ban và tạ ơn cho xứng đáng. Ta có được không khí thở, được có cơm ăn, nước uống, được mạnh khỏe, đẹp đẽ, lành lặn, thông minh, tâm hồn bình an. Nhưng mọi người lại cứ tưởng rằng: đây là chuyện đương nhiên, nên thường tỏ ra vô ơn với Chúa.

11/Chúng ta phải tạ ơn Chúa bằng cách nào ? Chúng ta tạ ơn bằng những lời ca tụng Chúa, luôn thực thi ý Chúa, luôn lắng nghe và làm hết sức mình cho vinh danh Chúa.*

12/Biết ơn là gì ? Là nhận ra lòng tốt của người khác. Nhận ra những điều quá cần thiết mà ai đó đã làm cho mình. Người biết ơn hiểu được sự quan tâm, yêu thương, chia sẻ của người khác. Biết ơn cũng chứng tỏ rằng: ta đã được giáo dục đầy đủ, để ta sống đúng tư cách của một người chịu ơn.

13/Nền giáo dục thời xưa dạy gì ? Dạy chúng ta lòng tôn sư trọng đạo , kính trên nhường dưới, lễ độ, hòa nhã, biết ơn. Luôn sống theo khuôn mẫu một chính nhân quân tử và nhất là không được vô ơn.

14/Con vật nào tượng trưng cho sự biết ơn? Con chó là biểu tượng của sự trung thành. Nếu nó có lỗi, bị chủ mắng, đánh. Nhưng khi gặp lại chủ, nó cũng luôn tỏ ra mừng rỡ, quý mến, biết ơn. Không bao giờ thù oán kẻ nuôi mình / cho dù bị thất lạc lâu  năm, nó vẫn nhớ, vẫn mừng.

15/Thế nào là con người vô ơn ? Con người thường cho chuyện vô ơn là bình thường. Nó sẵn sàng chửi rủa trời đất, phản bội lại quê hương, giết cha mắng mẹ, vô ơn với thầy cô, sẵn sàng dứt bỏ tình nghĩa vợ chồng. Bạn bè sẵn sàng giết hại nhau chỉ vì một chút lợi nhỏ. Con người thua xa loài cầm thú.

16/Do đâu con người biết tới tiếng cảm ơn ? Các nước tiên tiến thì dạy người dân tôn trọng và cư xử lịch sự với nhau. Cho nên họ luôn nói tiếng cảm ơn, các nước chậm tiến thì chỉ dạy điều vô tâm cho nên khi các em lớn lên, chẳng hề biết lịch sự hay cảm ơn là gì. Họ chỉ muốn đối xử với nhau bằng dao búa.

17/Hậu quả của sự vô ơn là gì ? Khi tình cảm bị chối bỏ thì tình liên đới cũng trở nên mong manh. Lúc đó niềm tin tôn giáo là chuyện thừa, kết cuộc xã hội sẽ rối loạn.

18/Cảm nghĩ của Chúa Giêsu như thế nào ? Chúa Giêsu đau xót trước sự vô ơn của con người. Chúa hỏi : Còn chín người kia đâu ? Sao họ không quay lại tạ ơn Thiên Chúa ?

19/Định nghĩa cụ thể của con người là gì ? Con người là động vật xã hội. Vì thế con người không thể sống đơn độc mà không cần đến người khác. Tiếng cảm ơn nói lên tình liên đới giữa người với người. Không ai có thể sống mà không cần người khác giúp đỡ.

20/Ai đã từng là ân nhân của tôi ? Ông-bà, cha-mẹ, người thân, bà con thân thích, bạn bè trang lứa , cho dù là những người không cùng quan điểm. Ai cũng có công đóng góp cho sự trưởng thành của tôi. Cuộc đời tôi là một chuỗi lĩnh nhận. Bất cứ thứ gì tôi cũng có thể  lãnh nhận từ người khác. Đây là một đòi hỏi bức thiết, đừng để ai đó rủa sả mình bằng tiếng : “Đồ vô ơn”. Lòng biết ơn sẽ đưa ta đến với Chúa, mà đã là con Chúa thì ta phải biết cảm ơn Ngài .

21/Tâm tình của người Samari như thế nào? Anh đã tin Chúa, nhờ tin nên anh đã nhận ơn, nhận được ơn giúp anh biết ơn và quay lại gặp Thiên Chúa. Kẻ vô ơn thì không muốn gặp Thiên Chúa. Họ chỉ muốn loại trừ Ngài, một khi họ đã chối bỏ Thiên Chúa thì họ cũng sẽ sẵn sàng chối bỏ anh em cách dễ dàng.

22/Lý do gì 9 người kia không quay trở lại ? Khi biết được mình khỏi bệnh, lòng họ tràn ngập niềm vui. Việc trước tiên họ nhớ đến là gia đình, cha mẹ, anh em thân thuộc. Cho nên họ quên Chúa, vì bao lâu nay xa cách gia đình nên họ thương nhớ, họ đã không chọn Chúa. Họ quên mất những đớn đau nhục nhã đã qua. Họ đã quên mất Đấng vừa thi ân giáng phúc cho họ. Việc này biến họ thành kẻ vô ơn.

23/Chín người kia được gì, mất gì ? Họ lành bệnh nên quên mất Đấng vừa ban ơn cho họ. Họ chỉ nhớ đến món quà mà không hề nhớ đến người tặng quà. Họ nhờ có lòng tin nên được khỏi bệnh, nhưng lại thiếu lòng biết ơn. Lòng biết ơn sẽ đưa họ đến gặp Thiên Chúa. Nhờ đó Thiên Chúa sẽ ban cho họ ơn sạch trong lòng. Đó là ơn cứu độ bởi vì họ đã gặp chính Đấng Cứu Độ. **R

 

Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus

 

BÀI ĐỌC THÊM:

BỆNH PHONG CÙI

 

Vì sao mắc bệnh phong ?

Bệnh phong (cùi, hủi) không phải là bệnh di truyền mà là một bệnh nhiễm khuẩn, gây ra bởi một loại trực khuẩn có tên khoa học là Mycobacterium leprae (còn được gọi là trực khuẩn Hansen). Bệnh phong lây qua đường da hoặc hô hấp. Tuy nhiên, mắc bệnh hay không thì còn tùy thuộc vào đáp ứng của cơ thể mỗi người đối với vi khuẩn M. leprae.

Bệnh chủ yếu tác động vào da, các dây thần kinh ngoại biên. Dấu hiệu để nhận biết bệnh phong trên da là có một hoặc nhiều thương tổn da bạc màu hoặc hơi đỏ và bị mất cảm giác sờ mó, đau đớn hoặc nóng lạnh tại chỗ. Tổn hại dây thần kinh ngoại biên được biểu hiện qua mất cảm giác và yếu, liệt các cơ ở bàn tay, bàn chân hoặc ở mặt.

 

Điều trị bệnh phong ra sao?

Bệnh phong được điều trị bằng cách phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh, có hiệu quả rất cao. Sau một liều thuốc đầu tiên, bệnh nhân đã giảm khả năng lây cho người xung quanh. Thời gian điều trị kéo dài từ 6 – 12 tháng. Tất cả bệnh nhân phong sau khi được chẩn đoán đều được khám, trị liệu và chăm sóc phục hồi chức năng hoàn toàn miễn phí.

 

Nếu không điều trị, bệnh phong tiến triển ra sao?

Bệnh phong không gây chết người nhưng có thể gây tàn tật, có 2 loại như sau: Tàn tật do vi khuẩn phong trực tiếp xâm nhập vào dây thần kinh gây ra, hậu quả là mất hay giảm cảm giác, liệt cơ, teo cơ, co ngón, bàn chân rũ, mắt thỏ, tiêu xương, giảm tiết mồ hôi; tàn tật do bệnh nhân không được giáo dục y tế, không biết chăm sóc bàn tay bàn chân mất cảm giác, không biết chăm sóc vết thương ngoài da dẫn đến viêm xương, cụt ,rụt tay chân.

Hỏi: Khi xem hình ảnh trên mạng tôi thấy các đoàn tham quan, bác sĩ đến thăm những làng của người phong cùi và thấy họ bắt tay trực tiếp, hỏi thăm người bị bệnh phong, như vậy không sợi bị lây sao ?

Xin hỏi : như vậy khi đi ngoài đường hay đến nơi công cộng, vô tình chạm phải những người bị bệnh cùi có sao không?

Đáp :Vật chủ trung gian, tức là loại vi khuẩn, virus hay ký sinh vật phải sống trong cơ thể một con vật khác rồi mới truyền qua người. Ví dụ: sốt xuất huyết có vật chủ trung gian là muỗi, ký sinh trùng sốt rét cũng có vật chủ trung gian là muỗi. Các loại sán có vật chủ trung gian là cá (khi bạn ăn gỏi cá thì sán vào người). Không có vật chủ trung gian thì lây nhiễm trực tiếp từ người theo đường hô hấp, đường phân, đường máu, dịch sinh dục.

Bệnh phong do một loại trực khuẩn có tên mycobacterium lepra gây ra và bệnh này hầu như chỉ có ở loài người. Người ta cũng gọi là bệnh Hansen vì vi khuẩn gây bệnh được bác sĩ người Na Uy Gerhart Henrick Armauer Hansen tìm ra vào năm 1873 qua kính hiển vi. Trong cơ thể chúng ta vi khuẩn phong chỉ sống được trong tế bào mà thôi, không thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm được.

Thường thường vi khuẩn từ niêm mạc mũi, dịch tiết ở mũi của người bệnh chưa được điều trị , là nguy cơ cho người lành khi hít phải. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua vết trầy đứt trên da. Nói chung phải có sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài mới có khả năng lây bệnh.

Bạn nhìn thấy người tới thăm bắt tay nhưng tay không trầy xước, những nữ tu, thầy thuốc, nhân viên y tế chăm sóc người phong suốt đời mà chẳng bao giờ lây bệnh. Như tôi nói vi khuẩn Hansen chỉ sống trong lòng tế bào của cơ thể người bệnh, nó lại sinh sản rất chậm nên có người từ khi tiếp xúc đến khi mắc bệnh phải mất hàng chục năm.

Tuy nhiên nhờ hệ thống miễn dịch của cơ thể nên có khi chồng bị bệnh, vợ sống với ông chồng 30-40 năm cũng không mắc bệnh. Nhờ hệ thống miễn dịch hoạt động tốt nên tính chung trong cộng đồng chỉ có khoảng 5% số người có ái lực với vi khuẩn này và mắc bệnh mà thôi

Vi khuẩn vào cơ thể, sinh sản chậm nhưng gây nên những tổn thương trên da (những vết màu trắng ở chân, có khi chỉ tròn như đồng xu, mất cảm giác đến nỗi châm kim không đau, hơ lửa không nóng), những cục sùi trên mặt, có thể mũi đỏ. Chúng ăn dần vào thần kinh làm tay co rút, sau cùng là những tổn thương rụng khớp ngón chân, ngón tay.

Vì đặc thù của bệnh như vậy nên bạn lỡ chạm tay vào họ, ngồi ăn chung một lần cũng ít khi lây. Tuy nhiên tôi thấy biện pháp đi đâu về, trước khi ăn rửa tay sạch thì không chỉ phòng tránh bệnh phong mà còn tránh được rất nhiều bệnh khác nữa đấy.

Hỏi: Bệnh phong cùi có lây không? Và lây bằng cách nào? Có qua đường tình dục không? Bệnh viêm não Nhật bản B trẻ em phải tiêm ngừa ở đâu? Giá mỗi lần tiêm bao nhiêu?

Trả lời: Bệnh phong cùi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Hansen có trong các thương tổn ngoài da hay trong nước mũi. Tuy vậy, bệnh này lây lan khó hơn bệnh lao, còn tùy sức đề kháng từng người. Phải tiếp xúc người bệnh vài lần mới bị lây chứ không phải mới nắm tay là mắc bệnh ngay. Bệnh này lây còn tùy theo thể: HL lây nhiều qua đường hô hấp, còn HT ít lây hơn. Lây lan qua đường tình dục chưa được ghi nhận vì sự hiểu biết về lan truyền bệnh này còn khiêm tốn, mặc dù căn bệnh biết từ hàng ngàn năm trước. Bệnh viêm não Nhật bản B tiêm ở Trạm vệ sinh phòng dịch của tỉnh, chỉ nên tiêm thuốc ngừa khi có dịch trong tỉnh. Tiêm ngừa bệnh viêm màng não do não mô cầu thì hợp lý hơn vì bệnh sau này thường gặp hơn.

 

Những kiến thức cần biết về bệnh phong cùi

Bệnh phong không phải là bệnh di truyền. Bệnh phong (người miền Nam hay gọi là bệnh cùi, miền Bắc gọi là bệnh hủi), là bệnh nhiễm khuẩn mạn tính gây bệnh ở da và thần kinh ngoại biên, có thể để lại di chứng tàn tật nặng nề cho người mắc bệnh.

Do có nguyên nhân là vi khuẩn, nên bệnh phong là bệnh lây truyền, chứ không di truyền từ đời này sang đời khác như nhiều người lầm tưởng. Có 3 yếu tố tham gia vào quá trình lây lan bệnh phong và làm cho bệnh phong lây ít và rất khó lây là vi khuẩn Hansen gây bệnh, đường lây, và sức đề kháng của mỗi người.

Vi khuẩn Hansen :   là vi khuẩn ký chỉ sống được trong tế bào da và thần kinh ở người, ra ngoài cơ thể nó chỉ sống được không quá 48 giờ. Chỉ có người mắc bệnh phong nặng, mà chưa được điều trị thì vi khuẩn còn sống mới có thể lây bệnh sang cho người lành. Nhưng chỉ 5 ngày sau khi bệnh nhân phong được điều trị thì vi khuẩn sẽ yếu đi và không còn khả năng lây lan bệnh cho cộng đồng nữa.

Mặt khác, bệnh phong chủ yếu lây lan qua đường hô hấp và qua các vết thương trầy xước trên da. Người bệnh phong nặng, khi chưa uống thuốc điều trị, sẽ phóng ra bầu không khí những hạt sương nước mũi li ti chứa nhiều vi khuẩn bệnh phong, nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ (ít hơn 30%) còn khỏe mạnh và có khả năng gây bệnh cho người bị nhiễm mới. Nếu đã uống thuốc, những hạt sương nước mũi đó càng chứa ít vi khuẩn còn sống (dưới 5%) và bị yếu đi nhiều nên khả năng gây bệnh càng khó khăn.

Bệnh phong khó lây vì còn tùy thuộc vào sức đề kháng tự nhiên của mỗi người khác nhau. Khoảng 90% dân số trên thế giới có sức đề kháng tự nhiên chống lại bệnh phong, không mắc bệnh cho dù họ có tự tiêm truyền vi khuẩn còn sống vào cơ thể. Theo một số tài liệu nghiên cứu khoa học khác, tỷ lệ lây lan bệnh giữa những cặp vợ chồng với nhau chỉ từ 3 đến 6%, nghĩa là phải tiếp xúc rất mật thiết và lâu dài với người bệnh chưa điều trị thì mới có nguy cơ mắc bệnh phong…

Như vậy, bệnh phong không đáng lo ngại như nhiều người từng quan niệm. Sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia của gia đình và cộng đồng xã hội… sẽ là động lực giúp bệnh nhân phong vượt qua mặc cảm để sống chan hòa với những người xung quanh.

 

Vaccine và cách chữa trị bệnh phong cùi

Trước tiên cần khẳng định một điều là bệnh Phong có thể chữa khỏi hoàn toàn và điều trị miễn phí.Thêm vào đó khả năng lây lan là rất ít…

Nói vắn tắt đây là một bệnh truyền nhiễm lây lan chủ yếu qua đường nước bọt và da niêm mạc bị trầy xước tiếp xúc với nguồn bệnh. Bệnh do vi khuẩn M.Leprae gây ra. Bệnh gặp phải ở cả hai giới và mọi lứa tuổi. Tuy nhiên khả năng lây lan là rất hiếm (theo một thống kê không chính thức thì cho tới nay chưa có nhân viên y tế nào bị lây bệnh từ người bệnh).
Bệnh gây tổn thương thần kinh ngoại vi dẫn đến tổn thương da, niêm mạc, làm cho người bệnh mất cảm giác như đau đớn, nóng, lạnh….Điều này cực kì nguy hiểm vì người bệnh sẽ không còn khả năng tự bảo vệ mình và dẫn đến các tổn thương dù nhỏ cũng có thể gây lở loét, nhiễm trùng mà bệnh nhân vẫn không hề hay biết (Hãy tưởng tượng như bạn đang ngồi để mặc cho một con hổ ăn dần chân mình mà vẫn không hề biết hay đau đớn gì). Chính điều này dẫn đến hiện tượng các bệnh nhân phong thường “mất” đi các bộ phận của cơ thể của mình.

Tuy hiện nay vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng ngừa sự nhiễm bệnh nhưng bệnh đã có phương pháp điều trị rất hiệu quả.

Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn trong 6 đến 12 tháng tùy theo mức độ bệnh và điều trị bệnh phong là hoàn toàn miễn phí, từ chi phí khám đến thuốc men, kể cả bạn phải nhập viện thì cũng không hề tính viện phí (Tại BV Da Liễu Tp.HCM hiện nay còn cấp tiền cho bệnh nhân khỏi bệnh xuất viện trở về nhà).Tuy vậy điều rất quan trọng để chữa bệnh phong là phát hiện sớm bệnh để điều trị.

Dưới đây là một số dấu hiệu rất đặc trưng của bệnh phong mà bạn có thể tự phát hiện hoặc khám cho người xung quanh để đến cơ sở y tế như trạm y tế phường xã, trung tâm y tế quận huyện để điều trị kịp thời:

– Trên cơ thể (ở vị trí bất kì) xuất hiện một vùng da khác màu. Vùng da này sẽ giảm hoặc mất cảm giác (bạn hãy thử kiểm tra bằng cách dùng kim châm nhẹ lên vùng da nghi ngờ và một vùng da bình thường để kiểm chứng cảm giác).

– Đặc điểm để nhận biết là một vùng da khác màu, không đau, không ngứa, bằng phẳng hoặc nhô cao, có thể nhạt màu hoặc hơi đỏ hay màu đồng.

– Những dấu hiệu khác như những nốt cùng màu da hoặc hơi đỏ, hoặc mảng da dày, bóng mọng, lan tỏa mà không kèm mất cảm giác.

Tại Việt Nam chúng ta hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh chỉ là 0.1/10.000 tức là chỉ có một người mắc bệnh trong 100 ngàn người (theo số liệu thống kê năm 2005).

Bệnh thường thấy ở các tỉnh Tây Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Gia Lai, Kon Tum và Khánh Hòa.

Hi vọng các thông tin ngắn gọn trên đã giúp được bạn thay đổi thái độ về căn bệnh chỉ còn là “chuyện nhỏ” này. Hãy có thái độ tốt hơn với các bệnh nhân phong của chúng ta! Bệnh phong không hề đáng sợ như bạn tưởng!   **R

Sưu tầm 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1582
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  11
 Hôm nay:  2865
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11429130
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top